Giọng điệu tâm tình, cảm thương

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 107 - 122)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Giọng điệu tâm tình, cảm thương

Viết về triết lý nhân sinh Phật giáo, nên văn phong của Nhụy Nguyên không khô khan, cứng nhắc, ngược lại, ngôn từ trong tác phẩm của anh lại giàu tính sắc thái biểu cảm, xuất hiện những câu cảm thán, thể hiện một cái nhìn hết sức gần gũi với sự

kiện tình tiết của câu chuyện được miêu tả. Người trần thuật nhiều khi bị cuốn theo những cảm xúc say mê của tiếng đàn, câu hát của những dòng xúc cảm nội tâm của nhân vật. Giọng điệu tâm tình, cảm thương vừa thể hiện một nét riêng trong phong cách trần thuật của Nhụy Nguyên, vừa thể hiện được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả trước những thân phận đau khổ, cơ cực.

Trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, người đọc dường như bị cuốn đi trong những mạch cảm xúc dạt dào của những đoạn văn giàu sắc thái biểu cảm. Đoạn miêu tả về nỗi đau khổ về cái chết của con mình trong truyện ngắn Trôi qua miền sáng là một ví dụ: “Mẹ ôm lấy tôi. Tôi hất mẹ ra. Mẹ càng riết mạnh. Khóc. “Mẹ vào với ông ta đi!” “Không. Con... Mẹ chỉ có con. Không có con mẹ không sống làm gì”. “Mẹ dối. Từ sáng tới giờ mẹ không hỏi con một câu. Mẹ coi như không có con. “Con ơi... con không biết sao? Con chết từ đêm qua kia mà! Hắn bóp cổ con...”. Tôi vùng dậy. Mẹ cúi sập “Mẹ cũng chết rồi... Lại đây con ơi. Hai mẹ con ta đã chết! Mẹ con ta giờ là

âm hồn. Con không tin à. Con nhìn vào căn phòng kia đi. Xác mẹ nằm trên đó...” [35,

tr. 49-50]. Giọng văn vô cùng cảm thương, trước những nỗi đau về cái chết của người con. Đoạn đối thoại giữa người mẹ và người con trong cõi âm, tác giả đã sử dụng yếu tố kỳ ảo, hư cấu để nói lên những nỗi khổ, mà người chết không thể nói ra, giọng văn đậm chất tâm tình, cảm thương.

Đến với tùy bút, Nhụy Nguyên lại còn thể hiện rõ bình diện này hơn, nỗi đau khổ luôn là hình ảnh người đọc sẽ bắt gặp trong văn xuôi của Nhụy Nguyên. Những đau thương, mất mát hồi tưởng và hoài niệm được gắn chặt với giọng điệu này, nó nổi bật nhất trong truyện tùy bút Cơn đau vô hạn, nói về nỗi niềm thương nhớ của người con khi đối diện trước sự hấp hối của cha mình: “Ba ơi đến bây giờ tay chạm bàn phím con vẫn run lên và tim nghẹn đắng. Ánh mắt ba vẫn như đang nhìn con, hơi thở của ba vẫn phả vào con ấm áp. Hình dáng ba rướn mình chống chọi cơn

đau, giá mà xóa được sẽ nhẹ nhàng biết bao” [34, tr. 111] và nỗi niềm ấy còn khiến

cho nhân vật nghẹn khóc, chạnh lòng, nỗi niềm ấy tác giả đã miêu tả rất chân thực qua giọng điệu cảm thương: “Mỗi lần về thăm ba rồi đi, là một lần nước mắt con

tuôn dọc hành trình. Con sắp mất một nửa của tất cả trong đời” [34, tr. 111]. Chất

giọng tâm tình, nỗi thương xót nhớ về cha, nỗi niềm hồi ức lại những tình cảm thiêng liêng bằng sự diễn đạt qua ngôn ngữ trần thuật. Chất giọng tâm tình này được thể hiện phần nhiều ở ngôn ngữ trần thuật của tác phẩm và biểu hiện rất rõ trong

việc nhấn nhá ngữ điệu của câu văn. Những từ cảm thán cũng giúp cho giọng văn trở nên cảm thương và hối tiếc hơn, nó được thể hiện rất rõ trong đoạn văn trên. Nỗi cô đơn của người mẹ trong tác phẩm cũng được nhân vật nhắc đến bằng giọng văn thương cảm: “Gió đông bắc đang tràn về. Mẹ so ro trong tấm áo còn mới nguyên

của ba lần tìm hơi ấm” [34, tr. 115]. Người con cũng thương cho mẹ mình khi cha

đã mất đi. Nỗi buồn của mẹ được thể hiện qua hình ảnh tấm áo còn nguyên hơi ấm của ba, một hình ảnh cho chúng ta thấy tiếc nuối, lưu luyến. Giọng điệu tâm tình cảm thương đã khắc họa nên một bản tâm tư về tình cảm của con người, những giá trị thiêng liêng của người thân gọi tắt là hương vị tình thân đã khiến cho người đọc để lại một cảm xúc thân thương và xúc động. Đó là sự thành công trong phong cách sáng tác nghệ thuật của Nhụy Nguyên, ở anh có một chất liệu riêng mà do anh chế tác bằng cả tâm tư và khả năng biện tài của anh.

Tóm lại, giọng điệu tâm tình, cảm thương trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, một mặt thể hiện cách quan niệm, suy tư, chiêm nghiệm về triết lý tư tưởng Phật giáo của con người Nhụy Nguyên, mặt khác là sự kết hợp với những câu chuyện đời thường, bình dị mang đậm tính chất tâm tình, cảm thương. Ngoài ra, nó còn là sự kết hợp ăn ý giữa bình diện giọng điệu tâm tình, cảm thương và bình diện giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý làm cho tác phẩm vừa giàu chất trí tuệ, vừa đậm chất thơ văn.

*Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3 này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và phân tích phương diện nghệ thuật trong văn xuôi của Nhụy Nguyên. Với những bình diện không gian và thời gian nghệ thuật, chúng tôi chú trọng nghiên cứu về không gian chùa chiền của Phật giáo và thời gian theo quan niệm của Phật giáo, mục đích nghiên cứu của hai bình diện này để nhấn mạnh tính chất cảm quan Phật giáo trong văn xuôi của Nhụy Nguyên. Kế tiếp chúng tôi nghiên cứu về bình diện ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật, ở bình diện này chúng tôi nghiên cứu và phân tích sâu hai bình diện chính là ngôn ngữ Phật giáo và giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý, với mục đích làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật của Nhụy Nguyên ở góc độ ngôn ngữ trong các tác phẩm văn xuôi của anh.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác đề tài: “Cảm quan Phật giáo trong văn xuôi của Nhụy Nguyên”, người viết nhận thấy tư tưởng Phật giáo trong các tác phẩm văn xuôi của Nhụy Nguyên được thể hiện rất chi tiết và logic, những tư tưởng ấy được xuất phát từ chính nhận thức và quá trình thực tập của nhà văn.

1. Tư tưởng Phật giáo như là mạch nguồn xuyên suốt trong tâm thức của người Việt, nó có sức lan tỏa vô cùng lớn đối với văn học nước nhà, góp phần tạo nên nhiều giá trị cho văn học. Với văn xuôi Việt Nam đương đại, Phật giáo chính là nguồn cảm hứng cho các nhà văn khi nói về kiếp người, nhân sinh, vũ trụ, cùng với cách nhìn hiện thực, kết cấu tác phẩm và thủ pháp nghệ thuật hiện đại, giúp cho nhà văn chuyển tải những thông điệp về cuộc đời càng sinh động và hiện thực hơn. Gần đây, nhiều tác phẩm văn học mang hơi hướng Phật giáo ra đời, như: tiểu thuyết Đội

gạo lên chùa; Mẫu thượng ngàn; Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Đức Phật,

nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Xác phàm của

Nguyễn Đình Tú, Về nhà của Phan Việt,… đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với giới độc giả yêu thích Phật giáo. Đến với nhà văn Nhụy Nguyên, anh sáng tác nhiều tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau mang đậm tư tưởng Phật giáo, tiểu biểu như: truyện ngắn Trôi trên dòng thời gian trắng xóa; Bóng thuyền ảnh hiện; tùy bút Ngôi nhà của cỏ và bút ký Về những đỉnh tuyệt mù, những tác phẩm ấy chứa đựng một dung lượng tư tưởng Phật giáo khá dày đặc và thâm sâu. Ngoài những tác phẩm tiêu biểu này, Nhụy Nguyên còn thỏa sức thể hiện tư tưởng Phật giáo trong thể loại thơ và tiểu luận.

Những tác phẩm ấy của Nhụy Nguyên thấm đẫm tư tưởng Phật giáo, tuy có bản sắc riêng độc đáo, nhưng chưa được người đọc biết đến nhiều. Nhụy Nguyên muốn khai mở tinh thần Phật giáo - một thế giới hiện thực và trải nghiệm, một tinh thần hết sức khoáng đãng, tự tại của những tâm hồn không chấp niệm chánh - tà, đạt đến chỗ trong sáng, cao viễn. Nhà văn đã muốn làm một tấu khúc cho tác phẩm về Chân - Thiện - Mỹ mang đậm tư tưởng Phật giáo.

Bằng chính sự am hiểu về Phật giáo của tác giả, cho nên mỗi sự kiện trong tác phẩm đều mang một sắc thái Phật giáo hòa mình vào trong mỗi câu chuyện đời thường. Sự thích thú trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, đó chính là tác giả đã không

chủ đích truyền bá tư tưởng Phật giáo, nhưng vì cái cốt tủy tận sâu trong tâm thức của Nhụy Nguyên đã thấm đẫm tinh thần, tư tưởng Phật giáo, cho nên mỗi dòng chữ, câu từ khi được viết ra, đều mang đậm triết lý nhân sinh Phật giáo. Điều này đã tạo nên một phong cách nghệ thuật đặc trưng riêng của tác giả, từ đó văn chương của Nhụy Nguyên có sự hấp dẫn đối với độc giả yêu thích văn học Phật giáo.

2. Nghiên cứu văn xuôi của Nhụy Nguyên, dưới góc độ Cảm quan Phật giáo, người viết đi vào nghiên cứu quan niệm tư tưởng Phật giáo của tác giả và nhận thấy Nhụy Nguyên có quan niệm về Phật giáo rất thực tại và bình dị, là một tôn giáo dễ gần và dễ tiếp cận đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Từ bình diện nội dung, tư tưởng, có thể thấy cái nhìn về cuộc đời và con người của Nhụy Nguyên trong văn xuôi chịu sự chi phối của triết lý Phật giáo. Đó là cuộc đời khổ đau, cuộc đời vô thường và khác hẳn các nhà văn khác, Nhụy Nguyên còn tạo nên một kiểu con người giải thoát. Trong truyện ngắn và tùy bút, Nhụy Nguyên miêu tả đầy dẫy những nỗi khổ đau và mất mát của cuộc đời, những nỗi khổ ấy do vô minh, tham ái, dục vọng của con người tạo nên, nó là sự phản ánh hiện thực khổ đau trong kiếp sống nhân sinh này. Từ những nỗi khổ đau ấy, con người dần nhận ra được cuộc đời là bể khổ, vô thường, họ muốn tìm đến sự giải thoát cho bản thân. Trong truyện ngắn của Nhụy Nguyên đã vẽ lên một hình ảnh

Trôi qua miền sáng, nhằm cứu rỗi những nỗi khổ đau của con người, đưa đến cho họ

một con đường giải thoát đến miền cực lạc.

Thế giới nhân vật trong văn xuôi của Nhụy Nguyên được xem là cam chịu, và không dám đối diện với những thử thách, mất mát của cuộc đời, cho nên tư tưởng giải thoát đã giúp cho họ tìm ra con đường để giải thoát khổ đau. Con người trong văn xuôi, được Nhụy Nguyên miêu tả với nhiều tâm thế cùng nhiều mặt hiện thực khác nhau của cuộc đời, như con người mang triết lý Vô minh - Vô ngã, Nhân quả - Nghiệp báo, Sám hối - Hướng thiện. Đó là những bản chất khổ đau của con người, mà hơn thế ở đây Nhụy Nguyên tạo ra một thế giới nhân vật để thể hiện triết lý Phật giáo trong từng số phận của nhân vật. Con người trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, từ quá trình vô minh (không nhận rõ về điều thiện và bất thiện) nên khi họ làm những điều bất thiện; rồi sau đó nhận lại kết quả không tốt đẹp, họ ăn năn và sám hối, từ đó con người hướng đến sự thánh thiện và chuyên tâm tu tập để cầu giải thoát. Đó là quá trình từ vô minh đến hướng thiện của con người trong văn xuôi của Nhụy Nguyên.

Bằng con mắt tinh tường và thiền vị, nhà văn đã miêu tả một thế giới nhân vật mang màu sắc Phật giáo, để thể hiện những giá trị tư tưởng, triết lý, văn hóa trong tác phẩm của mình.

3. Bên cạnh những thành công về nội dung, tư tưởng, đến với nghệ thuật, Nhụy Nguyên mang một dấu ấn đặc sắc làm nên một thế giới nghệ thuật đậm chất Phật giáo, với không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu. Tất cả các tác phẩm văn học thành công đều nhờ vào phương thức thể hiện, đó chính là nghệ thuật được tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình. Những yếu tố không gian chùa chiền, thời gian theo quan niệm của Phật giáo và ngôn ngữ Phật học đã làm nên một đề tài Phật giáo đặc sắc trong nghệ thuật sáng tác của Nhụy Nguyên. Những ngôi chùa hùng vĩ trên núi cao cùng những ngôi chùa ngoài biển đảo đầy thoáng đãng và mênh mông yên bình; những khoảnh khắc thời gian sát na, vô thường, luân hồi; những ngôn ngữ Phật giáo đậm chất triết học, đã tạo nên một tác phẩm đậm chất Phật giáo. Ngoài ra, Nhụy Nguyên còn thể hiện cái suy ngẫm, chiêm nghiệm triết lý của bản thân mình thông qua giọng điệu nghệ thuật, tạo nên một phong cách nghệ thuật đặc sắc riêng của Nhụy Nguyên.

Từ phương diện nội dung, tư tưởng đến phương thức nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, chúng ta có thể khẳng định được những giá trị đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác của Nhụy Nguyên. Tác giả đã đóng góp cho văn học nước nhà một góc độ văn chương mang đậm tư tưởng, triết lý Phật giáo, ngoài ra trong văn xuôi của Nhụy Nguyên còn mang đậm một màu sắc văn hóa rất đa dạng và phong phú. Để khai thác văn xuôi của Nhụy Nguyên ở góc độ Cảm quan Phật giáo, chúng tôi nhận định rằng, Nhụy Nguyên đã chạm đến những sườn núi văn học và anh vẫn đang còn leo lên và leo cao hơn nữa để đến với đỉnh cao của mái nhà văn học Việt Nam. Qua nghiên cứu văn chương của Nhụy Nguyên, người viết cũng như người đọc sẽ lưu lại khá nhiều triết lý sâu sắc mà Nhụy Nguyên đã gửi gắm vào trong tác phẩm của mình.

4. Có thể nói văn xuôi của Nhụy Nguyên được đánh giá ở vị trí rất cao trong mảng văn học Phật giáo. Dưới giác quan của người viết, Nhuỵ Nguyên như là một yếu tố đại diện cho văn học Phật giáo đương đại. Bởi lẽ, văn xuôi của anh không chỉ dừng lại ở mặt ngôn từ để miêu tả những yếu tố Phật giáo, mà còn chuyển tải nhiều

triết lý, tư tưởng, giáo lý kinh điển, phương pháp tu tập chuyển hoá khổ đau thành hạnh phúc trong tác phẩm của anh.

Trong giới hạn cho phép, luận văn chỉ khảo sát những bình diện nổi bật về Cảm quan Phật giáo trong văn xuôi của Nhụy Nguyên. Ở một góc tiếp cận khác, có thể khảo sát để thấy được ý nghĩa của những bình diện văn hóa, thẩm mĩ trong tác phẩm với việc tạo nên tiến trình lịch sử, văn hóa, hay nói cách khác nghiên cứu tác phẩm từ góc độ văn hóa học sẽ là hướng mở của luận văn.

Cảm quan Phật giáo trong truyện ngắn Việt Nam đương đại.

Cảm quan Phật giáo trong văn xuôi Việt Nam đương đại.

Cảm quan Phật giáo trong văn học Việt Nam đương đại.

Cảm quan Phật giáo trong đối sánh giữa văn học trung đại và văn học hiện

đại Việt Nam.

Cảm hứng Phật giáo trong văn xuôi Việt Nam đương đại.

Văn học Phật giáo Việt Nam đương đại giai đoạn 2000 - 2020.

Đó là những hướng có thể mở và triển khai từ luận văn của chúng tôi, bởi lẽ văn chương của Nhụy Nguyên có thể sẽ được nêu tên trong một hiện tượng văn học Phật giáo Việt Nam đương đại. Người viết xin mượn lời của nhà văn Nguyễn Khắc Phê để thay cho lời kết: “Biết đâu sẽ đến lúc có người đặt vấn đề “văn học hướng thiền” hay

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngô Thị Lan Anh (2014), chữ Tâm nhà Phật và ảnh hưởng của “tâm” trong

Phật giáo đối với đời sống đạo đức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 3. Bakhtin. M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, (Phạm Vĩnh Cư dịch), Trường

viết văn Nguyễn Du, Hà Nội

4. Thu Giang Nguyễn Duy Cần (1995), Phật học tinh hoa, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh

5. Hoàng Thị Châu (2002), Phương ngữ học tiếng Việt , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Thích Nữ Thanh Châu (2003), Khái quát về ngôn ngữ kinh điển Phật giáo, Tạp

chí Nghiên cứu Phật học, (số 6), tr. 68

7. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 107 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)