8. Cấu trúc luận văn
3.3.4. Sử dụng hợp lý kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
với việc xây dựng, phát triển, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GV
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp
- Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, thì việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho GV là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cho đội ngũ giáo viên đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
- Xây dựng được đội ngũ GV có phẩm chất và năng lực tốt, giàu lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc đào tạo thế hệ trẻ, có ý thức và thường xuyên phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi toàn diện, tay nghề vững
vàng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
3.3.4.2. Nội dung của biện pháp
- Căn cứ nhu cầu và thực trạng đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV ở mỗi nhà trường để tổ chức bồi dưỡng GV một cách hiệu quả.
- Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để hỗ trợ các giáo viên có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp.
- Có KH quy hoạch bổ nhiệm cán bộ QLGD đối với GV có mức đáp ứng chuẩn cao, có năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, uy tín trong trường.
3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Các trường cần xây dựng KH bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV (KH năm, KH chiến lược của nhà trường), đảm bảo: mục tiêu, đối tượng cần bồi dưỡng, đủ về số lượng, cân đối về các khối lớp, có mũi nhọn nòng cốt cho từng môn học.
- Chỉ đạo GV cốt cán giúp đỡ các GV có mức độ đáp ứng Chuẩn thấp bằng các công việc cụ thể, thường xuyên như:
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc GV đáp ứng Chuẩn thấp; những tiêu chí GV đạt điểm thấp; những yêu cầu GV chưa đạt được…
+ Tìm hiểu năng lực chuyên môn của GV thông qua việc dự giờ, trao đổi chuyên môn…
+ Khuyến khích GV tham gia các cuộc thi GV dạy giỏi; tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn; nghiên cứu khoa học; viết sáng kiến kinh nghiệm,… nhằm giúp họ tự nhận ra những điểm mạnh cũng như những điểm hạn chế để có hướng điều chỉnh cho phù hợp.
+ Phân công mỗi GV cốt cán trực tiếp kèm cặp một số GV được đánh giá đáp ứng Chuẩn ở mức thấp. Nhiệm vụ của các GV cốt cán là cả một quá trình từ tìm hiểu hoàn cảnh, điểm mạnh, điểm hạn chế của GV cần giúp đỡ đến việc kiểm tra, phân tích sự tiến bộ về mức độ đáp ứng Chuẩn của họ.
- Các nhà trường xây dựng KH đào tạo GV trên Chuẩn phù hợp, hiệu quả, có phương án lựa chọn, cử GV đi đào tạo nâng cao trình độ và có chế độ tài chính thích hợp hỗ trợ người đi học. Những GV được cử đi đào tạo trên chuẩn phải thực sự có đủ năng lực phẩm chất để sau khi được đào tạo có thể phát huy tác dụng tích cực trong công tác giảng dạy của nhà trường.
- Thông qua quá trình giảng dạy của GV, chất lượng giáo dục học sinh, kỳ thi GV dạy giỏi các cấp, kết hợp với đánh giá, xếp loại theo Chuẩn hàng năm mỗi nhà trường sẽ có được đội ngũ GV cốt cán có uy tín trong tập thể và đáp ứng với Chuẩn ở mức độ cao. Đó là nguồn cán bộ nòng cốt giúp đỡ, dìu dắt đội ngũ phát triển và nâng cao hiệu quả giáo dục củamỗi nhà trường.