Mối quan hệ giữa Sự tin tưởng và Quyết định sử dụng thanh toán di động

Một phần của tài liệu 1928_003624 (Trang 84 - 85)

Trong nghiên cứu này, Nhận thức bảo mật được tìm thấy là đáng kể đối với Quyết định sử dụng thanh toán di động. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trước đây (Vejacka, 2015; Liebana-Cabanillas và cộng sự 2017; Luna và cộng sự, 2017; Al- Amri và cộng sự, 2016). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy Nhận thức bảo mật có mối quan hệ tiêu cực với Quyết định sử dụng thanh toán di động điều này ngược lại với Al-Amri và cộng sự (2016). Điều này có thể là do bảng câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra có ý nghĩa tác động đến người tiêu dùng khác. Nếu nhà nghiên cứu cùng tham khảo cùng một bộ câu hỏi thì sẽ có kết quả giống nhau.

5.2.6. Mối quan hệ giữa Sự tin tưởng và Quyết định sử dụng thanh toán di độngcủa Gen Y tại Thành phố Hồ Chí Minh của Gen Y tại Thành phố Hồ Chí Minh

Dựa trên kết quả từ nghiên cứu, Sự tin tưởng có mối quan hệ đáng kể với Quyết định sử dụng thanh toán di động. Điều này cũng được công bố bởi Williams (2018) và Liu và cộng sự (2016). Nói cách khác, Sự tin tưởng đang ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng trong việc sử dụng thanh toán di động. Bên cạch đó quyết định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng sẽ tăng lên nếu Sự tin tưởng khi sử dụng thanh toán di động được cải thiện. Điều này cũng được Liu và cộng sự (2016) và Al-Amri và cộng sự (2016) công bố.

5.2.7. Sự khác biệt đáng kể giữa giới tính, tuổi tác, mức thu nhập, trình độ học vấn đến Quyết định sử dụng thanh toán di động của Gen Y tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa tuổi và quyết định sử dụng thanh toán di động. Nói cách khác, kết quả cho thấy độ tuổi sẽ không ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng chấp nhận thanh toán di động. Trong khi hầu hết các nghiên cứu trước đây có kết quả cho thấy tuổi tác có sự khác biệt đáng kể với quyết định sử dụng thanh toán di động. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu được hỗ trợ bởi Dabholkar và cộng sự (2003), điều này làm rõ rằng quyết định sử dụng sẽ không bị ảnh hưởng bởi tuổi tác.

Theo Tan và cộng sự (2014), không có sự khác biệt đáng kể giữa giới tính và quyết định áp dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khác cũng tuyên bố rằng quyết định sử dụng một công nghệ mới đối với cả nam và nữ cũng không có sự khác biệt đáng kể. Nói tóm lại, có thể làm rõ rằng trong thế giới kỹ thuật số này, Nam và Nữ có cùng sở thích áp dụng công nghệ mới. Lý do là cả hai giới đều có sự sẵn sàng nhu nhau trong việc cố gắng làm cho cuộc sống của họ dễ dàng và đơn giản hơn. Do đó, kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa giới tính của nguời tiêu dùng với quyết định sử dụng thanh toán di động trong xu huớng hiện tại.

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể giữa mức thu nhập và quyết định sử dụng thanh toán di động. Kết quả cho thấy mức thu nhập của nguời tiêu dùng càng cao, thì quyết định sử dụng thanh toán di động càng cao. Kết quả này phù hợp với Dahlberg và Oorni (2007). Nguời tiêu dùng có mức thu nhập cao hơn sẽ có thói quen chi tiêu cao hơn. Do đó, họ sẵn sàng cao hơn và có quyết định sử dụng thanh toán di động, điều này sẽ tiết kiệm thời gian của họ trong mọi giao dịch. Điều đó cũng có nghĩa là mức thu nhập sẽ ảnh huởng trực tiếp đến quyết định sử dụng thanh toán di động.

Hơn nữa, kết quả trình bày có một sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm học vấn của Gen Y tại Thành phố Hồ Chí Minh với quyết định sử dụng thanh toán di động. Điều này đuợc làm rõ cho thấy các nhóm học sẽ ảnh huởng trực tiếp đến quyết định sử dụng thanh toán di động. Kết quả này đuợc hỗ trợ bởi Daudvà cộng sự (2011) và Amin và cộng sự (2008), cả hai cũng nhận đuợc kết quả của sự khác biệt đáng kể giữa các biến này. Kết quả cho thấy mức độ học vấn càng cao, quyết định sử dụng thanh toán di động càng cao.

Một phần của tài liệu 1928_003624 (Trang 84 - 85)