Công tác xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 82 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng về công tác khuyến nông tại huyện Ứng Hòa

4.2.3. Công tác xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình khuyến nông

Xây dựng mô hình trình diễn là một hoạt động của khuyến nông vì nó mang tính thuyết phục cao, là cách tốt nhất để chứng minh những TBKT mới tới bà con nông dân, tạo điều kiện bước đầu để đưa ra sản xuất đại trà. Các nhà nghiên cứu giúp đưa ra những TBKT mới, CBKN chịu trách nhiệm phổ biến các kiến thức đó thông qua việc thực hiện các mô hình trình diễn trên địa bàn. CBKN sẽ đánh giá điều kiện áp dụng những mô hình phù hợp cho từng địa phương sao cho hiệu quả nhất. Đặc biệt quan trọng là sự tham gia của những HTX nông nghiệp, nông dân giỏi tham gia sản xuất, các tổ chức đoàn thể cũng đóng một vai trò rất quan trọng vì họ sẽ là những người liên kết cùng CBKN thực hiện các mô hình đó. Đây là hoạt động được trạm khuyến nông huyện phân bổ nguồn kinh phí lớn, với đông đảo CBKN và quần chúng nhân dân tham gia. Trong đó, có những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, có những mô hình thì lỗ, có những mô hình không được nhân rộng. Kết quả công tác xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình khuyến nông trong 3 năm 2016-2018 được thể hiện quả bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả công tác xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng mô hình khuyến nông giai đoạn 2016-2018 trên địa bàn huyện Ứng Hòa

TT Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ (%/ năm) 1 Tổng số mô hình trình diễn 12 20 13 166,70 65,00 104,09 - Mô hình trồng trọt mô hình 7 10 6 142,80 60,00 92,56

- Mô hình chăn nuôi mô hình 2 1 1 50,00 100,00 70,71

- Mô hình thủy sản mô hình 1 1 1 100,00 100,00 100,00

- Mô hình cơ giới hóa mô hình 2 8 5 400,00 62,50 158,11

2 Kinh phí hỗ trợ mô hình từ nguồn ngân sách

TP Hà Nội 1.000 đ 1.150.000 2.075.000 1.165.000 180,40 56,14 100,64

3 Kinh phí hỗ trợ mô hình từ nguồn ngân sách

huyện Ứng Hòa 1.000 đ 125.000 165.000 128.000 132,00 77,57 101,19

4 Kinh phí hỗ trợ mô hình từ nguồn kinh phí

của các doanh nghiệp 1.000 đ 65.000 83.000 72.000 127,77 86,74 105,27

Nguồn: Trạm khuyến nông Ứng Hòa năm (2018)

Trong năm 2016, Trạm đã xây dựng được 12 mô hình trình diễn, trong đó có 7 mô hình trồng trọt, 2 mô hình chăn nuôi, 1 mô hình thủy sản và 2 mô hình về cơ giới hóa với tổng nguồn kinh phí là 1.340 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố Hà Nội là 1.150 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 85,82% trong tổng nguồn kinh phí dành cho công tác xây dựng mô hình trình diễn trong năm; nguồn kinh phí từ ngân sách huyện Ứng Hòa là 125 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,33% trong tổng nguồn kinh phí; còn lại 65 triệu đồng là nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 4,85% trong tổng nguồn kinh phí.

Năm 2017, số mô hình trình diễn trên địa bàn huyện tăng lên là 20 mô hình, tăng 66,67% so với năm 2016, trong đó có 10 mô hình trồng trọt tăng 42,86% so với năm 2016; 1 mô hình chăn nuôi, giảm 50% so với năm 2016; 1 mô hình thủy sản, không tăng so với năm 2016 và 8 mô hình cơ giới hóa, tăng 300% so với năm 2016. Tổng nguồn kinh phí để xây dựng các mô hình trình diễn trong năm 2017 là 2.323 triệu đồng tăng 73,36% so với năm 2016, trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố là 2.075 triệu đồng, tăng 80,43% so với năm 2016; nguồn kinh phí từ ngân sách huyện là 165 triệu đồng, tăng 32% so với năm 2016; nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp là 83 triệu đồng, tăng 27,69% so với năm 2016.

Trong năm 2018, tổng số mô hình trình diễn trên địa bàn huyện lại giảm xuống còn 13 mô hình và chỉ bằng 65% so với năm 2017, nguyên nhân là do một số mô hình triển khai muộn nên đã không chọn được điểm thực hiện mô hình và đã phải trả lại cho TTKN thành phố. Số mô hình trồng trọt được triển khai là 6 mô hình, chiếm tỷ lệ 46,15% tổng số mô hình trong năm và giảm so với năm 2017 là 60%, số mô hình chăn nuôi và thủy sản đều là 1 mô hình, cùng chiếm tỷ lệ 7,69% trên tổng số mô hình trong năm và cũng không tăng so với năm 2016, còn lại là mô hình cơ giới hóa với 5 mô hình, chiếm tỷ lệ 38,46% tổng số mô hình trong năm và giảm 37,5% so với năm 2017.

Nguồn kinh phí để thực hiện các mô hình trình diễn trong năm 2018 là 1.365 triệu đồng chỉ bằng 58,76% so với năm 2017. Trong đó, nguồn kinh phí từ ngân sách thành phố là 1.165 triệu đồng, chiếm 85,35% tổng nguồn kinh phí trong năm và bằng 56,14% so với năm 2017; nguồn kinh phí từ ngân sách huyện là 128 triệu đồng, chiếm 9,38% tổng nguồn kinh phí trong năm và bằng 77,57% so với năm 2017; nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp là 72 triệu đồng, chiếm 5,27% tổng nguồn kinh phí trong năm và bằng 86,75% so với năm 2017.

Như vậy trong 3 năm trạm khuyến nông Ứng Hòa đã tổ chức được 45 mô hình trình diễn trên địa bàn huyện với tổng nguồn kinh phí phục vụ cho công tác này là 5.028 triệu đồng. Kết quả của các mô hình đều đã khẳng định được hiệu quả kinh tế của cây trồng, vật nuôi là cao hơn so với các giống của địa phương, khả năng kháng bệnh của vật nuôi tốt, năng suất cây trồng đảm bảo, tỷ lệ sống cao trên 95% và phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Các mô hình cơ giới hóa được áp dụng vào trong sản xuất đã làm thay đổi tư duy cũng như phương thức sản xuất của người nông dân, áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất đã làm giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và người làm dịch vụ.

* Đánh giá hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học công nghệ.

Qua nghiên cứu điều tra hộ nông dân ở 3 xã được chọn nghiên cứu là xã Hòa Lâm, Minh Đức và Phù Lưu với 90 hộ nông dân được chọn để điều tra về khả năng áp dụng mô hình điểm cho thấy:

- Tại xã Hòa Lâm, với 23 hộ trong tổng số 30 hộ điều tra có tham gia vào mô hình trình diễn, tỷ lệ là 76,67% tổng số hộ điều tra. Kết quả cho thấy có 14 hộ, chiếm tỷ lệ 60,87% cho đánh giá là mô hình điểm dễ áp dụng; có 6 hộ chiếm tỷ lệ 26,09% cho đánh giá là mức độ áp dụng mô hình điểm là bình thường, có 3 chiếm 13,04% đánh giá mức độ là khó áp dụng.

- Tại xã Minh Đức với 26 hộ tham gia mô hình trong tổng số 30 hộ điều tra thì có 15 hộ cho ý kiến là mô hình điểm dễ áp dụng, chiếm tỷ lệ 57,69% tổng số hộ điều tra. Có 07 hộ chiếm tỷ lệ 26,92% cho đánh giá là mức độ áp dụng bình thường, có 04 hộ là đánh giá mức độ là khó áp dụng, chiếm tỷ lệ 15,38%.

- Tại xã Phù Lưu, kết quả cho thấy trong 20 hộ tham gia mô hình có 14 hộ đánh giá mô hình dễ áp dụng, chiếm tỷ lệ 70%; có 04 hộ đánh giá ở mức độ áp dụng bình thường chiếm tỷ lệ 20%; chỉ có 02 hộ, chiếm tỷ lệ 10% là đánh giá mức độ là khó áp dụng.

Như vậy, với 69 hộ điều tra có tham gia vào mô hình điểm trong thời gian gần đây thì có 43 hộ cho đánh giá mức độ áp dụng của mô hình là dễ áp dụng, chiếm tỷ lệ 62,32%; có 17 hộ tham gia mô hình điểm cho đánh giá mức độ áp dụng của mô hình là bình thường, chiếm tỷ lệ 24,64%; có 09 hộ đánh giá mức độ áp dụng của mô hình là khó áp dụng, chiếm tỷ lệ 13,04%.

Bảng 4.9. Đánh giá của hộ điều tra về xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học công nghệ trên địa bàn huyện Ứng Hòa

Nội dung Xã Hòa Lâm (n=30) Xã Minh Đức (n=30) Xã Phù Lưu (n=30) Tổng cộng (n=90) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%)

I. Số hộ tham gia mô hình 1. Khả năng áp dụng 23 76,67 26 86,67 20 66,67 69 76,67 - Dễ áp dụng 14 60,87 15 57,69 14 70,00 43 62,32 - Bình thường 6 26,09 7 26,92 4 20,00 17 24,64 - Khó áp dụng 3 13,04 4 15,38 2 10,00 9 13,04 2. Hiệu quả mô hình

- Hiệu quả 16 69,57 18 69,23 16 80,00 50 72,46 - Bình thường 5 21,74 5 19,23 3 15,00 13 18,84 - Chưa hiệu quả 2 8,69 3 11,54 1 5,00 6 8,70 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm (2018) Đối với việc đánh giá của hộ điều tra về hiệu quả của các mô hình trình diễn thì kết quả cho thấy:

- Tại xã Hòa Lâm, với 23 hộ tham gia mô hình thì có 16 hộ cho đánh giá mô hình có hiệu quả, chiếm tỷ lệ 69,57%; có 05 hộ đánh giá mô hình cho hiệu quả bình thường, chiếm tỷ lệ 21,74%; chỉ có 2 hộ chiếm 8,69% đánh giá mức độ là chưa hiệu quả.

- Tại xã Minh Đức với 26 hộ tham gia mô hình thì có 18 hộ cho ý kiến là mô hình điểm hiểu quả, chiếm tỷ lệ 69,23% tổng số hộ điều tra. Có 05 hộ, chiếm tỷ lệ 19,23% cho đánh giá là mức độ áp dụng mô hình điểm là bình thường, có 3 hộ đánh giá là chưa hiệu quả, chiếm tỷ lệ 11,54%.

- Tại xã Phù Lưu, với 20 hộ trong tổng số 30 hộ điều tra có tham gia mô hình trình diễn, chiếm tỷ lệ là 66,67% tổng số hộ điều tra. Kết quả cho thấy có 16 hộ, chiếm tỷ lệ 80% cho đánh giá là hiệu quả; có 03 hộ chiếm tỷ lệ 15% cho đánh giá là mức độ áp dụng mô hình điểm là bình thường, chỉ có 01 hộ chiếm tỷ lệ 5% đánh gia mức độ là chưa hiệu quả.

Như vậy, với 69 hộ điều tra có tham gia vào mô hình điểm trong thời gian gần đây thì có 50 hộ cho đánh giá mức độ áp dụng của mô hình là hiệu quả, chiếm

tỷ lệ 72,46%; có 13 hộ tham gia mô hình điểm cho đánh giá mức độ áp dụng của mô hình là bình thường, chiếm tỷ lệ 18,84%; chỉ có 08 hộ đánh giá mức độ áp dụng của mô hình là chưa hiệu quả, chiếm tỷ lệ 8,7% tổng số hộ tham gia mô hình.

* Đánh giá chung về công tác xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học công nghệ trên địa bàn huyện

- Ưu điểm: Xây dựng mô hình trình diễn đang là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong công tác khuyến nông. Phương pháp này có ưu điểm là: TBKT được chuyển giao trên đồng ruộng, hộ nông dân được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng mô hình nên họ rất phấn khởi. Do “vừa được học, vừa được làm, vừa được hỗ trợ” nên nông dân tiếp cận các TBKT rất nhanh và hiệu quả.

- Hạn chế: Để triển khai xây dựng các mô hình trình diễn đòi hỏi cán bộ khuyến nông phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, năm được TBKT sản xuất mới, có kinh nghiệm thực tiễn, có như vậy mới đảm bảo “nói dân nghe, dạy dân hiểu, làm thực tế” để dân học tập theo. Mô hình đạt kết quả và hiệu quả càng cao thì sức thuyết phục càng lớn. Tuy nhiên để xây dựng được các mô hình đòi hỏi phải có các điều kiện về đất đai, chuồng trại, khả năng đối ứng của các hộ, kinh phí đầu tư của nhà nước, … nhu cầu của bà con nông dân là rất lớn nhưng do ngân sách đầu tư hạn chế nên không phải ở địa phương nào cũng xây dựng được mô hình khuyến nông.

Sau khi xây dựng mô hình thành công, việc tổ chức nhân rộng mô hình là một việc làm rất cần thiết. Hiện nay, chưa có chính sách hỗ trợ vật tư, tập huấn cho nhân rộng mô hình. Theo nghị định 02/2010/NĐ-CP, với chính sách nhân rộng mô hình được hỗ trợ 100% kinh phí thông tin tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ để nhân rộng mô hình. Kết quả khảo sát về chính sách đầu tư nhân rộng mô hình ở địa phương, các ý kiến tập chung cho rằng:

- Sau khi xây dựng mô hình thành công cần tổ chức hội thảo để giúp nhân rộng mô hình. Nhiều địa phương cho rằng đây là công việc của khuyến nông nên họ thường ít quan tâm, hơn nữa ngân sách của địa phương còn hạn hẹp nên chưa có cơ chế thực hiện.

- Phải hỗ trợ thêm tập huấn và vật tư để nhân rộng mô hình.

- Đã có nhiều mô hình điểm thể hiện được tính hiệu quả nhưng chính sách nhân rộng mô hình thì chưa có hoặc chưa đủ phát triển. Vì vậy, cần có chính sách kinh phí cho nhân rộng mô hình.

- Hàng năm, ngân sách Nhà nước cần cấp thêm kinh phí cho khuyến nông để họ thực hiện việc nhân rộng mô hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 82 - 88)