Có cơ chế, chính sách, chế độ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Có cơ chế, chính sách, chế độ cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Tạo động lực cho GV tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp, tự bồi dưỡng nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn.

- Sắp xếp bố trí lại, hoặc cho thôi việc những GV không đạt Chuẩn nghề nghiệp.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

- Khuyến khích bằng lợi ích vật chất để GV phấn đấu theo Chuẩn.

- Tạo cơ chế để hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tiến hành chặt chẽ và có hiệu quả.

- Trang bị hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị phục vụ hữu hiệu cho hoạt động giáo dục.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, đảm bảo thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các chế độ đãi ngộ đối với GV.

3.3.5.3. Các thức thực hiện biện pháp

- Tăng cường và chăm lo đến việc đầu tư phát triển, quản lý đội ngũ GV. Việc đầu tư xây dựng đội ngũ GV cũng chính là đầu tư cho phát triển giáo dục. Đầu tư cho quản lý, xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu sẽ góp phần tạo ra các điều kiện thuận lợi khác cho sự phát triển bền vững và ổn định. Tăng cường đầu tưphát triển đội ngũ giáo viên bằng

việc khuyến khích và có chế độ thỏa đáng cho những GV tham gia học tập, nghiên cứu, tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cấp kinh phí và khen thưởng cho những GV có đề tài nghiên cứu, có sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và giáo dục. Đầu tư cho GV tham gia học tập chuyên đề nâng cao, những nội dung mới và những lĩnh vực chuyên môn nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc của GV.

- Đầu tư bồi dưỡng phát triển các GV bộ môn còn mỏng, còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ trong nhà trường và có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với các GV có kinh nghiệm ởnhững bộ môn này.

- Hiệu trưởng tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề theo nhu cầu của chuyên môn của GV, các hoạt động đoàn thể trong khả năng và điều kiện cho phép của nhà trường.

- Thực hiện tốt và triệt để dân chủ trong tất cả các mặt hoạt động của nhà trường là góp phần tích cực vào sự công bằng, tiến bộ của nền giáo dục và toàn xã hội. Thực hiện dân chủ trong nhà trường trước hết là phát huy quyền làm chủ của đội ngũ GV ở các khâu để đánh giá, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng và QL giáo viên, trong hoạt động QL của Hiệu trưởng cần thể hiện sự dân chủ. Việc xây dựngChuẩn đánh giá và các chỉ số dùng làm thước đo cần có sự tham khảo lấy ý kiến tổng hợp của tập thể CBQL và GV, nhân viên. Dân chủ hoá hoạt động trường học ngoài những vấn đề nêu trên còn thể hiện ở chỗ công khai khi đánh giá, xếp loại công tác phong trào và các danh hiệu thi đua.

- Đảm bảo thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ của Đảng và Nhà nước đối với GV. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến lao động sư phạm của đội ngũ các thầy cô giáo, tuy chưa thực sự đảm bảo chăm lo đầy đủ về đời sống, về vật chất và tinh thần cho đội ngũ GV, song các chế độ đãi ngộ cho ngành giáo dục cũng có tác động khích lệ lớn đến tinh thần làm việc của đội ngũ GV.

- Khuyến khích bằng lợi ích vật chất, tinh thần để GV phấn đấu theo Chuẩn. Chăm lo đời sống cho GV, động viên, khen thưởng GV có nhiều cách và tùy thuộc vào tính cách của từng đối tượng. Trong các đợt phát động thi đua

hưởng ứng phong trào tích cực học tập, bồi dưỡng để vươn lên Chuẩn và nâng cao mức độ đáp ứng Chuẩn do nhà trường phát động thì khi sơ kết, tổng kết phải tuyên dương khen thưởng kịp thời. Lấy những tấm gương người tốt, việc tốt làm nhân tố điển hình để nhân rộng. Giới thiệu và đề nghị cấp trên khen thưởng cho những GV đạt thành tích xuất sắc.

- Giao cho những GV có chí hướng phấn đấu vươn lên Chuẩn những việc khó để họ có cơ hội thể hiện và bộc lộ tài năng cũng nhưthế mạnh của bản thân như: làm tổ trưởng, nhóm trưởng, phụ trách và tham gia vào các hoạt động đoàn thể, trực tiếp giúp đỡ những GV yếu kém…

- Trên cơ sở kết quả đánh giá các giáo viên, nhà trường kiến nghị lên Phòng GD&ĐT việc chuyển đổi nhiệm vụ GV hoặc cho thôi việc những GV chưa đạt Chuẩn nghề nghiệp. Trước khi chuyển đổi nhiệm vụ hoặc buộc thôi việc, đối tượng được gia hạn thời gian khắc phục (trong phạm vi 02 học kì), trong thời gian gia hạn này giáo viên phải nỗ lực tự bồi dưỡng:

+ Rèn luyện tác phong, đạo đức nhà giáo, bản lĩnh chính trị, tin tưởng vào đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, rèn luyện phấn đấu theo “Một số quy định về chuẩn mực nhà giáo tỉnh Quảng Ninh”.

+ Học bồi dưỡng nâng cao trình độ vi tính, ngoại ngữ, CNTT để áp dụng vào dạy học.

+ Bồi dưỡng chuyên môn qua tự học, tự nâng cao trình độ, qua bạn đồng nghiệp, qua các lớp tập huấn, qua sách báo tài liệu mạng Internet.

- Sau thời gian khắc phục sẽ được kiểm tra, đánh giá lại theo quy trình, nếu GV không có chuyển biến vẫn xếp loại “không đạt Chuẩn nghề nghiệp” thì sẽ bị chuyển đổi nhiệm vụ, việc chuyển đổi cụ thể sẽ tùy mức độ từ không trực tiếp đứng lớp đến cho thôi việc. Chế độ chuyển đổi nhiệm vụ tùy mức độ mà áp dụng một trong hai hình thức sau đây:

+ Chuyển đổi nhiệm vụ không trực tiếp đứng lớp, chuyển sang làm công tác hành chính, hoặc chuyển sang đơn vị khác có nhu cầu nếu đơn vị cũ không còn định biên đội ngũ gián tiếp theo quy định. Nếu đơn vị khác không có nhu cầu hoặc cá nhân GV không thể đi được thì giải quyết cho thôi việc.

+ Cho thôi việc giải quyết chế độ trợ cấp, chính sách cho thôi việc thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)