8. Cấu trúc luận văn
3.5.2. Cách đánh giá
Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học.
- Cần thiết, khả thi nếu: 2 X < 2,5.
- Không cần thiết, không khả thi nếu: X < 2.
3.5.3. Kết quả đánh giá
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề
nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
TT Các biện pháp QL RCT CT Mức độ cần thiếtKCT Tính khả thi
X Thứ bậc RKT KT KKT X Thứ bậc 1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho các CBQL, giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và mục
đích, ý nghĩa của việc
đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
72 13 0 2.85 1 71 14 0 2.83 1
2
Kế hoạch hóa hoạt dộng đánh giá xếp loại giáo
viên theo Chuẩn 67 18 0 2.79 3 69 16 0 2.81 2
3
Tổ chức bộ máy chỉ đạo
thực hiện việc đánh giá,
xếp loại giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả
65 20 0 2.76 4 67 18 0 2.79 3
4
Sử dụng hợp lý kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp với việc xây dựng, phát triển, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GV
68 17 0 2.8 2 65 20 0 2.76 4
5
Có cơ chế, chính sách,
chế độ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên
64 21 0 2.75 5 60 25 0 2.71 6
6
Nâng cao hiệu quả quản lý công tác tự đánh giá,
xếp loại của GV; phối
hợp đồng bộ với đánh
giá, xếp loại của các TCM và HT
62 23 0 2.73 6 62 23 0 2.73 5
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 Tính cần thiết Tính khả thi
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Kết quả khảo nghiệm bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy:
Các chuyên gia đã đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất đều ở mức rất cần thiết và rất khả thi. Thể hiện bằng điểm trung bình của tính cần thiết là 2.78; điểm trung bình của tính khả thi là 2.77 so với điểm trung bình cực đại là 3.0.
- Về tính cần thiết: Điểm trung bình có giá trị nhỏ nhất là 2.73 và cao nhất là 2.85. Qua đó cho thấy các biện pháp đề xuất là khá thống nhất chứng tỏ các biện pháp đề xuất hiện đang là rất cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, trong đó biện pháp "Tổ chức nâng cao nhận thức cho các CBQL, giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp" được cho là cần thiết nhất với điểm đánh giá là 2.85. Biện pháp "Nâng cao hiệu quả quản lý công tác tự đánh giá, xếp loại của GV; phối hợp đồng bộ với đánh giá, xếp loại của các TCM và HT " được các chuyên gia đánh giá là ít cần thiết hơn cả nhưng điểm đánh giá cũng đạt 2.73.
- Về tính khả thi: Tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được các chuyên gia đánh giá cao, điểm trung bình của các biện pháp là khá tập trung và
đồng đều, giá trị nhỏ nhất là 2.71; giá trị lớn nhất là 2.83 và điểm trung bình chung là 2.77 so với điểm trung bình cực đại là 3.0. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề xuất được các chuyên gia đánh giá là rất khả thi, có thể tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, trong đó biện pháp "Tổ chức nâng cao nhận thức cho các CBQL, giáo viên về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp" được cho là khả thi nhất với điểm đánh giá là 2.83. Biện pháp "Có cơ chế, chính sách, chế độ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên" được các chuyên gia đánh giá là ít cần thiết hơn cả nhưng điểm đánh giá cũng đạt 2.71.
Như vậy qua khảo nghiệm có thể thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá với mức độ tương quan thuận ở tính cần thiết và tính khả thi.
Tiểu kết chương 3
Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương 1, trên cơ sở vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT, các kiến thức của khoa học QL giáo dục, kế thừa những đề tài trước đó và đặc biệt là thông qua thực trạng QL hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên, chúng tôi đã đề xuất sáu biện pháp QL, nhằm nâng cao hiệu quả QL hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được khẳng định thông qua khảo nghiệm. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mặc dù mỗi biện pháp có vị trí, vai trò riêng nhưng chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp. Các biện pháp này nếu được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả QL hoạt động hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên. Tuy vậy việc vận dụng và khai thác lại tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi nhà trường và của mỗi CBQL. Dựa vào điều kiện thực tế mà người CBQL có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, đánh giá, đánh giá trong giáo dục, tìm hiểu một số khái niệm có liên quan đến chuẩn nghề nghiệp GV trung học như: chuẩn nghề nghiệp và mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV THCS, cụ thể là: mục đích, nội dung, và quá trình áp dụng Chuẩn. Bên cạnh đó luận văn cũng đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc đề xuất biện pháp đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp. Việc nghiên cứu lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở giúp cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên.
Đề tài đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về tình hình chất lượng đội ngũ GV THCS thị xã Quảng Yên với những điểm mạnh về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo. Bên cạnh đó là những hạn chế như: Một số GV chưa tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp dạy học.
Việc áp dụng chuẩn nghề nghiệp GV trung học để đánh giá GV đã được tiến hành từ năm học 2011-2012. Căn cứ vào số liệu điều tra, khảo sát từ CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV trong các trường thuộc đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tổng hợp những thuận lợi và khó khăn trong việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
Căn cứ vào số liệu đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn được tổng hợp từ các trường THCS trên địa bàn, luận văn đã phân tích thực trạng về mức độ đáp ứng Chuẩn theo từng tiêu chí nhằm tìm ra những yếu tố tác động tới việc đáp ứng Chuẩn và nguyên nhân của thực trạng trên. Kết quả cho thấy phần lớn GV tự đánh giá hoặc được đánh giá ở mức xuất sắc và Khá; hầu hết GV đạt điểm tối đa ở các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong và
cách ứng xử. Những tiêu chí có mức độ đáp ứng thấp là: xây dựng môi trường học tập, giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng, phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong GD.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày trong luận văn, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp cơ bản nhằm đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS thị xã Quảng Yên trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp mà luận văn đề xuất đã được các chuyên gia khẳng định sự cần thiết và khả thi của các biện pháp. Kết quả nghiên cứu được xây dựng trên những luận cứ khoa học và phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục; đặc biệt có tính thực tiễn cao khi hầu hết các trường THCS đã áp dụng Chuẩn để đánh giá giáo viên hàng năm, vì vậy khi tiến hành thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi thấy xung quanh việc đánh giá giáo viên THCS theo Chuẩn nghề nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, nhưng do thời gian nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chưa giải quyết được thấu đáo mọi vấn đề. Đây chính là vấn đề đặt ra cho các hướng nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới.
2. Khuyến nghị
2.2. Đối Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh
- Tăng cường chỉ đạo và định hướng cho các địa phương làm tốt khâu qui hoạch đội ngũ cán bộ, GV phối hợp với các địa phương biên soạn tài liệu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV các trường THCS theo Chuẩn đảm bảo tính khoa học và đồng bộ.
- Nghiên cứu và ban hành những chính sách trong phạm vi địa phương nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ nhà giáo trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, các kiến thức bổ trợ cho nghề giáo như:
- Sở GD&ĐT tổ chức các buổi trao đổi, toạ đàm cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV cốt cán các trường THCS về việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.
2.3. Đối với Thịủy, UBND, Phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên
- Thường xuyên giúp đỡ, phối hợp với các trường THCS làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực vật chất, tinh thần của toàn xã hội cho công tác phát triển GD - ĐT nói chung và GD THCS nói riêng.
- Tổ chức tốt công tác đào tạo bồi dưỡng từ các cấp theo chuyên đề hoặc theo chu kỳ thường xuyên, tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình đồng thời cập nhật được thông tin khoa học mới nhất, hiện đại nhất vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và thực tế QLGD.
- Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ GV được học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ và những kiến thức về các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách riêng của thị xã nhằm động viên khuyến khích đội ngũ GV. Có chính sách thu hút và sử dụng hợp lý những GV đã được đào tạo và bồi dưỡng trên Chuẩn. Quan tâm, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, chế độ để GV có điều kiện học tập và rèn luyện vươn lên theo Chuẩn, đặc biệt là các trường có điều kiện khó khăn vùng biển,dân tộc.
- Chỉ đạo các nhà trường từng bước thực hiện các biện pháp mà tác giả đề xuất trong đề tài nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu giáo dục của cấp học trong giai đoạn hiện nay.
2.4. Với CBQL các trường THCS thị xã Quảng Yên
- Chủ động xây dựng qui hoạch, chuẩn hoá đội ngũ CBQL và GV của trường. Định hướng quy hoạch phát triển trường lớp và đội ngũ GV, xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBQL vàGV ngắn hạn, dài hạn…
- Giúp GV đánh giá chính xác mức độ đáp ứng Chuẩn của họ để phấn đấu vươn lên phát triển năng lực nghề nghiệp.
- Dành thời gian đầu tư kinh phí cho GV nghiên cứu chương trình GD THCS theo từng môn học. Có kế hoạch bồi dưỡng GV về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng GD và dạy học. Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề và định hướng phấn đấu khả năng hành nghề của GV theo các kỹ năng đáp ứng với Chuẩn và đổi mới của GD trong giai đoạn hiện nay.
- Có nhiều hình thức thi đua, động viên, khen thưởng khuyến khích GV trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề.
2.5. Với đội ngũ GV các trường THCS thị xã Quảng Yên
- Cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của Chuẩn nghề nghiệp, nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tích cực rèn luyện kỹ năng sư phạm dựa vào hệ thống các tiêu chí và yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp đáp ứng với chương trình đổi mới của GD và sự phát triển của xã hội.
- Phải xác định rõ trách nhiệm của mình, không ngừng tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề và tinh thần tương trợ, đoàn kết để hoàn thành tốt nhiệmvụ được giao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.
2. Bộ Nội vụ, Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08 tháng 6 năm 1994 của Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (nay là Bộ nội vụ) về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành giáo dục và đào tạo.
3. Bộ Nội vụ, Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập.
4. Bộ GD&ĐT(2006), Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT về việc hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động nhà giáo.
5. Bộ GD&ĐT, Quyết định số 16/2008/QĐ- BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đạo đức nhà giáo.
6. Bộ GD&ĐT, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành theo Thông tư số 30/2009/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
7. Bộ GD&ĐT(2009), Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán cấp Tỉnh, Thành phố về đánh giá giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Bộ GD&ĐT (2010), Công văn số 660/BGD&ĐT-NGCBQLGD ngày 09 tháng 02 năm 2010, V/v Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/TTGDĐT,Hà Nội.
9. Bộ GD&ĐT (2011), Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên,Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
10. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
11. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục Việt Nam.
12. Trần Ngọc Giao (2007), Hiệu trưởng cũnglà một nghề, cần phải cóChuẩn, Báo
Giáo dục thời đại, 149.
13. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên, những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
14. Trần Bá Hoành (2010), Những yêu cầu mới về nghiệp vụ sư phạm trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học 2009, Hội thảo khoa học nâng cao