Giải pháp tăng cường kinh phí cho hoạt động khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 112)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.2.Giải pháp tăng cường kinh phí cho hoạt động khuyến nông

Hiệu quả hoạt động của CBKN bị hạn chế có một phần do yếu tố hạn hẹp về nguồn tài chính. Như đã phân tích ở trên, kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông trong những năm qua rất hạn hẹp. Vì vậy, trong những năm tới để tăng cường đầu tư kinh phí cho khuyến nông cần thực hiện những biện pháp sau:

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa khuyến nông nhằm huy động kinh phí từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước … Đặc biệt cần thực hiện kêu gọi nguồn vốn từ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện.

Phối hợp với các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ tạo việc làm … nhằm tăng thêm nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cho các hộ nông dân để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất.

Để các hoạt động của CBKN thực sự mang kết quả thì những dự án khuyến nông cần thực hiện có sự đóng góp của người dân vì người nông dân chỉ thực sự quan tâm đến những dự án đó khi mà nó tác động đến số tiền mà họ đã bỏ ra. Với những mức yêu cầu đóng góp kinh phí trạm cần thực hiện minh bạch và rõ rang để tránh những hiểu lầm không cần thiết. Cần phổ biến cho người dân rõ rang về mức đóng góp và hình thức đóng góp và để người nông dân là người trực tiếp tham gia quản lý nguồn kinh phí này.

Việc đầu tư kinh phí và xây dựng mô hình trình diễn không nên dàn trải mà nên lựa chọn các mô hình thực sự có hiệu quả so với điều kiện thực tế ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 112)