6. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là đặc trưng của văn học, là hình thức cảm nhận thế giới của con người với một quan niệm nhất định về thế giới. Thời gian nghệ thuật được thi pháp học định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn
thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai”. [58, tr. 83]
Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thực hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả, gắn với phương thức, phương tiện thực hiện mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng: “Văn học thuộc loại hình nghệ thuật thời gian, nghĩa là, hình tượng của nó mở
dần ra trong thời gian” [29, tr. 188]. Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ
thuật là một phương diện quan trọng của thi pháp học, góp phần làm nên nhịp điệu cũng như tính độc đáo của tác phẩm.
Khảo sát văn xuôi của Nhụy Nguyên, chúng tôi nhận thấy, các bình diện thời
gian theo quan niệm Phật giáo, thời gian lịch sử - xã hội và thời gian phong tục là
những bình diện thời gian nổi bật nhất. Sự khai triển các bình diện thời gian này trong tác phẩm, vừa làm nên nhịp điệu của truyện kể, vừa giúp cho những ẩn ý sâu sắc của tác phẩm được hiển lộ.
3.1.2.1. Thời gian theo quan niệm Phật giáo
Xuyên suốt các tác phẩm văn xuôi của Nhụy Nguyên, chúng ta đều bắt gặp những câu chuyện về sinh tử, ranh giới của sự sống chết, sự vô thường chớp nhoáng,
những hình ảnh ấy thể hiện cho thời gian sát na vô thường của Phật giáo. Thời gian đối với Phật giáo là sự biến chuyển, vô thường. Ở đấy, Nhụy Nguyên đã chuyển tải được những quan niệm thời gian vào từng câu chuyện trong truyện ngắn, tùy bút và bút ký của anh.
Thời gian theo quan niệm của Phật giáo được tính theo khái niệm sát na (là thời gian ngắn nhất) và A tăng kì kiếp (là thời gian dài nhất)… Sự vô thường, tuổi già, bệnh tật không bao giờ hứa hẹn thời gian với chúng ta, chúng có thể đến bất chợt lúc nào mà chúng ta không thể nhận biết trước được. Bởi vì cuộc đời vốn vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng có còn sống ở sát na sau hay không? Nếu một tai nạn xảy ra và cướp đi mạng sống này thì mạng sống của chúng ta được ví như hạt sương rơi. Những ý niệm của chúng ta sẽ thay đổi rất nhanh trong từng sát na. Để hiểu được nghĩa cụ thể của từ sát na, chúng tôi xin được giải thích như sau:
Sát-na, “chữ Hán 刹 那, âm dịch là xoa nô 叉孥, ý dịch là niệm, niệm khoảnh
(念 頃, khoảnh khắc của niệm). Ở Ấn Độ, nó được dùng như là đơn vị biểu thị thời
gian ngắn nhất. Thông thường người ta cho rằng đối với một người có sức mạnh thì trong một giây lát đã trải qua 65 sát na. Theo đó, ta thấy rằng 1 sát na là 1/75 giây, thể hiện thời gian ngắn đến nỗi không thể có cảm giác biết được” [62, tr. 1189]. Theo Abhidhamma Mahàvibhàsa (Đại Trí Luận) sát na được giải thích một cách rõ ràng như sau: “Vạn pháp luôn luôn biến đổi, không một vật gì có thể tồn tại trong hai sát
na liên tiếp”. Một ngày 24 giờ được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín
ngàn, chín trăm tám mươi sát na.
Qua đó chúng ta thấy, sát na là một trạng thái trôi qua rất nhanh, nhanh đến nỗi người thường không thể cảm nhận được. Trong Kinh, đức Phật cũng rất nhiều lần sử dụng danh từ sát na để chỉ cho kiếp người vô thường nhanh như sát na. Nhụy Nguyên cũng vậy, anh am hiểu giáo lý Phật giáo cho nên anh đã sử dụng từ sát na để chỉ cho sự nhanh chóng trong giây lát qua bài thơ thiền: “Ngồi thiền đội cả không trung, Sát
na chánh niệm vô chừng tạp ngôn” [35, tr. 32]. Sát na chánh niệm không chừng tạp
ngôn, nhằm ý nói đến hành giả khi ngồi thiền, nếu không tập trung cao độ, thì rất dễ bị vọng tưởng mà tạp ngôn. Nhụy Nguyện sử dụng thời gian sát na để biểu hiện cho thời gian ngắn nhất, vô thường nhất trong tâm con người luôn luôn biến chuyển không ngừng.
Thời gian trong Phật giáo còn được hiểu qua góc độ tư tưởng vô thường, vạn vật vô thường, con người vô thường. Vô thường từ ý niệm, vô thường đến hành động, nó luôn luôn dịch chuyển không ngừng, đó được xem là một khái niệm về thời gian nhanh vụt của Phật giáo. Trong phần chương hai, chúng tôi đã giải thích rất rõ về vô thường, ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh bình diện thời gian vô thường theo quan niệm của Phật giáo. Trong tùy bút của Nhụy Nguyên khá nhiều câu chuyện chỉ về khoảnh khắc vô thường của đời người, như: “Nhưng thân xác vô thường, mất ba con
sẽ côi cút giữa đời và biết ai dẫn về cõi Phật” [34, tr. 112] hoặc khoảnh khắc vô
thường còn đậm nét hơn trong tùy bút qua truyện Ngó trời phiếm luận không cùng, cho chúng ta nhận thấy thời gian trôi qua một cách không đợi chờ ai: “thực tế khó thể khiến thức giả thỏa mãn trọn vẹn so với sự hiện hữu của bóng dáng vô thường. Một ngôi đền cổ kính với nhiều chứng tích đã được thời gian phủ lên sự tịch tĩnh mang phong vị thiền, xem là tuyệt phẩm của thiên nhiên không gì thay thế. Tôi vẫn thích nhìn những tháp rêu phong đang từng khắc tàn rụi. Nó đẹp ngay ở sự biến hoại theo
cơn gió vô thường, buông theo vô thường nên trung trinh lừng lẫy” [34, tr.118].
Thời gian vô thường biến chuyển theo từng sát na, còn được biểu hiện ở trạng thái tâm lý nhân vật, điển hình trong truyện ngắn Bóng thuyền ảnh hiện, như:
“Khoảnh khắc tâm tôi trong lặng không khởi ý niệm, từ đâu rơi xuống một thông
điệp: Nàng không thể dối thêm nữa. Không ai nói dối với linh hồn bao giờ. Tôi liền quay lại bờ sông. Kia rồi. Nơi những que nhang vừa tàn lụi, đúng như lời hứa trên
mảnh giấy đã thành tro: Nàng để lại cho tôi một con thuyền” [35, tr. 65]. Đoạn văn
trên, được tác giả dùng từ “khoảnh khắc” để miêu tả về ý niệm của nhân vật kể chuyện độc thoại nội tâm. Trong truyện ngắn Buông cũng sử dụng khoảnh khắc vô thường để tả về vị Sư giáo hóa cho phật tử bằng những lời chánh pháp: “Khoảnh khắc hiếm hoi tưởng sư phải nói khác những lời ở chánh điện trước nhiều Phật tử; hay sư vẫn dùng chánh pháp để đẩy lùi vọng tưởng. Con người phải hướng nội, biết khước
từ hư danh, nhẫn nhục siêu phàm làm hiền thánh” [35, tr. 85]. Những khái niệm về
thời gian của Phật giáo được tác giả sử dụng một cách tinh luyện, uyển chuyển vào tác phẩm. Đôi khi người đọc lướt qua cũng khó cảm nhận được thời gian trong văn xuôi của Nhụy Nguyên lại mang một khoảnh khắc, sát na ngắn ngủi như thế. Bởi vì,
vốn dĩ sát na và vô thường là hai khái niệm về thời gian ngắn nhất, mà chúng ta cũng khó thể nhận biết được.
Tâm thức của các nhân vật trong truyện ngắn còn thay đổi suy nghĩ nhanh chóng theo quan niệm thời gian sát na của Phật giáo, như trong truyện ngắn Mần
nhói: “Họ dắt nhau trong bóng đêm, tôi thấy nụ cười lóe trên đôi môi xinh của cô gái.
Chính nụ cười ấy khiến tôi chững lại, thay đổi suy nghĩ” [35, tr. 19] và truyện ngắn
Về những đỉnh tuyệt mù: “Phải chăng khoảnh khắc thấy Việt, trái tim Nhơn rung
động làm rơi lưỡi chạm” [41, tr. 100]. Những nội dung trên đây, đã góp phần giúp
cho thời gian nhanh chóng của Phật giáo thêm phần rõ ràng đặc sắc hơn trong văn xuôi của Nhụy Nguyên.
Tóm lại, thời gian theo quan niệm của Phật giáo trong văn xuôi của Nhụy Nguyên là khoảng thời gian chớp nhoáng, vụt mất, nhanh chóng như khái niệm sát na. Thể hiện cao tính triết lý vô thường của Phật giáo trong văn xuôi, thời gian sát na như là yếu tố bổ trợ cho dụng ý của nhà văn khi chuyển tải tư tưởng Phật giáo đến với văn học. Có thể nói, bình diện nghệ thuật này đã góp phần đặc sắc cho nghệ thuật sáng tác của Nhụy Nguyên, giúp cho độc giả hiểu ra được nhiều giá trị nhân sinh trong cuộc sống.
3.1.2.2. Thời gian lịch sử - xã hội
Trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, tuy đã bị làm mờ đi bởi những lớp trầm tích văn hóa, phong tục, nhưng thời gian lịch sử - xã hội vẫn là bình diện thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sáng tác nghệ thuật của anh. Thời gian trong văn xuôi của Nhụy Nguyên cũng hiện hữu những mốc thời gian lịch sử - xã hội. Đặc biệt nó được tác giả thể hiện rất rõ ở hai thể loại, đó là tùy bút và bút ký.
Về cơ bản, bình diện thời gian lịch sử - xã hội trong tùy bút và bút ký của Nhụy Nguyên có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn giữa thời gian niên biểu bên ngoài, gắn với không khí của thời đại và thời gian niên biểu bên trong gắn với sự trải nghiệm của nhân vật. Chúng tôi xin dẫn ra một số sự kiện lịch sử, chính trị, tôn giáo được đề cập đến trong tác phẩm thông qua phát ngôn của người kể chuyện như sau:
Bảng 3.1: Niên biểu các sự kiện lịch sử, chính trị, tôn giáo trong tùy bút Ngôi nhà của cỏ
STT Niên biểu Sự kiện lịch sử, chính trị, tôn giáo Trang
1 15/4/Âm lịch Kỷ niệm ngày đức Phật đản sanh 38,125
2 1258 Năm sinh của Vua Trần Nhân Tông 108
3
23/ trọng thu/1803 (tháng
8 âm lịch)
Được khắc trên chuông của chùa Thiên Giang “Gia
Long nhị niên, trọng thu nguyệt, nhị thập tam nhật”
(Gia Long năm thứ 2/ 1803, ngày 23 tháng trọng thu) tháng trọng thu là tháng 8 âm lịch.
48
4 1804 Được khắc trên chuông lớn của Linh Quang tự “Gia
Long năm thứ 3, Giáp Tý (1804)” 45
5 1838 “Minh Mạng thập cửu niên Mậu Tuất” được khắc
ghi trong Bức hoành phi Thiên Giang tự 43 6 10/5/1861 Được khắc ghi trong bia chùa Ông: “nguyên do và
địa thế lập ngày 10/5 năm Tự Đức thứ 14 (1861)” 45
7 20/6/1867 Sự kiện khi đô đốc De la Grandière cho quân viễn
chinh chiếm thành Vĩnh Long 87
8 23/5/1885
(âm lịch) Ngày Thất thủ Kinh đô Huế 1885.
85,86, 87,88, 9 Năm Thành Thái thứ 6 (1894)
Có ngôi chùa được tạo dựng vào thời điểm này 93
10 Khải Định năm thứ 9 (1924)
Dịp Tứ Tuần Đại Khánh của vua Khải Định đã ban sắc phong cho làng Bao Vinh “Thành Hoàng Tôn
Thần, bảo vệ cho nước che chở cho dân”
43
Bảng 3.2: Niên biểu các sự kiện lịch sử, chính trị, tôn giáo trong bút ký Về những đỉnh tuyệt mù
STT Niên biểu Sự kiện lịch sử, chính trị, tôn giáo Trang
1 Năm Cảnh Hưng nguyên (1740)
Thủy Dương được hình thành với tên làng Thanh
Thủy Thượng 90
2 Năm Cảnh Thịnh đời thứ 7 (1799)
Có ghi: “Dã Lê Thượng và Thanh Thủy Thượng đóng ba mươi cuất binh voi trận, trong đó Thanh Thủy Thượng có tới mười sáu quản tượng các
tượng cơ”
92
3 Ngày 24/11/1880
Vua Tự Đức ban sắc: Sắc chỉ cho thôn Ngọc Mỹ xã Phù Lưu huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh từ trước đã thờ ông Bảo An Chính Trực Hựu Thiện Đôn Ngưng làm Thành hoàng từng được ban cấp phụng thờ từ trước tới nay…. ngày vui của nước
36-37
4 1/5/1930 Ngày Quốc tế lao động 39
5 10/8/1961
Chiếc máy bay trực thăng H34 của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất độc khai quang đầu tiên dọc theo quốc lộ 14 từ Kom Tum lên Đắc Tô
42
6 25/4/1968 Trận đánh ác liệt, trong lịch sử dân tộc nước ta
(trận Mậu Thân 1968 tại Huế) 84, 87
7 8/6/1968
Cu Rao (Huyện đội trưởng) viết thư tay cho gia đình Cu Lối về sự hy sinh kháng chiến chống Mỹ của anh.
82
8 Tháng 1/1969 6 tiểu đoàn lính viễn chinh Mỹ phối hợp với binh
lính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa 80 9 4/9/1978 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Bằng Tổ quốc ghi
công cho Cu Lối 80
10 15/11/1980 Phó Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát ký tấm Bảng
Các sự kiện được nêu trên, hầu như được thể hiện qua ngôn ngữ của người kể chuyện, nó trùng khớp với các sự kiện lịch sử bên ngoài và được dồn nén bằng những câu lược thuật khá ngắn gọn. Như vậy, việc Nhụy Nguyên đưa bình diện thời gian này vào tác phẩm, một mặt đã làm cho không khí lịch sử trong tùy bút và bút ký trở nên đậm nét; mặt khác đây còn là những sự kiện lịch sử mang tính chất khơi gợi đau thương của con người trong chiến tranh như: ngày thất thủ Kinh Đô Huế (1885) trong tùy bút Một ngày ám ảnh trăm năm; trận tàn khốc tết Mậu Thân (1968) tại Huế và cả những cuộc kháng chiến chống Mỹ trong bút ký Danh xưng cho một linh hồn, đã góp phần tạo nên ý nghĩa bề sâu cho tác phẩm. Đứng trước những mốc thời gian nhạy cảm ấy, con người vẫn gồng mình lên để sống tiếp. Bao nhiêu đau thương mà nhân dân cả nước, đặc biệt là người dân Huế đã phải chịu đựng từ những hậu quả chiến tranh gây ra, con người vẫn mạnh mẽ, nghị lực để vươn vai sống và phát triển.
Bên cạnh lớp thời gian gắn với những sự kiện trung thành với chính sử, Nhụy Nguyên cũng đã tạo ra một lớp thời gian lịch sử - xã hội bằng cảm nhận riêng của các nhân vật hoặc gắn liền với sự tồn tại của nhân vật. Ví dụ: “như lời Phật dạy
sau ba ngàn năm” [34, tr. 33]; “Đã hàng trăm năm… phố cổ hôm nay nếu soi vào
lịch sử thật chẳng xứng với danh hiệu là khu thương mại lớn của đất kinh kỳ vào
thế kỷ XIX” [34, tr. 42]; “người Hoa xin nhập cư, được chúa Nguyễn cho lập làng
Minh Hương vào khoảng thế kỷ XVII đã khơi nguồn cho phố thị” [34, tr. 44]; “Cho
tới thế kỷ thứ VIII – IX, khi nền văn hóa của vương quốc Chăm đã phát triển thịnh
vượng” [33, tr. 25]; “Từ đời vua Thành Thái (1889 -1907) cho tới vị vua cuối cùng
triều Nguyễn, Bảo Đại, đều có sắc xuống” [33, tr. 36]; “tên Đồi Thịt Băm gắn liền
với những trận đánh oanh liệt của quân đội ta từ đầu năm 1969” [33, tr. 81] v.v…
Những mốc thời gian trên được Nhụy Nguyên trình bày xen kẽ với những mốc thời gian chính sử, nó tạo nên một hiệu ứng làm nhòe đi các lớp thời gian. Để cho nhân vật dễ dàng hòa vào dòng chảy của lịch sử và tạo nên quá trình của câu chuyện lịch sử.
Qua đó, chúng ta thấy sự xuất hiện của bình diện thời gian lịch sử - xã hội trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, đặc biệt là ở thể loại tùy bút và bút ký đã góp phần không nhỏ vào việc chuyển tải những thông điệp về lịch sử trong tác phẩm và phần nào cũng tô điểm cho cảm quan Phật giáo trong văn xuôi của Nhụy Nguyên không bị khô và cứng nhắc.
3.1.2.3. Thời gian phong tục
Văn xuôi của Nhụy Nguyên dung chứa một khối lượng kiến thức khá lớn về văn hóa và phong tục tập quán. Do đó, sẽ không có gì lạ khi Nhụy Nguyên dành khá nhiều trang để miêu tả về phong tục đón Tết cổ truyền của người Việt trong tùy bút Tạ ơn tết
đã về, những cảm xúc hồi hộp, những cảnh vật tất bật đón tết được Nhụy Nguyên miêu