Thực trạng về công tác thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 76 - 82)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng về công tác khuyến nông tại huyện Ứng Hòa

4.2.2. Thực trạng về công tác thông tin tuyên truyền

a. Kết quả công tác thông tin tuyên truyền trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016-2018

Thông tin tuyên truyền là một trong những biện pháp hữu hiệu để đưa ra những thông tin sản xuất mới đến hộ nông dân. Hình thức phát trên đài phát thanh xã thường được các CBKN áp dụng phổ biến. Công tác thông tin, tuyên truyền từ huyện đến cơ sở đã luôn được chú trọng. Trong năm 2016-2018 có nhiều chương trình khuyến nông cấp huyện được phát thanh trên chương trình chuyền hình của thành phố, đài truyền thanh của huyện, báo Kinh tế đô thị, báo Hà Nội mới, báo Nông nghiệp Việt Nam. Trong đó tập trung vào việc giới thiệu các mô hình sản xuất điển hình tiên tiến, đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra đã biên soạn, in ấn và phối hợp với các ngành, các công ty để có được hàng chục ngàn bản tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tờ rơi, tờ bướm phát cho nông dân để áp dụng trong sản xuất. Việc in các tờ rơi, tờ bướm có nội dung cổ động để tuyên truyền cho hộ nông dân tuy mang lại kết quả cao nhưng chưa được các CBKN áp dụng nhiều do thiếu kinh phí.

Việc thông tin tuyên truyền được Trạm khuyến nông huyện phối hợp với các tổ chức được áp dụng liên tục trong 3 năm 2016-2018 với số lượng và chất lượng ngày càng cao, hình thức phong phú đa dạng. Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm khuyến nông huyện Ứng Hòa được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả công tác thông tin tuyên truyền giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện Ứng Hòa

TT Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ 1 Tổng số buổi hội nghị, hội thảo về tuyên truyền tiến bộ KHKT hội nghị 10 14 15 140,00 107,14 122,47 - Lĩnh vực trồng trọt HN 7 9 10 128,57 111,11 119,52 - Lĩnh vực chăn nuôi HN 1 2 2 200,00 100,00 141,42 - Lĩnh vực thủy sản HN 1 1 2 100,00 200,00 141,42 - Lĩnh vực cơ giới hóa HN 1 2 1 200,00 50,00 100,00 2 Tổng số lượt người tham dự 950 1.370 1.430 144,21 104,38 122,69 - Cán bộ khuyến nông cơ sở lượt người 200 350 360 175,00 102,86 134,16 - Nông dân, chủ trang

trại, HTXNN

lượt

người 750 1.020 1.070 136,00 104,90 119,44 3 Nông lịch thời vụ quyển 240 255 280 106,25 109,8 108,01 4

Số tin bài tuyên truyền được phát trên đài truyền thanh huyện Ứng Hòa

tin

bài 74 80 82 108,11 102,50 105,27

5

Số tin bài viết trên tập san của Khuyến nông Hà Nội

tin

bài 3 4 3 133,33 75,00 100,00 Nguồn: Trạm khuyến nông Ứng Hòa (2018) Tổng số buổi hội nghị, hội thảo về tuyên truyền tiến bộ KHKT trong năm 2016 trạm đã tổ chức được 10 hội nghị, trong đó số buổi hội nghị, hội thảo tuyên truyền về lĩnh vực trồng trọt là 07 hội nghị, chiếm 70% tổng số hội nghị trong năm; số buổi hội nghị tuyên truyền về lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và cơ giới hóa đều chỉ tổ chức được 01 hội nghị và đều chiếm 10% tổng số hội nghị trong năm. Năm 2017 trạm tổ chức được 14 hội nghị, tăng 40% so với năm 2016, trong đó số buổi hội nghị tuyên truyền về lĩnh vực trồng trọt là 09 hội nghị, chiếm 64,29%

tổng số hội nghị trong năm và tăng 28,57% so với năm 2016; số buổi hội nghị tuyên truyền về lĩnh vực chăn nuôi và cơ giới hóa đều là 02 hội nghị và cùng chiếm 14,29% tổng số hội nghị trong năm và đều tăng gấp đôi so với năm 2016; riêng số buổi hội nghị tuyên truyền về lĩnh vực thủy sản chỉ tổ chức được 01 hội nghị, chỉ chiếm 7,14% tổng số hội nghị trong năm và không tăng so với năm 2016. Năm 2018 trạm đã tổ chức được 15 hội nghị, tăng 7,14% so với năm 2017, trong đó số buổi hội nghị về lĩnh vực trồng trọt là 10 hội nghị, chiếm 66,67% tổng số hội nghị trong năm và tăng 11,11% so với năm 2017; số buổi hội nghị trong lĩnh vực chăn nuôi là 02 hội nghị, chiếm 13,33% tổng số hội nghị trong năm, nhưng lại không tăng so với năm 2017; số buổi hội nghị trong lĩnh vực thủy sản cũng tổ chức được 02 hội nghị, cũng chiếm 13,33% tổng số hội nghị trong năm nhưng lại tăng gấp đôi so với năm 2017; riêng về lĩnh vực cơ giới hóa chỉ tổ chức được 01 hội nghị, chiếm tỷ lệ 6,67% tổng số hội nghị trong năm, nhưng lại giảm 01 hội nghị so với năm 2017.

Như vậy trong 3 năm, Trạm đã tổ chức được 39 buổi hội nghị, hội thảo về tuyên truyền tiến bộ KHKT trên địa bàn huyện, số buổi hội nghị, hội thảo tăng đều trong mỗi năm, trung bình tăng 22,47%/ năm. Trong đó số buổi hội nghị, hội thảo về lĩnh vực trồng trọt là 26 hội nghị, chiếm 66,67% tổng số buổi hội nghị trong 3 năm, trung bình mỗi năm tăng 19,52%; số buổi hội nghị về lĩnh vực chăn nuôi là 05 hội nghị, chiếm 12,82% tổng số buổi hội nghị trong 3 năm, trung bình mỗi năm tăng 41,42%; riêng về lĩnh vực thủy sản và cơ giới hóa thì trong 3 năm đều tổ chức được 04 buổi hội nghị và đều chiếm 10,26% tổng số buổi hội nghị trong 3 năm, trung bình mỗi năm về lĩnh vực thủy sản tăng 41,42% còn lĩnh vực cơ giới hóa không tăng đều qua các năm.

Về tổng số lượt người tham dự hội nghị năm 2016 là 950 lượt người, trong đó CBKN tham dự là 200 lượt người, nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã là 750 lượt người. Năm 2017 tổng số lượt người tham dự là 1.370 lượt người, tăng 44,21% so với năm 2016, trong đó CBKN tham dự là 350 lượt người, chiếm 25,55% tổng số lượt người tham dự trong năm và tăng 75% so với năm 2016; số lượt người tham dự của nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã là 1.020 lượt người, chiếm 74,45% tổng số lượt người tham dự trong năm và tăng 36,0% so với năm 2016. Năm 2018 tổng số lượt người tham dự là 1.430 lượt người, tăng 4,38% so với năm 2017, trong đó CBKN tham dự là 360 lượt người, chiếm 25,17% tổng số lượt người tham dự trong năm và tăng 2,86% so với năm 2017; số lượt người

tham dự của nông dân, chủ trang trại và hợp tác xã là 1.070 lượt người, chiếm 74,83% tổng số lượt người tham dự trong năm và tăng 4,9% so với năm 2017. Như vậy, trong 3 năm tổng số lượt người tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo về tuyên truyền tiến bộ KHKT trên địa bàn huyện là 3.750 lượt người và mỗi năm tăng bình quân là 22,69%/ năm. Trong đó tổng số CBKN tham dự là 910 lượt người, chiếm 24,27% tổng số lượt người tham dự trong 3 năm và mỗi năm tăng bình quân là 34,16%/ năm; tổng số lượt người tham dự của nông dân, chủ trang trại và hợp tác xã là 2.840 lượt người, chiếm 75,73% tổng số lượt người tham dự trong 3 năm, bình quân mỗi năm tăng là 19,44%/ năm.

Về nông lịch thời vụ năm 2016 tổng số quyển nông lịch trạm đã cấp trên địa bàn huyện là 240 quyển, năm 2017 là 255 quyển, tăng 6,25% so với năm 2016, năm 2018 là 280 quyển tăng 9,8% so với năm 2017. Trong 3 năm, tổng số nông lịch trạm đã cấp là 775 quyển và bình quân mỗi năm tăng 8,01%/ năm.

Về số tin bài tuyên truyền được phát trên đài truyền thanh huyện thì năm 2016 là 74 tin bài, năm 2017 là 80 tin bài tăng 8,11% so với năm 2016, năm 2018 là 82 tin bài tăng 2,5% so với năm 2017. Như vậy, trong 3 năm trạm đã gửi 236 tin bài tuyên truyền để phát trên đài truyền thanh của huyện, bình quân mỗi năm số tin bài tăng 5,27%/ năm.

Về số tin bài viết trên tập san của khuyến nông Hà Nội, năm 2016 là 3 tin bài, năm 2017 là 4 tin bài, tăng 33,33% so với năm 2016. Năm 2018 số tin bài là 3 tin, chiếm 75% số tin bài trong năm 2017. Trong 3 năm, trạm mới viết được 10 tin bài trên tập san của khuyến nông Hà Nội, số tin bài không tăng qua các năm.

b. Đánh giá về hoạt động thông tin tuyên truyền trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016-2018

* Hoạt động tham quan hội thảo

Tham quan, hội thảo là vấn đề không thể thiếu sau khi thực hiện mô hình khuyến nông. Sau mỗi vụ sản xuất, Trạm khuyến nông huyện kiểm tra, đánh giá các mô hình thực hiện trên địa bàn để so sánh chọn tạo giống để vụ sau đưa vào sản xuất đại trà. Đối với người nông dân việc tham quan mô hình trình diễn để “mắt thấy, tai nghe” những hiệu quả mà mô hình đem lại là vô cùng quan trọng để họ mạnh dạn đưa những TBKT vào sản xuất trong vụ tới và tuyên truyền những người xung quanh cùng làm. Kết quả điều tra hộ nông dân tham gia tham quan, hội thảo được thể hiện ở bảng 4.7.

Trong 90 hộ được điều tra thì chỉ có 59 hộ chiếm 65,56% là tham gia hoạt động tham quan hội thảo. Qua điều tra thì chủ yếu người dân tham gia hoạt động hội thảo về lĩnh vực trồng trọt là chủ yếu, hội thảo về chăn nuôi, thủy sản ít được tổ chức và ít người tham gia. Xã Minh Đức có số người tham gia hội thảo 24 người (chiếm 80%), ở xã Hòa Lâm có 16 người tham gia hội thảo chiếm 53,33%, xã Phù Lưu có 19 người tham gia hội thảo, chiếm 63,33%. Hội thảo mô hình trồng trọt là chủ yếu trong đó xã Minh Đức có 20 người tham gia chiếm 83,33% nhiều hơn xã Hòa Lâm chỉ có 13 người chiếm 81,25%, xã Phù Lưu có 15 người tham gia chiếm 78,95%. Hội thảo mô hình chăn nuôi xã Minh Đức chiếm 8,33%, Hòa Lâm không có người tham gia, xã Phù Lưu có 3 người tham gia, chiếm 15,79%. Hội thảo mô hình thủy sản Minh Đức có 02 người tham gia chiếm 8,34%, ở xã Hòa Lâm có 03 người tham gia chiếm 18,75%, xã Phù Lưu có 01 người chiếm 5,26%.

Bảng 4.7. Kết quả điều tra hộ nông dân về hoạt động tham quan hội thảo

Chỉ tiêu

Minh Đức Hòa Lâm Phù Lưu

Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) Số lượng (hộ) cấu (%) 1. Số hộ điều tra 30 100,00 30 100,00 30 100,00 2. Số hộ tham gia tham quan,

hội thảo

24 80,00 16 53,33 19 63,33 3. Nội dung tham quan, hội

thảo Trồng trọt 20 83,33 13 81,25 15 78,95 Chăn nuôi 2 8,33 0 0 3 15,79 Thủy sản 2 8,34 3 18,75 1 5,26 4. Mức độ cần thiết phải

tham quan, hội thảo

Cần thiết 22 91,67 14 87,50 18 94,74 Bình thường 2 8,33 1 6,25 1 5,26

Không cần 0 0 1 6.25 0 0

5. Sự phù hợp của MH tham quan, hội thảo

Phù hợp 23 95,83 14 87,50 19 100,00 Không phù hợp 1 4,17 2 12,50 0 0 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Mức độ cần thiết phải hội thảo người dân xã Minh Đức cho rằng cần thiết chiếm 91,67%, ở Phù Lưu tỷ lệ này chiếm 94,74%, nhưng Hòa Lâm chỉ chiếm 87,50%. Người dân Hòa Lâm cho rằng không cần thiết phải hội thảo chỉ chiếm

6,25%, còn ở 2 xã Minh Đức và Phù Lưu người dân đều cho rằng việc tổ chức tham quan, hội thảo là cần thiết. Có 23 người dân (chiếm 95,83%) của xã Minh Đức cho rằng hội thảo phù hợp với điều kiện của hộ, còn không phù hợp là 4,17%, ở xã Hòa Lâm có 14 người dân cho là phù hợp, chỉ có 2 người (chiếm 12,50%) cho là không phù hợp, riêng ở xã Phù Lưu thì 100% số hộ dân cho là phù hợp với điều kiện của hộ.

Qua tìm hiểu tác giả biết được một số lý do khiến các hộ cho rằng hội thảo là không phù hợp vì:

+ Các cuộc tham quan hội thảo, nhất là các cuộc tham quan mô hình ngoài xã thường có thành phần là chủ nhiệm các HTX, hội trưởng hội Nông dân, các nông dân sản xuất giỏi. Do nguồn kinh phí của trạm có hạn nên chưa tổ chức rộng rãi, những nông dân muốn tham gia và áp dụng TBKT vào trong sản xuất gặp khó khăn.

+ Sự phổ biến kiến thức của những người chủ chốt tham gia tham quan còn hạn chế, không truyền tải được hết nội dung nên nông dân muốn áp dụng cũng khó.

+ Một số mô hình tham quan có quy trình kỹ thuật, điều kiện áp dụng tương đối phức tạp, nguồn vốn bỏ ra khá lớn mà nguồn vốn của nông hộ thường hạn hẹp.

+ Có một số mô hình không phù hợp với điều kiện tự nhiên của gia đình. + Sau khi tham gia tham quan hội thảo người dân hay bị quên hoặc chưa nắm được hết kiến thức trong các cuộc hội thảo, do thời gian của các cuộc tham quan và hội thảo ngắn.

c. Đánh giá chung về công tác thông tin tuyên truyền trên địa bàn huyện Ứng Hòa giai đoạn 2016-2018

- Ưu điểm: Trong giai đoạn 2016 – 2018, cán bộ Trạm khuyến nông Ứng Hòa đã rất tích cực viết các tin bài để gửi đài truyền thanh huyện. Các tin bài đã cũng cấp những kiến thức cho người nông dân trên địa bàn huyện để áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp. Trạm đã tổ chức được 39 cuộc hội thảo cho 3.750 lượt người tham dự, đã tư vấn để giải quyết các vấn đề khó khăn cho nông dân về các kỹ thuật sản xuất.

- Nhược điểm: Hoạt động thông tin tuyên truyền trên địa bàn huyện chưa thực sự được trạm và lãnh đạo địa phương quan tâm, chú trọng đúng mức. Các chương trình tuyên truyền chưa được tổ chức nhiều, chủ yếu thông tin tuyên truyền tới nông dân qua các CBKNCS và loa phát thanh của xã, thôn. Thường thì hoạt động thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh nhất vào đầu vụ, khi nông dân

bắt đầu sản xuất, CBKNCS và ban lãnh đạo xã, thôn, xóm sẽ thông báo về các giống cây trồng, vật nuôi mới và mời bà con tham gia các lớp tập huấn giới thiệu về cây trồng vật nuôi đó và vào giữa vụ khi cây trồng, vật nuôi đang trong giai đoạn phát triển phòng trừ sâu bệnh hại và dịch bệnh.

Vì vậy, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền trong thời gian tới, Trạm khuyến nông cần có kế hoạch tăng kinh phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông về phương pháp và nội dung các tin bài. Bên cạnh đó, Trạm khuyến nông cần tăng cường phối hợp hơn nữa với đài truyền thanh huyện và cơ sở để truyền tải những thông tin về thực tiễn sản xuất, giới thiệu mô hình mới đang thực hiện có tiềm năng cho kết quả tốt và những mô hình thực hiện có kết quả cao, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật mới, giới thiệu các điển hình kinh tế giỏi để các hộ nông dân tham khảo và áp dụng.

Trong thời gian tới để nâng cao chất lượng các cuộc tham quan hội thảo thì Trạm cần tổ chức nhiều hoạt động này hơn với nhiều hình thức phong phú cả về nội dung và hình thức, tổ chức thêm các cuộc tham quan hội thảo về thuỷ sản và chăn nuôi để đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trước khi tiến hành tham quan hội thảo trạm cần phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể có liên quan, địa phương nơi đến tham quan để tạo điều kiện cho người dân tham gia được đông hơn, phù hợp với điều kiện của người dân hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 76 - 82)