Kế hoạch hóa hoạt dộng đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 78 - 81)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Kế hoạch hóa hoạt dộng đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

- Cụ thể hóa những chức năng, nhiệm vụ trong Điều lệ trường THCS vào đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường, cụ thể hóa các mức điểm thang đo trong từng tiêu chí của Chuẩn giúp cán bộ, giáo viên thực hiện có hiệu quả công việc được giao.

- Thực hiện phân cấp QL một cách rõ ràng cho từng thành viên trong hội đồng sư phạm.

- Huy động sức mạnh tập thể của giáo viên, các tổ chức đoàn thể chính trị trong nhà trường quản lý hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai trong hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

3.3.2.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng cầnnắm vững được các giai đoạn của quy trình QL hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp, giai đoạn chuẩn bị KH, giai đoạn kế hoạch hoá, giai đoạn tổ chức thực hiện, giai đoạn chỉ đạo kiểm tra.

* Giai đoạn chuẩn bị KH đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp:

Giúp Hiệu trưởng các nhà trường thấy rõ được tầm quan trọng của việc phân tích sư phạm các thông tin ở trạng thái xuất phát. Nó là cơ sở để Hiệu trưởng nêu ra hướng phát triển cơ bản trong hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp

* Giai đoạn KH hoá hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp: giúp cho Hiệu trưởng các nhà trường điều khiển hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp một cách toàn diện, thường xuyên, liên tục, có trọng tâm và đạt được hiệu quả cao. Các kế hoạch quản lý hoạt đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THCS bao gồm:

- KH theo thời gian: KH năm học, KH từng học kỳ, KH từng tháng và KH từng tuần.

- KH theo nội dung cấp bậc, đơn vị và các chức danh cá nhân, KH các tổ chuyên môn, các đoàn thể chính trị trong nhà trường, KH bộ môn và KH cá nhân...

* Giai đoạn tổ chức và chỉ đạo:

- Căn cứ vào kết quả và của năm học trước, HT chỉ đạo các các tổ chức đoàn thể thành lập chương trình trong QL hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi để bổ sung và điều chỉnh KH cho sát với thực tiễn của nhà trường.

- Thường xuyên tổ chức phong trào thi đua thực hiện KH.

- Có biểu mẫu để theo dõi hoạt động đánh giá GV theo Chuẩn nghề. * Giai đoạn kiểm tra:

- Kiểm tra đủ các nội dung và quy trình đánh giá GV theo Chuẩn.

- Kiểm tra việc xây dựng được nội dung nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn, các thang đo cụ thể cho các nội dung của hoạt động đánh giá.

- Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau và các phương pháp kiểm tra một cách linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, đúng lúc, đúng đối tượng.

- Thực hiện dân chủ, khách quan trong đánh giá GV theo Chuẩn

- Đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu của đánh giá, thực hiện theo kế hoạch.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Kế hoạch về đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp phải được phổ biến đến từng tổ chuyên môn, từng giáo viên để thực hiện theo quy trình, đảm bảo thống nhất nội dung chương trình kế hoạch đã đề ra. Từ KH của năm học thành KH chi tiết của từng học kì, của từng tháng, của từng tuần để tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện để có nguồn minh chứng phục vụ cho hoạt động đánh giá vào cuối kì, cuối năm học.

* Để có nguồn minh chứng đầy đủ, chính xác, khách quan khoa học cho từng tiêu chí của bộ Chuẩn, mỗi giáo viên, tổ chuyên môn, BGH các nhà trường cần phải KH hóa việc quản lí nguồn minh chứng gồm:

+ Hồ sơ thi đuacủa nhà trường. + Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên.

+ Biên bản góp ý cho giáo viên của Ban đại diện cha mẹ học sinh (nếu có) + Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm (nếu có)

+ Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá. + Nhận xét của địa phương nơi cư trú

+ Biên bản đánh giá của Hội đồng đánh giá. + Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành. + Kết quả sử dụng thông tin khảo sát điều tra.

+ Bản kế hoạch dạy học, tập bài soạn thể hiện phương pháp dạy học của giáo viên.

+ Các loại sổ sách, hồ sơ dạy học theo quyđịnh. + Biên bản đánh giá bài lên lớp của tổ chuyên môn.

+ Bản kế hoạch hoạt động giáo dục của giáo viên được phân công. + Các loại sổ sách, hồ sơ quản lí dạy học theo quy định của ngành.

+ Sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc (đối với GV làm chủ nhiệm), sổ tay công tác giáo viên, KH cá nhân.

Những loại hồ sơ, sổ sách để làm nguồn minh chứng cần thiết phải được quản lí chặt chẽ, có hệ thống, khoa học, phân theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí có mã hóa để tiện cho việc đánh giá.

* Thường xuyên cải tiến, áp dụng CNTT vào quá trình đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp, khuyến khích GV nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn.

* Cuối năm học tiến hành trưng cầu ý kiến của tập thể sư phạm xem kết quả thực hiện việc đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp như vậy đã đảm bảo chính xác, khách quan chưa? Những mặt nào còn hạn chế để tìm ra cách giải quyết và hoàn thiện dần trong những năm học tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)