Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 110 - 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1.Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Đội ngũ CBKN là nhịp cầu nối thông tin hai chiều giữa các cấp chính quyền và người dân, họ trực tiếp làm việc cùng nông dân, hướng dẫn nông dân

áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Có thể khẳng định vai trò của các CBKN trong sản xuất của người nông dân là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Người làm công tác khuyến nông phải đáp ứng những đòi hỏi cao hơn của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác khuyến nông là cần phải được đào tạo không những về kỹ thuật sản xuất mà còn phải nắm vững những kiến thức về thị trường và cách tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản. Vì vậy, người CBKN cần phải có kiến thức về rất nhiều lĩnh vực, vững về trình độ nghiệp vụ và năng lực làm việc, có kỹ năng tốt, biết tuyên truyền và vận động quần chúng, phấn đấu là những người cán bộ “giỏi một nghề nhưng biết nhiều việc”. Tăng cường năng lực cho người làm công tác khuyến nông về kiến thức và kỹ năng là cần thiết để hoàn thành công việc được giao nhằm nâng cao năng lực, trình độ thì CBKN huyện Ứng Hòa cần:

- Đội ngũ CBKN của trạm cần sớm được vào biên chế để yên tâm công tác, ngoài ra cần được nâng cao hơn nữa về năng lực chuyên môn. Đặc biệt là nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng đồng và phương pháp khuyến nông. Cần tuyển thêm biên chế chuyên ngành thủy sản vì cán bộ chuyên ngành này chưa có nên chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tiềm năng phát triển ngành thủy sản trên địa bàn huyện.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa CBKN của trạm và cán bộ KNVCS.

- Có sự kết hợp giữa CBKN trẻ và CBKN đã công tác lâu năm. Đội ngũ CBKN ở độ tuổi cao cần được thay thế cho phù hợp với đòi hỏi ngày càng cao của công tác khuyến nông. Đồng thời thay thế vào vị trí đó là cán bộ trẻ phù hợp với điều kiện và đặc điểm công tác.

- CBKN cần được nâng cao các kỹ năng khuyến nông, tránh tình trạng giảng dạy thông tin một chiều tới người dân. Cần phải thực hiện công tác giảng dạy có sự tham gia.

- Ban lãnh đạo trạm cần quan tâm hơn nữa tới việc bổ sung lực lượng, đào tạo đội ngũ CBKN, KNVCS. Bên cạnh đó, cần phải có những chính sách khuyến khích kịp thời để động viên họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 110 - 112)