Phật giáo trong đời sống bình dị thực tại

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 30 - 31)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Phật giáo trong đời sống bình dị thực tại

Tại sao người viết gọi đây là “Quan niệm về tư tưởng Phật giáo của Nhụy Nguyên” mà không gọi là “Tư tưởng Phật giáo của Nhụy Nguyên”. Trong một lần người viết về Huế gặp nhà văn Nhụy Nguyên, trong lần đó có trao đổi về việc nghiên cứu tác phẩm của anh. Sau lần đấy, người viết và Nhụy Nguyên có trao đổi qua email, người viết hỏi: “Nhìn nhận và quan niệm tư tưởng của anh như thế nào về Phật giáo?”. Lúc đó, Nhụy Nguyên trả lời rằng: “Dạ Thầy, thực ra Nhụy Nguyên chỉ là một người học Phật, được các vị Thầy hướng dẫn tu học, chứ nói đến tư tưởng về Phật giáo thì gần như không có gì. Nhụy Nguyên cảm nghiệm tự thân chỉ thấy Phật pháp vốn là đời sống. Những chân lý cao siêu sẵn có trong trời đất, ai nâng được mình lên và hòa được vào giữa đời sống thường tục trên cơ sở hóa giải dần tham lam, sân giận, si mê, lòng kiêu mạn sẽ nhận diện được ít nhiều” [phụ lục]. Qua cách trả lời ấy của Nhụy Nguyên, người viết nhận thấy tâm thế con người của Nhụy Nguyên rất bình dị và khiêm cung. Cũng từ đấy, qua khảo sát 7 cuốn tiểu luận của Nhụy Nguyên viết về Phật giáo, người viết quyết định viết về một mục nhỏ: “Quan niệm về tư tưởng Phật giáo của Nhụy Nguyên” để viết lên những quan niệm của Nhụy Nguyên về Phật giáo.

Xuyên suốt trong dòng chảy tư tưởng chủ đạo sáng tác của Nhụy Nguyên chính là tư tưởng Phật giáo. Khảo sát tất cả các tác phẩm và các tiểu luận của Nhụy Nguyên, người viết nhận thấy rõ tư tưởng chính yếu được Nhụy Nguyên thể hiện trong tác phẩm, đó chính là tư tưởng của Ngài Lục tổ Huệ Năng: “Phật pháp tại thế gian, Bất ly thế gian giác, Ly thế mích bồ đề, Kháp như cầu thố giác” có nghĩa là:

Phật pháp trên thế gian, Không thể rời thế gian mà giác ngộ, Rời thế gian tìm giác

ngộ, Giống như tìm sừng thỏ”. Chính vì tư tưởng ấy, cho nên ở Nhụy Nguyên luôn

tồn tại hai quan niệm chính, đó chính là quan niệm về Phật giáo gắn kết với đời sống bình dị, thực tại và Phật giáo là con đường giác ngộ, giải thoát.

Tư tưởng ấy, chỉ rõ ra rằng dù Phật giáo có xuất thế để đi trên con đường giác ngộ giải thoát, thì Phật giáo vẫn luôn gắn kết với đời sống bình dị - thực tại. Đó chính là sự gắn kết Đạo - Đời, thể hiện tính hòa nhập nhưng không hòa tan của Phật giáo đối với đời sống. Quan niệm tư tưởng ấy được Nhụy Nguyên trình bày một cách khá chi tiết trong các tác phẩm của anh. Nhụy Nguyên chủ yếu viết về con người bình dị trong đời sống đan xen với những tư tưởng, triết lý Thập thiện và Ngũ giới. Trong văn xuôi và các tiểu luận, cảm luận của anh luôn luôn hiện hữu những triết lý: Nhân quả - Nghiệp

báo, Sám hối - Hướng thiện, Vô thường và Vô ngã. Những triết lý này đan xen với những câu chuyện bình dị trong đời sống hiện thực. Như câu chuyện của vợ chồng Nõ - Nường (trong truyện Vung tay chạm đến vô cùng của tác phẩm Trôi trên dòng thời

gian trắng xóa) lên chùa cầu tự, Nõ được Sư thầy nhờ lên chùa làm công quả. Vì lòng

tham của Nõ, nên khi đào thấy đầu tượng Hộ Pháp bằng đồng trong đống đất, vì lòng tham lam nên anh ta mang đi bán. Trên đường về nhà thì bị tai nạn chấn thương ở đầu. Đấy chính là triết lý Nhân quả - Nghiệp báo trong đạo Phật, “nhân quả theo mình như hình theo bóng” đó là câu nói của các bậc tiền nhân cổ đức xưa nay và câu nói ấy không thể sai được. Bằng nghệ thuật sáng tác đặc sắc, Nhụy Nguyên đã chuyển tải những triết lý ấy vào trong văn học, trong cuộc sống một cách tinh tế như thế.

Tuy nhiên với tác giả, những triết lý của Phật giáo luôn uyển chuyển và sinh động, bởi lẽ nhân quả nghiệp báo là nền tảng để người ta có thể hiểu lý vô thường và dần nghiệm ra tính vô ngã của vạn vật. Đó là lý do mà tác giả ngày càng viết ít hơn, và những tác phẩm về sau này càng thanh thoát và dường như giữa Đạo và Đời có sự mờ nhòa đến khó phân biệt.

Bên cạnh quan niệm này về Phật giáo, Nhụy Nguyên còn thể hiện khá rõ quan điểm: Phật giáo chính là con đường giác ngộ - giải thoát. Tư tưởng này là tư tưởng chính yếu và quan trọng nhất của Phật giáo, chính tư tưởng ấy đã khẳng định Đạo Phật là đạo tỉnh thức, là đạo giác ngộ đem cho người từ xấu thành tốt, từ bất thiện thành thiện, từ vô minh đến trí tuệ. Đạo Phật là đạo của Trí tuệ, đạo bình đẳng. Chính từ những quan điểm trên, Nhụy Nguyên được gần với tính “chân như” của cái bình thường nhất, được thực chứng trong quá trình hành pháp, nên anh đã mạnh dạn chuyển tải những tư tưởng quý giá ấy vào trong tác phẩm của mình. Nó hiện hữu nhiều ở những tác phẩm như: Trôi trên dòng thời gian trắng xóaNgôi nhà của cỏ. Ngoài ra những quan niệm ấy của Nhụy Nguyên còn được biểu hiện rất rõ trong các tiểu luận của anh.

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)