6. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Con người với triết lý Nhân quả, Nghiệp báo
Văn học là hình thái phản ánh xã hội, chính vì thế văn học đã giúp cho quần chúng đọc giả thấy rõ bản chất của thế giới thực tại. Con người và mọi yếu tố xung quanh con người đều nằm trong quỹ đạo của quy luật nhân quả - nghiệp báo. Bên cạnh đó là sự chi phối bởi nhân duyên và thuyết luân hồi. Luân hồi là một giáo lý vô cùng vĩ đại của Phật giáo, đức Phật chỉ rõ: “con người sau khi chết sẽ chịu sự chi phối bởi nghiệp lực và nhân duyên mà tái sinh vào các cõi (1 trong 10 cõi)”. Theo Phật giáo chết không phải là hết, cũng không như học thuyết của Thiên Chúa giáo: “ai tin vào chúa và được rửa tội thì sau khi chết sẽ được lên thiên đàng với Chúa”. Phật giáo không chủ trương sự siêu nhiên hay thần quyền nào, Phật giáo luôn chú trọng vào chính bản thân của mình. Sự tái sinh về cõi thiện lành hay xấu thì đều do sự tích lũy nghiệp thiện hay nghiệp ác của chính mình. Nếu như muốn thác sinh vào cõi thiện lành: trời, người, thì phải thực hành năm giới đạo đức; nếu cả đời chỉ làm điều xấu ác thì sẽ bị thác sinh vào cõi đau khổ như: địa ngục, ngạ quỷ,
súc sinh, a tu la. Chính xuất phát từ những học thuyết luân hồi của Phật giáo, cho nên
đức Phật nói đến nhân quả và nghiệp báo rất rõ. Trong kinh Thủy sám có nói về vấn đề nhân quả, có ba loại nhân quả: “sanh báo, hậu báo, hiện báo” có nghĩa là: “quả báo đến từ trước, quả báo đến sau và quả báo hiện tiền”. Tất cả nhân mà chúng ta tạo sẽ nhận được quả trong tương đương như thế. Chính từ triết lý nhân quả này, chúng ta lại thấy rõ về nghiệp báo, nghiệp có nghiệp thiện và nghiệp bất thiện. Cũng vậy, chúng ta sẽ nhận được quả báo tốt đẹp sẽ từ nghiệp thiện và quả báo xấu từ nghiệp bất thiện.
Nói tóm lại, nhân quả được hiểu qua góc độ đơn giản như sau: Nhân như là sự tích lũy các việc đã tạo ra; Nghiệp như ngân hàng chứa đựng; Quả là đến kỳ hạn phải nhận còn gọi là thừa hưởng. Nhân quả - Nghiệp báo có mối tương quan mật thiết và không thể nào tách rời được. Cho nên, triết lý nhân sinh trong văn học không thể thiếu đi nhân quả - nghiệp báo. Bởi vì trong văn học luôn miêu tả đến đời sống của con người, mà triết lý nhân quả - nghiệp báo của Phật giáo, dường như đã trở thành một triết lý quan trọng trong đời sống xã hội. Nên khi các nhà văn phản ánh đến đời sống của con người thì không thể thiếu triết lý nhân quả - nghiêp báo. Trong tiểu thuyết Đức
Phật, nàng Savitri và tôi của Hồ Anh Thái, Đức Phật nói rằng: “khi một người làm điều
xấu thì trong tương lai nguời đó phải chịu đau khổ. Còn một khi hành động với tình
yêu thương thực sự, người đó sẽ nhận được niềm vui và hạnh phúc” [67]. Hay với Giàn
nỗi đau đớn giày vò về cái chết thảm khốc, oan khiên của cha mẹ thì được đại sư giảng giải: “Còn trẻ người non dạ, người chưa hiểu. Có quả ắt có nhân. Âu cũng là nhân quả
từ kiếp trước…” [14, tr. 199]. Qua hai tác phẩm tiêu biểu trên của văn học mang yếu tố
Phật giáo của thời hiện đại, chúng ta thấy triết lý nhân quả - nghiệp báo là sự hiển hiện trong cuộc đời và được trình bày qua các hình ảnh nhân vật đại diện cho chân lý là Đức Phật và Đại sư. Đến với văn xuôi của Nhụy Nguyên, triết lý ấy luôn được đề cập đến trong từng truyện. Đối với Nhụy Nguyên văn học như là chiếc thuyền phương tiện, để chở những điều triết - mỹ của cuộc sống và chuyển tải những điều giá trị đến với mọi tầng lớp quần chúng trong xã hội. Bên cạnh đó, văn chương của Nhụy Nguyên được coi là kén người đọc, bởi vì trong văn của anh chứa đựng nhiều triết lý, tư tưởng và tâm tư của một nhà văn, một cây viết đã tu. Tuy nhiên, ở góc độ truyện ngắn, tùy bút, bút kí, Nhụy Nguyên đã viết những câu chuyện rất bình dị và gần gũi với người đọc. Khác với tiểu luận của anh, văn xuôi đã được sử dụng ngôn ngữ đại chúng nhiều hơn, dễ hiểu và dễ cảm thấu hơn.
Trong truyện ngắn Vung tay chạm đến vô cùng của anh, triết lý nhân quả - nghiệp báo đã được nhà văn khai triển rất tinh tế và đặc sắc. Dưới ngòi bút tinh hoa của tác giả các nhân vật ở đây được thể hiện những vai trò của mình một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất, câu chuyện tự nhiên theo tiến trình [nguyên] nhân - [kết] quả. Nhân vật Nõ đào được đầu tượng Hộ pháp bằng vàng, nhưng lại đem bán một phần nhỏ xíu trên chóp đỉnh của bức tượng trong khi cả hai vợ chồng Nõ đang cầu con ở chùa, “tình cờ” anh bị tai nạn và bị thương nặng ở đầu. Sự việc tai nạn ấy như là quả báo đến với Nõ, Nõ phải chịu đựng những tổn thương ở đầu trong một thời gian dài. Khi Nõ gặp nạn như thế Nường vô tình tìm thấy đầu tượng Hộ pháp trong tình trạng biến dạng, Nường liền lập tức đem đến chùa xin sám hối với Sư trụ trì. Người vợ hàng ngày tu tập bòn phước cầu nguyện cho chồng mình để được bình an. Một thời gian sau, Nõ cũng dần bình phục lại. Những mạch truyện diễn tiến như câu chuyện chân thật và xúc cảm được kể ở đâu đó quanh ta. Nó như một bức tranh thu nhỏ để miêu tả tính triết lý của cuộc sống trong xã hội hiện thực ngày nay, nói về lòng tham của con người khi chính mình đang hướng đến sự cầu nguyện tâm linh. Nhà văn như muốn khuyên nhủ một số người sống mà không làm chủ được chính mình.
Qua truyện ngắn trên, Nhụy Nguyên muốn gửi gắm đến cho độc giả triết lý nhân quả - nghiệp báo một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. Vậy khổ đau hay hạnh phúc
là do con người tạo ra, chứ không một ai khác mang đến. Con người còn được xem như là sản phẩm của chính mình tạo ra. Với quan niệm trên, Phật giáo khẳng định rằng chúng ta hiện tại là kết quả của nhân đã tạo trong quá khứ và chúng ta đang tạo nhân hiện tại là đang tạo ra chính mình trong tương lai. Khi hiểu được vấn đề như thế, con người sẽ biết cách phải làm như thế nào để có một kết quả tốt đẹp hơn. Nếu không hiểu được vấn đề đó, con người sẽ hao tổn công sức tiền tài để đấu tranh với những thứ hão huyền không phải của bản thân mình. Nó là sự tồn tại của vật chất, khiến cho con người ngày càng nặng nề về vật chất, một khi đã đặt vật chất lên trên hết, thì tinh thần và tâm linh sẽ dần mờ nhạt đi. Những thứ vận hành trái nghịch với tự nhiên, thường là những điều mang đến khổ đau cho con người. Đó chính là nguồn gốc của mọi khổ đau, luật nhân quả không bỏ qua một ai, cũng không có sự ranh giới tôn giáo hay vũ trụ và thiên nhiên. Tất thảy những sự vật trong đời đều chịu sự chi phối bởi luân hồi, nhân quả - nghiệp báo. Nõ và Nường trong Vung tay chạm đến vô cùng quả là những con người duyên nghiệp làm nên một bức tranh cảnh tỉnh cho đạo đức nơi chốn chùa chiền.
Truyện ngắn của Nhụy Nguyên mang một đặc trưng nghệ thuật có tính truyền thống cổ điển nhất, đó là những tư tưởng căn bản về triết lý nhân sinh trong cuộc sống có mối tương quan với vũ trụ. Nhiều truyện mang đậm màu sắc Phật giáo ở dưới dạng công án thiền, là sự cắt nghĩa, diễn giải chân tướng về vũ trụ nhân sinh dưới hệ thống hình tượng khác nhau. Truyện Phật ở ngoài khơi xa kêu gọi một sự tự tỉnh thức, thoát khỏi sự ràng buộc của dục vọng, vô minh, tham ái đầy những ẩn dụ triết học: “phải biết làm bạn với chính mình. Một mình làm bạn với chính mình mà không có điều kiện gì cả có nghĩa bạn thực sự hài lòng với chính mình trong bất kỳ hoàn
cảnh nào” [35, tr. 27]. Thức tỉnh con người nhận ra giá trị cốt lõi bên trong của chính
mình, những triết lý ấy đầy tính nhân văn giúp cho chúng ta nhận ra được giá trị của nhân quả - nghiệp báo. Nhiều lần Chân và người bạn ngồi nhậu với nhau. Bạn của Chân thường kể về chuyện bồ bịch của anh ta, Chân luôn dằn mặt anh ta với thái độ không đồng tình, Chân đưa triết lý nhân quả nghiệp báo ra để nói cho anh ta hiểu:
“Phương nhan sắc, dẫu còn thua cô bồ của tôi. Mỗi lần uống rượu tôi đều kể. Hắn
không ủng hộ, luôn đem nhân quả nghiệp báo dằn mặt” [35, tr. 26]. Nhân quả theo
mình như hình theo bóng, đối với triết lý Phật giáo nhân quả nghiệp báo là điều không thể chối cãi được, nhiều lúc Chân còn bảo anh ta: “nhiều lúc nghiệp mày gây
ra nhưng con phải gánh. Làm tôi rợn gáy, thú nhận: bữa hôm thằng cu gãy chân, vợ
điện, chính là lúc tao đang với bồ”. [35, tr. 26]. Giá trị của nhân quả và nghiệp báo
giúp cho con người nhận ra được điều mình cần làm tốt hơn và hướng đến sự thánh thiện hơn. Từ đấy, cũng phấn đấu làm thiện và giúp đời nhiều hơn, sống có ích với một kiếp của chính mình và một xã hội bình an.
Đến với tùy bút Thuyền trôi trên sa mạc tác giả đã hóa thân vào nhân vật người kể chuyện và nói lên những dòng suy tư của mình về nhân quả. Khi nghe câu nói từ Đức Phật, con người sinh ra từ bào thai, nhưng kẻ ác thì đọa vào địa ngục, anh ta nhận ra rằng: “Bạn ạ, trong số phàm nhân chúng ta, nếu chiếu theo nhân quả, may ra chỉ có mấy người (chết đi) sẽ được về cõi Tịnh độ trang nghiêm. 3% trong số người còn lại lên được cõi Trời. 60% trong số người còn lại đầu thai vào ác đạo. 50% trong số người còn lại tiếp tục được nhận thân người. Số còn lại xuống
địa ngục” [34, tr. 211]. Nhụy Nguyên xét theo luật nhân quả để khẳng định số người
được về cõi tịnh độ rất ít, vì ở một thời đại người biết tu hành rất ít mà người sống hưởng thụ dục lạc thì nhiều vô số. Anh lại bàn đến chuyện sát sinh trong thời đại ngày nay, khi con người ngày càng xa đọa vào việc đánh bắt các con vật hải sản, thú rừng để ăn uống thỏa thích. Anh đưa dẫn chứng vào tác phẩm của mình để cho người đọc hiểu thêm về triết lý nhân quả đan xen thuyết luân hồi để mọi người hiểu ra, chính mình đang tạo nhân xấu thì ắt hẳn sẽ phải chịu quả xấu: “Mới vừa báo đưa tin một ngư dân bắt được con cá lạ: vây rắn, hình thù kỳ quái, lâu lâu lại khẹc khẹc như người. Bạn sẽ không tin ai đó do chẳng tin nhân quả, vung tay nên luân hồi
thành... hải sản” [34, tr. 212-213].
Triết lý nhân quả - nghiệp báo của Phật giáo là một nền tảng có giá trị bậc cao trong xã hội ngày nay. Nếu như không bàn cập đến tính tôn giáo, thì nhân quả - nghiệp báo đã bước ra khỏi sự rào cản của tôn giáo, trở thành một giá trị đích thực trong cuộc sống, trong tâm thức của con người. Như vậy, có thể thấy, trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, thuyết nhân quả của Phật giáo thể hiện ở việc đề cao trách nhiệm của con người đối với cuộc sống của mình ở đời này và cả đời sau, từ đấy con người phải có ý thức trách nhiệm đầy đủ về mọi hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình hàng ngày, hàng giờ, thậm chí trong từng giây phút của cuộc sống. Vì vậy, thuyết nhân quả, nghiệp báo động viên mọi người luôn nỗ lực để sống thiện, đạo đức. Triết lý nhân quả - nghiệp báo của Phật giáo gần gũi với triết lý “ở hiền gặp lành” và “gieo gió gặp bão” của dân gian,
là sự đề cao cái thiện và khả năng hướng thiện của con người, là sự tẩy chay cái xấu, cái ác, là mong ước về một thế giới công bằng trong xã hội còn lắm bất công. Song cũng phải thấy rằng. Nhụy Nguyên không hề trình bày triết lý tôn giáo một cách cứng nhắc, thông điệp mà nhà văn gửi gắm là kết quả của một quá trình tư duy nghệ thuật, qua đó bộc lộ tư tưởng và cái nhìn sâu sắc của nhà văn trước cuộc đời: Con người phải chịu trách nhiệm bởi những gì mình gây ra. Quá trình sống đồng thời là quá trình con người tự điều chỉnh hành vi của mình để cho mối quan hệ giữa con người và con người, con người và xã hội ngày càng tốt đẹp hoàn thiện hơn.