8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Hiệu trưởng trường THCS với công tác quản lý hoạt động đánh
viên theo Chuẩn nghề nghiệp
Theo các khái niệm quản lý đã được phân tích ở trên thì có thể hiểu: Quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp là những hoạt động phối hợp giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý nhằm định hướng và kiểm soát quá trình ĐGGV để đạt mục tiêu.
- Các mặt quản lý ĐGGV theo Chuẩn nghề nghiệp:
+ Quản lý nội dung đánh giá theo Chuẩn (3 lĩnh vực, 15 tiêu chí). + Quản lý quy trình đánh giá.
+ Quản lý văn bản, tài liệu nguồn minh chứng về đánh giá GV. + Quản lý sử dụng kết quả đánh giá GV.
1.4.2. Hiệu trưởng trường THCS với công tác quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
a) Hiệu trưởng trường THCS
Điều 54 Luật Giáo dục có ghi: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học” [19].
Hiệu trưởng trường THCS do Chủ tịch UBND huyện, thành phố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm chính trước Phòng, Sở GD&ĐT, UBND huyện, tỉnh, Bộ GD&ĐT về quản lí toàn bộ hoạtđộng của nhà trường, là người trực tiếp và tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục của nhà trường theo nhiệm vụ, kế hoạch từng năm học và theo Luật Giáo dục.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường THCS [10].
Theo Điều 19 - Điều lệ trường Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã ghi rõ: Hiệu trưởng trường THCS có nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
c) Vai trò quản lí của Hiệu trưởng trường THCS trong việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
- Vai trò của Hiệu trưởng với tư cách là chủ thể quản lý: Trong QL hoạt động đánh giá, xếp loại GV với tư cách là chủ thể quản lý, Hiệu trưởng là người quyết định cuối cùng về ĐGGV nhưng luôn phải đảm bảo sự công bằng và khách quan, tránh sử dụng quyền lực cá nhân trong đánh giá giáo viên. Hiệu trưởng phải căn cứ trên các minh chứng, chứng cứ cụ thể qua hoạt động nghề nghiệp để ĐGGV, không nên dùng hình thức bỏ phiếu kín.
Tạo ra một môi trường tâm lý mà ở đó người được đánh giá, người đánh giá đều tự giác, khách quan khi phân tích những khía cạnh thành công và hạn chế trong nghề nghiệp. Hiệu trưởng quản lý nhà trường hướng đến phong cách đánh giá hoạt động giáo dục theo các quy Chuẩn chất lượng [9].
- Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với các bộ phận chức năng của nhà trường trong quản lý đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp:
+ Hiệu quả quản lý đánh gái xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý của Hiệu trưởng. Để ra các quyết định QL đúng đắn Hiệu trưởng cần phải dựa vào sự hỗ trợ của Công đoàn, các Hiệu phó, Tổ chuyên môn; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lực lượng nòng cốt trong giáo viên và Hội cha mẹ học sinh để quản lý đánh giá.
+ Hiệu trưởng thành lập hội đồng đánh giá có các thành phần: BGH; Công đoàn; Đoàn thanh niên; Tổ trưởng chuyên môn do Hiệu trưởng làm Chủ tịch, tham khảo ý kiến của hội đồng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về đánh giá, xếp loại giáo viên.
d) Quản lý việc xây dựng kế hoạch [9].
- Chủ trì xây dựng kế hoạch ĐG, XLGV theo Chuẩn theo từng năm học. - Bản kế hoạch đảm bảo mục tiêu, nội dung, các bước triển khai, đánh giá. - Bản kế hoạch phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của trường trung học phổ thông.
- Có tính đồng bộ từ khâu giáo viên tự đánh giá, tổ chuyên môn đánh giá, đến Hiệu trưởng nhà trường đánh giá.
- Bản kế hoạch có tính khả thi.
e) Quản lý việc tổ chức bộ máy đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp [9].
- Thành lập Hội đồng đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. - Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận. Tiến hành công việc theo kế hoạch.
- Phát huy vai trò tích cực, chủ động của từng bộ phận.
- Tạo ra sự đồng bộ về cơ cấuvà chức năng giữa các bộ phận.
f) Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp [9].
- Chỉ đạo các bộ phận triển khai kế hoạch đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
- Động viên, góp ý cho giáo viên phấnđấu đạt Chuẩn.
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực đánh giá, xếp loại giáo viên theo các nguyên tắc, yêu cầu, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo viên.
- Chỉ đạo, phối hợp các lực lượng đánh giá từ phía nhà trường và các tổ chức có liên quan như Công đoàn; Đoàn thanh niên, Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh các lớp.
g) Kiểm tra kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp [9].
- Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, uốn nắn giáo viên, các bộ phận tham gia bồi dưỡng, đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
- Tổ chức chặt chẽ các khâu đánh giá, phân loại giáo viên từ khâu giáo viêntự đánh giá, xếp loại cho đến tổ chuyên môn và Hội đồng đánh giá nhà trường.
- Rút kinh nghiệm việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.