Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 108 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.5.Các yếu tố khác

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng

4.3.5.Các yếu tố khác

Chất lượng n ông sản

Một số loại nông sản mặc dù cho năng suất khá cao, song chất lượng chưa đáp ứng, khó chế biến nên giá thấp, khó tiêu thụ trên thị trường (các giống lúa lai và lúa chất lượng cao cho năng suất khá cao 6-8 tấn/ ha nhưng chất lượng gạo dẻo, thơm nên không dùng để làm hàng được). Điều này ảnh hưởng tới quyết định của người dân có nên tiếp tục sản xuất giống đó nữa không.

Giá cả các yếu tố đầu vào

Giá cả các yếu tố đầu vào như: các loại phân bón, giống, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi, … thường không ổn định và hay tăng giá (có khi tăng gấp 2-3 lần so với vụ trước) nên khả năng đầu tư sản xuất của người dân thấp, chưa phát huy được tiềm năng năn suất.

Thị trường nông sản

Nhiều loại nông sản rất khó tìm thị trường đầu ra cùng với biến động của giá cả thị trường đối với nông sản đã gây ảnh hưởng tới sản xuất. Ví dụ như thị trường đầu ra của mô hình hoa lily rất khó nên việc xây dựng mô hình trồng hoa lily và mở rộng ra đại trà là rất khó.

Sự phát triển của các ngành khác ngoài nông nghiệp

Các ngành ngoài nông nghiệp phát triển đã thu hút một lực lượng lớn lao động từ nông nghiệp chuyển sang với thu nhập cao hơn nên người dân ít quan tâm, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, vì vậy việc tiếp thu TBKT, mở rộng diện tích sản xuất bị hạn chế.

Điều kiện tự nhiên

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định giống mới vào sản xuất của hộ thì yếu tố sâu bệnh hại là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất, các yếu tố còn lại như chất lượng giống mới, chất lượng nguồn nước và chất lượng đất có mức độ ảnh hưởng thấp hơn.

Do đối tượng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật nên chúng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết, khí hậu. Thời tiết không thuận lợi (ảnh hưởng của bão, dông, mưa nhiều, …) sẽ gây ra những thiệt hại cho ngành nông nghiệp và đặc biệt gây khó khăn cho các hoạt động khuyến nông.

Điều kiện xã hội

Mỗi một xã có những phong tục tập quán khác nhau, nên thói quen sản xuất của họ cũng có sự khác biệt. Nếu đưa những TBKT, cây trồng, vật nuôi mới không phù hợp với phong tục của địa phương thì có thể họ sẽ không chịu tiếp thu, không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Sự kết hợp của các tổ chức trong công tác khuyến nông

Thực hiện liên kết các tổ chức trong khuyến nông rất quan trọng, có liên kết thì hoạt động khuyến nông mới đem lại hiệu quả. Trạm khuyến nông luôn thực hiện liên kết với Trạm bảo vệ thực vật, công ty giống, Trạm thú y, … về thực hiện công tác cung cấp giống cây trồng, vật nuôi mới cho nông dân, các loại thuốc thú y, thuốc BVTV. Kết hợp với đài phát thanh truyền hình huyện Ứng Hòa để phát thanh đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất hay áp dụng khoa học kỹ thuật mới để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, công tác liên kết này còn khá lỏng lẻo. Nhiều người dân đánh giá rằng khi các loại thuốc trừ sâu đến tay người nông dân thì diện tích cây trồng hoa mầu bị thiệt hại trên diện rộng. Phần lớn người nông dân tự mua thuốc tiêm phòng trừ sâu bệnh theo kinh nghiệm và mua ở các cửa hàng kinh doanh ngoài với giá cao hơn.

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Qua việc đánh giá và phân tích thực trạng của công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội đề tài nhận thấy công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hòa còn có một số hạn chế sau:

- Nguồn nhân lực hoạt động về công tác khuyến nông còn thiếu và yếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác khuyến nông chưa sâu rộng, chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với công việc. Các cán bộ khuyến nông ở trạm tuy còn trẻ nhưng lại chủ yếu là cán bộ hợp đồng nên tâm lý làm việc còn lay động, chưa tâm huyết với nghề, dẫn đến kết quả công việc chưa cao.

- Nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn hạn hẹp, nhất là nguồn kinh phí dành cho con người, lương của CBKN còn thấp, đặc biệt là cán bộ KNVCS phụ cấp quá thấp nên không thúc đẩy cán bộ làm việc nhiệt tình, tâm huyết, gắn bó với nghề, dễ dẫn đến tình trạng chán nản, bỏ nghề.

- Công tác tư vấn, dịch vụ vay vốn quỹ khuyến nông chưa phát huy được hết tiềm năng. Thủ tục vay vốn quỹ khuyến nông còn rườm rà, mất nhiều thời gian và chưa linh hoạt. Số lượng người dân tiếp cận với vay vốn chưa nhiều. Định mức giá tài sản thế chấp quá thấp chưa tương xứng với giá trị của tài sản thực tế.

- Việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp, nhà khoa học với nông dân chưa cao. Chưa gắn kết được doanh nghiệp với việc xây dựng mô hình trình diễn, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người nông dân.

- Chính sách về công tác khuyến nông của thành phố, của huyện chưa cụ thể. Mới chỉ tập chung vào các chương trình nông nghiệp trọng điểm, chưa có chính sách cụ thể nào cho hoạt động khuyến nông.

Qua một số mặt còn hạn chế của công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hòa đề tài xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục những hạn chế trên nhằm từng bước tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 108 - 110)