6. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Cuộc đời từ góc nhìn Vô thường
Nói đến cuộc đời vô thường đồng nghĩa chúng ta nói đến tư tưởng, triết lý vô thường của Phật giáo. Phật giáo xem vô thường là một chân tướng của đời người, nếu cuộc đời không sinh không diệt thì nó như một cõi đời chết. Hầu hết, chúng ta đều nghe qua câu nói “cuộc đời là vô thường”. Theo quan niệm của Phật giáo: “Trên đời này không có gì là trường tồn mãi mãi, đời người vốn vô thường”. Vậy chúng ta
muốn nhận biết rõ triết lý vô thường trong tác phẩm văn xuôi của Nhuỵ Nguyên như thế nào, trước hết chúng ta phải hiểu rõ vô thường là gì?
Vô thường là một trong những tư tưởng, triết lý quan trọng của Phật giáo, là một phần quan trọng của Tam pháp ấn (3 con dấu của Chánh pháp: vô thường, khổ, vô ngã). Vô thường là không bền vững, không thật tính, nó luôn luôn lưu chuyển và biến dịch… không có cái gì là thường trụ bất biến. Cho nên Đức Phật nói “Cuộc đời là vô thường” là một chân lí hiển nhiên xảy ra trước mắt chúng ta và không thể sai khác được.
Triết lý vô thường như nhắc nhở với con người về sự nhỏ bé, sự hữu hạn của kiếp người. Vô thường còn cho chúng ta trân trọng giây phút hiện tại, biết sống hiện thực và an trú hơn. Khi nhận diện rõ về vô thường, nếu chúng ta biết quán chiếu và tu tập theo phương pháp của Đức Phật đã dạy thì chúng ta trở nên vững chãi, bình thản và tự tại trước nghịch cảnh và sự biến chuyển của vạn vật hơn. Triết lý này được rất nhiều nhà văn khai triển trong nhiều tác phẩm của họ. Nó là nguồn cảm hứng sáng tác, bởi lẽ nó chính là sự ẩn sâu bên trong của mỗi con người. Điều đó còn là sự hiện hữu trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
Cuộc đời vốn vô thường, vạn vật vốn không đứng yên. Trong tiểu thuyết Đội
gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, triết lý vô thường được tác giả đề cập đến
trong dòng suy nghĩ và cảm nhận của chính tác giả: “Thế mới biết lẽ đời là vô thường
không đoán được trước điều gì” [21, tr. 653] “Luật vô thường chẳng trừ một ai. Kể cả
lúc ta đang ở ngôi cao chức trọng” [21, tr. 785]. Hay trong tiểu thuyết Giàn thiêu của
Võ Thị Hảo cũng thể hiện rất rõ triết lý này qua nhân vật Đại Điên về sự thấu hiểu lẽ vô thường: “Đại Điên khanh khách cười: U mê rồi… Từ Lộ…! (…) Ta thương hại cho nhà ngươi? (…) Ngươi phí cả một kiếp của người chỉ để theo đuổi việc trả thù… Từ Lộ… Thế cuộc ở người kia dài rộng. Hoa tàn hoa nở lẽ nào ngươi không trông
thấy mà nỡ phí phạm cả một kiếp đầu xanh trẻ tuổi” [14, tr. 384]. Đối với Hồ Anh
Thái, Nguyễn Đình Tú… cũng thế, họ luôn lấy Phật giáo làm cảm hứng sáng tác cho bản thân mình và điều đặc biệt là họ không thể thiếu được triết lý vô thường trong tác phẩm của mình. Bởi lẽ, triết lý vô thường đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt, triết lý ấy đã trở thành giá trị nhân sinh trong cuộc sống.
Xuyên suốt các tác phẩm văn xuôi của Nhụy Nguyên, triết lý vô thường được thể hiện rất rõ qua hệ thống nhân vật, khi bàn luận đến triết lý vô thường, chắc hẳn luôn làm cho con người phải sững lại và thở than về cuộc đời. Trong tùy bút của Nhụy
Nguyên, triết lý vô thường lại ngầm hiện lên qua những biến cố, tai họa có thể bất ngờ ập tới cuộc đời nhân vật khiến cho người ta rẽ sang hướng khác. Chỉ chậm một phút một giây thôi, người con đã không kịp nhìn ba mình lần cuối, anh than vãn khóc lóc đau thương, anh trách cuộc đời này quá vô thường: “Con muốn hét lên, muốn lễ Phật thật nhiều, con muốn đổi tuổi thọ của mình… Nhưng thân xác vô thường, mất ba con sẽ
côi cút giữa đời và biết ai dẫn về cõi Phật” [34, tr. 112]. Người con cảm thấy rất hối
hận, hối hận vì đường đạo của mình còn xa thẳm mịt mù, chữ hiếu thì chưa báo đáp:
“Ba nằm đó như một sự hối thúc con phát tâm tu tập như lửa cháy trên đầu thoát bể
khổ trầm luân; con thì đường đạo còn xa thẳm mịt mù. Chữ hiếu nặng tựa thái sơn nào
đã báo đáp” [34, tr. 112]. Trong sự tuyệt vọng về cuộc đời khi đã mất cha, nhưng
người con vẫn cố giữ tâm mình thật định để niệm Phật, cầu mong đức Phật Di Đà từ bi tiếp dẫn ba mình được vãng sinh về thế giới Cực Lạc của Ngài: “Con cố giữ tâm trong lặng niệm Phật, nước mắt lại duềnh lên. Tất cả quá muộn rồi phải không? Câu hỏi cứ
xoáy vào con như mũi tên tẩm độc... Ba đã rướn cạn sức mình vì những đứa con” [34,
tr. 112]. Nhưng mà nước mắt của người con vẫn không thể ngừng lại được, nỗi đau đã chạm đến tận tâm can, giờ đây bao nhiêu hồi ức, bao nhiêu kỉ niệm cứ hiện hữu trong tâm trí của con, nước mắt cứ thế tuôn ra: “Xin được khóc như con thú non lạc đàn giữa rừng khuya hiu hắt. Nam mô A Di Đà Phật, vạn đức hồng danh vang trong tiếng nấc
vô tận loang xa...” [34, tr. 116]. Cuối cùng, nhân vật cũng tìm về với đức Phật, về nơi
giúp ta được thảnh thơi và giải thoát khổ đau. Cuối tùy bút Cơn đau vô hạn này, nhà văn cảnh tỉnh con người về sự vô thường: “Tất cả rồi huyễn mộng. Thân xác rồi cũng tan theo đất đá bụi mờ. Ba hãy xả bỏ trần ai cùng con lên chùa nương vào ánh hào quang vô lượng. Bể khổ càng vẫy vùng càng ngập ngụa bi thương. Con sẽ luôn ở bên để ba cùng đạo tràng niệm Phật hướng về cõi Tịnh. Vẫn biết bản thân cũng chưa cứu nổi mình khỏi ô trược đầm lầy. Đến bao giờ hiếu đễ mới vẹn toàn giữa lúc con như cánh chim thương tích khơi vơi giữa biển gió, giữa lúc gia sản của con bây giờ là khăn
tang, là tấm áo sô và chiếc nón cời liêu xiêu bên đời lưu lạc ba ơi...” [34, tr. 116]. Sau
cùng, triết lý vô thường trong truyện, nhà văn muốn hướng cho bạn đọc về một thế giới Cực Lạc, một phương pháp niệm Phật của đức Phật A Di Đà, giúp cho chúng ta không bị hụt hững, chơ vơ lúc ngộ ra cuộc đời vô thường rồi không biết sẽ đi về đâu. Phương pháp niệm Phật này, người viết sẽ trình bày ở phần tư tưởng Giải thoát sau đây một cách cụ thể hơn.
Đan xen những câu chuyện về triết lý vô thường, trong truyện ngắn của Nhụy Nguyên cũng đậm chất triết lý ấy, nó là mạch nguồn chủ đạo cho cảm hứng sáng tác của anh: “khổ - vô thường - giải thoát”. Chính từ những mạch nguồn ấy, vô thường hiện hữu khá đậm nét trong truyện ngắn Máu đang lọc bởi sự lặng yên. Câu chuyện được tác giả hóa thân vào nhân vật, đan xen những câu chuyện tâm linh, có lúc là những linh hồn kể chuyện, có lúc như cái máy thu âm phát lại. Mở đầu cho câu chuyện là không gian phòng cấp cứu, nơi mà bao sinh mạng được chào đời, đón ánh sáng của thế giới loài người cũng là nơi biết bao con người thương tâm kết thúc sự sống. Dần thì người ta gọi đây là khoa cận tử vì ở đây luôn hiện hữu cái chết: “Thưa Thầy, ở đây nên đổi tên thành khoa Cận Tử. Mô Phật. Nơi nào lúc nào cũng là cận
tử. Thở vào không thở ra nữa kể là một đời đó con” [35, tr. 129]. Câu nói của vị Thầy
“nơi nào lúc nào cũng là cận tử” là sự thức tỉnh về vô thường, đánh thức những sinh
mạng đang mê muội trong cuộc đời, cứ ngỡ đời người là cuộc chơi vô hạn, ai ngờ đâu cuộc đời luôn luôn đổi thay, luôn luôn vô thường. Cận tử chính là gần với cái chết, cuộc sống của chúng ta luôn hiện hữu cái chết trước mặt, khi chúng ta sống thêm một ngày đồng nghĩa chúng ta đến với cái chết gần hơn. Từng hơi thở ra vào của chúng ta đã là sự vô thường, tâm lý thay đổi cũng là sự hiện diện của vô thường. Con người trong truyện dần nhận ra triết lý vô thường: “Dạ thưa Thầy con đã phần nào giải ngộ
hai chữ vô thường. Lành thay” [35, tr. 129]. Khi liễu ngộ được triết lý ấy, con người
chúng ta phải sống thật lạc quan, hướng đến sự thực hành tu tâm và quán chiếu vô thường để giúp tâm an định hơn trong cuộc sống này. Như Vạn Hạnh thiền sư, nhờ chứng ngộ cái lý vô thường, nên mới có tinh thần tự tại vô úy trước hiện tượng thịnh suy, sinh tử của kiếp người:
Thân như bóng chớp, có rồi không Cây cối xuân tươi, thu não nùng Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.
Nếu con người chúng ta thấu hiểu được lý vô thường thì đâu cần bi quán, yếm thế về cuộc đời. Trong Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, nhân vật Từ Lộ vì không hiểu rõ lý vô thường nên sau khi cái chết đau đớn, oan khốc của cha mình, Từ Lộ nuôi chí trả thù, từ bỏ cả tình yêu và sự nghiệp. Nhưng trong truyện ngắn của Nhụy Nguyên, thì những nhân vật của anh hầu như thấu hiểu được lý vô thường, sau đó họ hướng đến sự tu tập hoặc là
sự dừng quãng mà không hề có lòng trách cứ cuộc đời. Văn xuôi của Nhụy Nguyên luôn xuất hiện những hình ảnh của những nhà tu hành, chùa chiền. Hình ảnh này như là chiếc chìa khóa để tháo gỡ mọi rối ren của các nhân vật khi gặp điều bất trắc của cuộc đời. Hình ảnh ấy cũng như là sự chuyển tải tư tưởng, triết lý Phật giáo vào trong văn xuôi của Nhụy Nguyên.
Trong tùy bút của Nhụy Nguyên, nỗi khổ và vô thường như là một điều tất yếu tồn tại trong tác phẩm, tùy bút Bão lũ tràn qua k ức, là kí ức đau khổ của người dân miền Trung chịu nhiều lũ lụt thiên tai, kí ức ấy đã khiến cho tác giả không thể quên được, anh trằn trọc và than thở về cuộc sống của họ vốn đã khắc khổ nay lại khắc khổ hơn. Mảnh đất miền trung vốn tài nguyên đã kém cỏi lại còn chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt. Mở đầu truyện, tác giả hồi tưởng lại quá khứ tuổi thơ của mình khi còn ở Hà Tĩnh, Hà Tĩnh là mảnh đất chịu nhiều cơn bão và lũ lụt. Những cảm xúc vui buồn của tuổi thơ, những cơn bão cực mạnh sắp ập đến, những nỗi khổ và lòng lo lắng của con người, những cảnh xóm làng chen chúc nhau ra đường dọn cây cối sau bão, những đọt măng non bẻ về cho mẹ ngâm nước gạo rồi nấu lên và cả những bát cơm nóng hổi trong những ngày mưa bão. Tất cả kí ức ấy, được tác giả gợi tả lại bằng những nỗi niềm trăn trở về một thời gian khổ cực với mưa lũ của người dân miền Trung. Đọc đến đây, người đọc sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc, ấm áp và cả những nỗi khổ cực của họ trong những ngày bão lũ tràn qua.
Đến năm đầu tiên vào Huế, Nhuỵ Nguyên gặp ngay đúng trận đại hồng thuỷ, mọi người đều di dời đến nơi cao để tránh bão. Chỉ mỗi anh ở lại trong ngôi nhà hoang, đến khuya thì nước dâng lên ngập nửa bức tường. Sau cơn bão lần ấy, mấy ngày sau anh nghe tin có hai cô sinh viên ở phòng trọ, bị nước dâng lên không dỡ được mái tồn để thoát ra ngoài, nghe đến đây anh rùng mình sợ hãi, trong sự sợ hãi đó anh mới cảm thấy mình liều mạng, cái mạng sống vô thường, vốn dĩ nó sẽ mất đi một ngày nào đó, anh thấu hiểu lý vô thường và nói rằng: “Mấy ngày sau nghe hai cô sinh viên ở phòng trọ, nước dâng lên đã không dỡ được mái tồn…, mới thấy mình quá
liều lĩnh với mạng sống vốn vô thường” [34, tr. 161]. Trong khoảnh khắc đó, anh
không nghĩ đến rủi ro về mạng sống của mình, nhưng sau cơn bão thì mới thực sự cảm thấy mình quá liều lĩnh. Dẫu biết mạng sống vô thường, nhưng không có nghĩa chúng ta có quyền làm tổn thương đến thể xác và tâm hồn của chúng ta. Chính vì thế, đức Phật sau sáu năm tu hành khổ hạnh ở rừng già, nhưng không tìm ra được chân lý
và con đường giải thoát, nên Ngài liền chọn con đường trung đạo. Sau 49 ngày nhập định hành thiền và Ngài đã chứng Phật quả và giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, đạt đến cảnh giới Niết Bàn an vui. Nằm trong dòng chảy của văn học, Nhụy Nguyên thấm nhuần triết lý vô thường, anh nhận ra được mạng sống và vạn vật đều vô thường, nên trong văn xuôi của anh, vô thường được miêu tả một cách rất tỉ mỉ và tinh tế. Bằng sự quan sát tinh tế và khả năng phân tích tỉ mỉ đó, đã khiến cho tác giả miêu tả những trạng thái biến đổi mau lẹ của những khoảnh khắc trong tâm lí con người: “Đêm về cô mơ thấy mình bước vội theo vị bác sĩ xin lại con về chôn cất. Mãi không được, vị bác sĩ nói đã có người xin rồi. Họ mang về làm gì nhỉ? Chả biết! Rồi bỗng dưng cô không nói được nữa, cố gào nhưng im bặt. Cổ họng tắc nghẽn, cô ho mạnh. Cả người cứ lún dần xuống vũng lầy. Giãy giụa. Ai đang dìm cô. Vùng dậy.
Thở hắt. Mồ hôi đẫm. Còn mơ màng chưa tỉnh, cảm giác như máu khắp mình” [21,
tr.13]. Triết lý vô thường ấy được thể hiện một cách tinh tế dưới ngòi bút của tác giả. Anh sử dụng những lời dạy của đức Phật và đưa vào trong tác phẩm của mình rất uyển chuyển, như trong truyện ngắn Bảy bước đến miền an lạc: “Dước một gốc cổ thụ, Đức Từ Bi mở mắt thì trên đầu, vai và chung quanh lả tả hoa sala còn thắm. Ngài nâng từng cánh mỏng, niệm chú rồi đặt xuống. Vạn vật có sinh có diệt. Hạnh ái mẫn của Ngài thấm vào những cánh sala chuyển kiếp sau một đêm tiết hương cho sự
an tịnh của khi rừng” [41, tr. 82], và truyện Con mắt nhìn vào: “Đến đức Phật cũng
bỏ lại nhục thể như một tấm áo da thuộc đến kỳ mục thối, để dạy bài học vô thường
trong cõi ảo”[41, tr. 58]. Những ngôn từ ấy, là những điển cố, điển tích, là những ẩn
pháp mà đức Phật đã truyền trao cho hàng đệ tử của mình. Nhụy Nguyên thấu hiểu những điển cố, điển tích ấy và anh đã lồng ghép những yếu tố trên vào trong tác phẩm của mình, để thêm phần phong phú về mặt nội dung cũng như giá trị về mặt nghệ thuật hơn.
Những khoảnh khắc vô thường của đời sống tâm lí được nhà văn nắm bắt, tái hiện trong nhiều trang văn khác, nó biểu hiện ở những trạng thái: bỗng nhận ra, bất chợt, sát
na, bỗng thấy, chợm nghĩ, phút chốc, thoáng nghĩ trong tâm lí nhân vật: “Tôi bước, phía
trước có người ngồi trên ghế, nhìn mái tóc bỗng nhận ra. Tôi chỉ muốn nhẹ nhàng đặt
tay lên đôi vai mong manh, vẫn rất ngại...” [35, tr. 178-179]; “Có hào quang lóe sáng.
Cô quay qua phía trái, bỗng thấy một căn phòng nhỏ dựng bằng kính màu ô liu, đoán đó
cánh cửa sổ hé mở” [35, tr. 84]; “Ban đầu, trong phút chưa hoàn hồn, cô chợm nghĩ đến
phép nhiệm mầu của Phật”[35, tr. 205]; “Người đàn ông, đổ sụp. Phút chốc. Cái xác
cạnh bên. Hắn giật nổi” [35, tr. 50]; “Bao cảnh xưa người cũ phút chốc ùn ùn hiện lên”
[35, tr. 60]; “Ngồi thiền đội cả không trung, Sát na chánh niệm vô chừng tạp ngôn”[35, tr. 31]; “Tôi thoáng nghĩ, những người oan khuất không may mắn với cõi trần chắc sẽ
mừng lắm” [34, tr. 177]…
Triết lý vô thường của Phật giáo để lại dấu ấn qua góc nhìn thiên nhiên và hiện thực cuộc sống con người trong trạng thái động. Số phận con người và bức tranh thiên nhiên trong tác phẩm nhiều khi vận động, biến ảo theo từng thời khắc của từng trạng thái khác nhau: “Hắn định hỏi “Là sao?”, lại thôi, nhìn khuôn mặt cô gái. Mấy