Nâng cao hiệu quả quản lý công tác tự đánh giá, xếp loại của GV,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý công tác tự đánh giá, xếp loại của GV,

hợp đồng bộ với đánh giá, xếp loại của các Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp là một nội dung quan trọng trong QL giáo dục của các nhà trường, nó tạo ra một nền tảng vững chắc về trật tự kỷ cương, tạo môi trường làm việc nghiêm túc, tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Đánh giá đúng đối tượng, đúng thực lực đội ngũ hiện có của các nhà trường, công khai kết quả đánh giá.

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp

- Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp. Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của GV về phẩm chất, về năng lực nghề nghiệp của mình nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Mặt khác, cũng cần hình thành “Văn hóa làm theo Chuẩn”, mong muốn sống và làm việc theo Chuẩn mực, thể hiện tính chuyên nghiệp của nghề.

- Thực trạng cho thấy, kết quả đánh giá GV hằng năm chưa đem lại quyền lợi đủ để kích thích GV phấn đấu, thậm chí có lúc, có nơi còn gây nên sự mất đoàn kết. Chúng ta phấn đấu để tiến tới GV muốn được đánh giá, với mục đích thu nhậnphản hồi để điều chỉnh, hoàn thiện nghề nghiệp, phấn đấu đạt thành tích cao trong chuyên môn, để từ đó có quyền lợi (quyền được làm việc, được nâng lương, được thăng tiến, được tôn vinh,…) khắc phục được tình trạng ngại đánh giá của GV, từ đó họ muốn được đóng góp để hoàn thiện mình. Như vậy, cần có

chế tài kết hợp việc tự giác của từng GV cùng với đánh giá, xếp loại của các Tổ chuyên môn và Hiệu trưởng hai điểm này cần hài hòa với nhau.

3.3.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Để GV tự giác đánh giá và làm theo Chuẩn nghề nghiệp, HT các nhà trường cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nền nếp dạy học:

+ Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể thực hiện nghiêm túc các qui định, qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ trường trung học; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng GD&ĐT; những qui định về công tác khen thưởng, kỷ luật, các tiêu chí thi đua, các tiêu chí đánh giá xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp...

+ Cụ thể hóa những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn thành những yêu cầu đối với cán bộ, giáo viên và học sinh phải thực hiện.

+ Cụ thể hóa các yêu cầu thực hiện các qui chế chuyên môn: Thực hiện chương trình, nền nếp dạy học, kiểm tra, chấm điểm, chữa bài, sử dụng đồ dùng dạy học, tự bồi dưỡng thường xuyên...

+ Xây dựng các tiêu chí thi đua cụ thể cho đơn vị mình phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

+ Phân công giảng dạy cho giáo viên phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Sắp xếp thời khóa biểu khoa học đảm bảo cho việc dạy và học được ổn định.

+ Xây dựng nền nếp sử dụng phương tiện và đồdùng dạy học.

+ Qui định và QL nền nếp và chất lượng các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn: Trao đổi, thảo luận, lựa chọn các phương pháp phù hợp cho từng bài dạy và phù hợp với nội dung của chương trình mới.

+ Xây dựng các thang điểm đánh giá nội dung giờ dạy trên lớp, đánh giá việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp của giáo viên, thực hiện chương trình, ghi sổ đầu bài, sổ báo giảng, việc kiểm tra, vào điểm...

+ Xây dựng các qui định về dạy thay, dạy bù, dự giờ...

+ Qui định rõ các loại hồ sơ chuyên môn của giáo viên: Theo quy định điều lệ trường trung học hiện hành.

+ Xây dựng nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, Công đoàn và Ban cha mẹ học sinh.

+ Xây dựng nền nếp sinh hoạt cho học sinh nhằm theo dõi sự chuyên cần, ý thức tự giác của học sinh.

+ Nền nếp thực hiện chuyên môn: ngày công, giờ công, tiến độ chương trình, tiến độ cho điểm, việc sử dụng đồ dùng dạy học, hồ sơ chuyên môn... theo dõi việc thực hiện kỷ cương nền nếp của các tập thể học sinh.

+ Hàng tuần, hàng tháng có sơ kết, nhận xét, bình xét thi đua, đánh giá kết quả thực hiện nền nếp của giáo viên trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc cuộc họp Hội đồng và của học sinh vào giờ chào cờ đầu tuần.

- Sự phối hợp đồng bộ khâu đánh giá GV của các TCM và Hiệu trưởng: Trong thực tiễn, có sự khác nhau về kết quả đánh giá giữa hai nhóm đối tượng là GV tự đánh giá và CBQL đánh giá (TTCM và Hiệu trưởng), có thể do yếu tố chủ quan chi phối, do quan điểm của từng đối tượng khác nhau, cách hình thành thang đánh giá khác nhau dù có cùng nguồn minh chứng, luận cứ đưa ra, đó chính là sự khác biệt giữa nguồn “minh chứng” và “chất lượng minh chứng”. Bên cạnh đó, mức độ đáp ứng còn có sự khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố giới, thâm niên công tác, đơn vị công tác.

Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên (Phiếu giáo viên tự đánh giá) và kết quả đánh giá xếp loại của tổ chuyên môn (Phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và Phiếu tổng hợp xếp loại của tổ chuyên môn) để đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trường. Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của GV với đánh giá của TCM, Hiệu trưởng cần xem xét lại các minh chứng, trao đổi với Tổ trưởng chuyên môn, các thành viên trong lãnh đạo nhà trường, hoặc các tổ chức, tập thể trong trường và GV trước khi đưa ra quyết định của mình. Đối với các trường hợp xếp loại xuất sắc hoặc loại kém, Hiệu trưởng cần tham khảo ý kiến của các Phó Hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn, Đội thiếu niên trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Hiệu trưởng công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng

văn bản. Trong quá trình đánh giá xếp loại, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý hoạt động đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường trung học cơ sở thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)