Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu 1928_003624 (Trang 44 - 46)

Gia-Shie Liu, Pham Tan Tai (2016) “Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại Việt Nam”. Nghiên cứu này đã khảo sát và phân tích định lượng 604 mẫu bằng cách sử dụng cơ sở lý thuyết TAM với các nhân tố bao gồm: Tính linh hoạt, Sự tiện lợi, Khả năng tương thích, Hiểu biết về thanh toán di động, Sự tin tưởng, Rủi ro, Dễ sử dụng, Hữu ích, An toàn sử dụng, Ý định sử dụng. Theo kết quả nghiên cứu, các biến Dễ sử dụng, Hữu ích và Rủi ro có tác động trực tiếp đến Ý định sử dụng của người tiêu dùng. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến Dễ sử dụng là Sự tiện lợi, Khả năng tương thích, Hiểu biết về thanh toán di động; và các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến Hữu ích là Khả năng tương thích, Sự tiện lợi và Dễ

sử dụng. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng những người trẻ tuổi từ 20 đến 30 tuổi có ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động cao hơn các độ tuổi khác ở Việt Nam. Tuan Khanh Cao, The Ninh Nguyen, Phuong Linh Dang & Hien Anh Nguyen (2016) “Dự đoán ý định của người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thanh toán di động: Bằng chứng thực nghiệm từ Việt Nam”. Bằng cơ sở lý thuyết TAM và TPB với các nhân tố như: Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Cảm nhận sự thích thú, Nhận thức sự tin tưởng, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Ý định sử dụng dịch vụ; nghiên cứu này đã khảo sát và phân tích định lượng 489 mẫu từ người tiêu dùng Việt Nam. Kết quả đã chỉ ra rằng Ý định sử dụng dịch vụ bị tác động bởi các yếu tố Nhận thức sự tin tưởng, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức kiểm soát hành vi, Cảm nhận sự thích thú, Chuẩn chủ quan và Nhận thức sự hữu ích.

Nguyen Phuong Y, Sung Taek Lee, Wi Man Kang, Jeong Suk Kim & Gwang Yong Gim (2015) “Một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng sử dụng hệ thống thanh toán di động tại Việt Nam”. Cũng với cơ sở lý thuyết TAM, nghiên cứu này đã khảo sát và phân tích định lượng 344 mẫu từ người tiêu dùng với các nhân tố: Sự tin tưởng thanh toán di động, Tính sáng tạo cá nhân, Hiểu biết về thanh toán di động, Tính linh hoạt, Khả năng tương thích, Khả năng tiếp cận, Sự tiện lợi, Nhận thức sự hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Ý định sử dụng. Kết quả cho thấy, ba yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng trực tiếp và tích cực là Nhận thức sự hữu ích, Sự tin tưởng thanh toán di động và Khả năng tương thích. Bên cạnh đó kết quả phản ánh rằng Sự tin tưởng thanh toán di động, Hiểu biết về thanh toán di động, Khả năng tiếp cận, Sự tiện lợi ảnh hưởng đến Nhận thức dễ sử dụng.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THANH TOÁN DI ĐỘNG CỦA GEN-Y TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trong chương này, có một cái nhìn tổng quan về phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu này. Bao gồm thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, thiết kế lấy mẫu, công cụ nghiên cứu, xây dựng thang đo, xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu. Dữ liệu khảo sát được lấy từ những người trả lời và được lựa chọn tùy ý. Những cách được sử dụng để tiếp cận những người được hỏi là trực tiếp và trực tuyến. Cũng trong chương này, tác giả sẽ có thảo luận thêm về cách nghiên cứu này được thực hiện.

Một phần của tài liệu 1928_003624 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w