8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
a) Khái niệm: Chuẩn
Theo từ điển Tiếng Việt, Chuẩn có ba nghĩa như sau:
- Là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó làmcho đúng. - Là cái được chọn làm mẫu để thể hiện một đơn vị đo lường.
- Là cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội. [27].
b) Khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp
- Chuẩn nghề nghiệp: là hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí về năng lực nghề nghiệp của một nghề nào đó được phân loại từ thấp đến cao [7].
- Năng lực nghề nghiệp:
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: "Năng lực là là một tổ hợp các phẩm chất sinh lý - thần kinh và tâm lý đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện được một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó" [26]. Năng lực mang tính cá nhân hóa, năng lực có thể được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và tự trải nghiệm qua thực tiễn. “Năng lực hoạt động là khả năng thực hiện những nhiệm vụ công việc và giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động bảo đảm cho một tổ chức đạt mục tiêu đề ra” [22].
Như vậy có thể hiểu năng lực nghề nghiệp là một tổ hợp các phẩm chất sinh lý - thần kinh và tâm lý đảm bảo cho người lao động thực hiện có kết quả hoạt động nghề nghiệp của mình.
c) Khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đối với người giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục [7].
d) Khái niệm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục trung học [7].
Như vậy Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là văn bản quy định những yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực dạy học, năng lực giáo dục đối với người giáo viên trung học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục trung học trong thời kì CNH & HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước. Nó là quy định về các mức độ, yêu cầu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của người giáo viên trung học phải đạt trong từng giai đoạn phát triển nghề nghiệp.
Chuẩn giáo viên trung học do nhà nước ban hành và điều chỉnh đáp ứng yêu cầu theo từng giai đoạn. Đó là cách ghi nhận phẩm chất chính trị, năng lực sư phạm không ngừng được nâng cao của người giáo viên trung học đáp ứng yêu cầu cho giáo dục và xã hội.
1.2.4. Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
Từ khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đánh giá trong giáo dục, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, ta có thể hiểu quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động đánh giá giáo viên đến kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất.
Về bản chất, quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý với công cụ là các tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tới các thành tố tham gia vào quá trình đánh giá giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu đánh giá giáo viên đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp.