Dựa trên kết quả, Ảnh hưởng xã hội đã bị loại bỏ khỏi mô hình do giá trị p của nó lớn hơn mức ý nghĩa 0.05. Nói cách khác, kết quả này chỉ ra rằng có một mối quan hệ không đáng kể giữa Quyết định sử dụng thanh toán di động và Ảnh hưởng xã hội. Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây nhấn mạnh rằng Ảnh hưởng xã hội có xu hướng tác động đến ý định hành vi (Gupta et al., 2010; Venkatesh et al., 2003; Tan et al., 2014), tuy nhiên, nghiên cứu này ngụ ý rằng không có mối quan hệ giữa Ảnh hưởng xã hội và
Dựa trên kết quả, Ảnh hưởng xã hội đã bị loại bỏ khỏi mô hình do giá trị p của nó lớn hơn mức ý nghĩa 0.05. Nói cách khác, kết quả này chỉ ra rằng có một mối quan hệ không đáng kể giữa Quyết định sử dụng thanh toán di động và Ảnh hưởng xã hội. Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đây nhấn mạnh rằng Ảnh hưởng xã hội có xu hướng tác động đến ý định hành vi (Gupta et al., 2010; Venkatesh et al., 2003; Tan et al., 2014), tuy nhiên, nghiên cứu này ngụ ý rằng không có mối quan hệ giữa Ảnh hưởng xã hội và
Theo kết quả nghiên cứu, Các điều kiện thuận lợi có ý nghĩa với Quyết định sử dụng thanh toán di động do giá trị p nhỏ hơn mức đáng kể 0.05, hay có nghĩa là Các điều kiện thuận lợi có tương quan với Quyết định sử dụng thanh toán di động. Theo nghiên cứu của Lunavà cộng sự (2017) cho rằng, giai đoạn giới thiệu thanh toán di động với thị trường nên tương thích với lối sống của người dân vì nó có thể là một chuẩn mực chủ quan để phản ánh xu hướng hiện nay.
Hơn nữa, kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của Oliveira và cộng sự (2016) khi nghiên cứu đề cập rằng Các điều kiện thuận lợi có thể là đề xuất quan trọng nhất để giải thích ý định của người tiêu dùng chấp nhận sử dụng thanh toán di động. Lý do là Các điều kiện thuận lợi có thể được sử dụng để củng cố kỳ vọng và ý định của người tiêu dùng trong việc áp dụng công nghệ mới. Nói tóm lại, nếu người tiêu dùng nghĩ rằng thanh toán di động tương thích với lối sống của họ, thì khả năng thanh toán di động sẽ được sử dụng sẽ cao hơn.