Một vài nét về khuyến nông trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 33 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Một vài nét về khuyến nông trên thế giới

a. Hệ thống Khuyến nông Thái Lan

Thái Lan có điều kiện tự nhiên và khí hậu tương tự miền Nam Việt Nam với nền nông nghiệp tiên tiến ứng dụng công nghệ cao trong SX. Khoảng 60% lực lượng lao động phục vụ cho ngành nông nghiệp. Lúa là cây trồng quan trọng nhất của Thái Lan. Là nước XK gạo lớn nhất thế giới, mang lại cho quốc gia này hàng tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP 7,8% (2010) giúp Thái Lan trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Góp phần vào việc thúc đẩy nền công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, có vai trò của hệ thống Khuyến nông Thái Lan. Cục Khuyến nông Thái Lan (Department of Agriculture Extension - DOAE) đã được thành lập 45 năm (từ năm 1967) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan (Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, 2014).

b. Khuyến nông ở Indonesia

Được thành lập năm 1995. Ở cấp quốc gia có hội đồng khuyến nông quốc gia điều hành. Ở tỉnh có diễn đàn khuyến nông cấp 1 do giám đốc nông nghiệp làm chủ tịch, ở huyện có diễn đàn khuyến nông cấp 2 do huyện chọn một trong các trưởng dịch vụ nông nghiệp của huyện làm chủ tịch, ở cấp liên xã có trung tâm khuyến nông thôn. Bên cạnh đó có trung tâm thông tin nông nghiệp Inđônêsia rất chú trọng hai tổ chức này và coi là tuyến đầu của khuyến nông. Hiện tại, Inđônêsia có trên 30.000 cán bộ khuyến nông; cán bộ hợp đồng là 24.608 người và cán bộ còn lại là khuyến nông tự nguyện. Tất cả được bố trí ở Trung ương, 33 đơn vị cấp tỉnh, 489 đơn vị cấp huyện và 4.239 đơn vị cấp xã, mỗi thôn được bố trí 1 cán bộ khuyến nông (Hạ Thúy Hạnh, 2015).

Cục Khuyến nông Indonesia trực thuộc Bộ Nông nghiệp Indonesia, được chia làm 5 cấp quản lý khuyến nông: cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quận, cấp xã với các cán bộ khuyến nông chuyên trách, và bán chuyên trách, cán bộ khuyến nông làm việc theo hợp đồng và nhóm cộng tác viên khuyến nông. Định hướng phát triển khuyến nông của Indonesia nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn nong dân đăng ký và làm theo

GAP. Cục Khuyến nông Indonesia co mối liên hệ chặt chẽ với Cục Trồng trọt và các Cục khác thuộc sự quản lý chung của Bộ Nông nghiệp Indonesia (Hạ Thúy Hạnh, 2015).

c. Khuyến nông Malaysia

Cục Khuyến nông Malaysia thuộc Bộ Nông nghiệp và ngành nghề nông thôn Malaysia, với định hướng hoạt động chuyển giao công nghệ nông nghiệp và hướng dẫn nông dân thực hiện tiêu chuẩn hóa theo ISO 9001:2008. Hệ thống Khuyến nông Malaysia cũng có 5 cấp như Indonesia và còn trực tiếp tổ chức thực hiện các khóa đào tạo khuyến nông của ASEAN về khuyến nông, môi trường và công nghệ sau thu hoạch. Cùng với Cục Khuyến nông, Cục Trồng trọt và Cục Quản lý chất lượng nông sản hoạt động dưới sự quản lý chung của Bộ Nông nghiệp và ngành nghề nông thôn Malaysia (Nguyễn Văn Long, 2006).

d. Khuyến nông Trung Quốc

Hệ thống khuyến nông Trung Quốc được thành lập vào năm 1970 nhưng công tác đào tạo khuyến nông được quan tâm từ rất sớm. Năm 1928 Viện Đại học Nông nghiệp tỉnh Triết Giang thành lập phân khoa khuyến nông. Năm 1933 trường đài học Kim Lăng có khoa khuyến nông. Nội dung khuyến nông giai đoạn sau năm 1978 thay đổi theo hướng phát triển kinh tế nông hộ song song với kinh tế tập thể quốc doanh. Đến năm 1991 thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn theo Nghị quyết của Đại hội Đảng khó VIII, coi trọng khoa học công nghệ nông nghiệp, giáo dục khuyến nông, xây dựng khu sản xuất trình diễn … Sau một thời gian phát triển thì Trung Quốc hiện nay đang dẫn đầu về 3 mũi nhọn nông nghiệp là: Lúa lai, thú y và dụng cụ thú y, nuôi trồng thủy sản (Hồ Thị Hợi, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 33 - 34)