Văn hóa Lễ nghĩa, đạo Hiếu

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 67 - 70)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Văn hóa Lễ nghĩa, đạo Hiếu

Nói về văn hóa lễ nghĩa, đạo hiếu tại nước ta, thì phải hãnh diện một niềm tự hào vô cùng. Bởi lẽ, từ ngàn xưa đến nay chữ Hiếu luôn được quan tâm và chú trọng trong mỗi gia đình và xã hội của người Việt. Hiếu - Nghĩa là một trong những phẩm chất đạo đức được đề cao trong xã hội, còn là nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Trước những biến chuyển, phát triển không ngừng của xã hội, khi vật chất ngày càng lên ngôi, tinh thần, tư tưởng và phẩm chất đạo đức của con người ngày càng bị xuống cấp trầm trọng. Nhiều nhà nghiên cứu, học giả giới văn hóa cũng như văn học, luôn đau đáu với nỗi niềm bảo vệ giá trị đạo đức nhân văn ấy cho đất nước. Nhiều người dùng chính tiếng nói của mình để lên án những hiện tượng xuống cấp của xã hội và đề cao tinh thần đạo đức nhân văn; còn đối với các nhà văn, dưới ngòi bút tài hoa của mình, họ viết lên những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc để gìn giữ những giá trị ấy thông qua kênh văn học. Cùng với hành trình đó, Nhụy Nguyên với một niềm tin yêu quê hương, đất nước, đứng trước những biến động ấy của xã hội, anh ngậm ngùi đau xót và có ý thức dùng văn chương để chuyển tải những đạo lý sống, đạo đức làm người, nhân văn, nhân bản đến với quần chúng độc giả, nhằm thức tỉnh con người, khiến cho họ nhận ra được những giá trị về lễ nghĩa và sự hiếu thảo trong cuộc đời.

Sự hiếu thảo là nét đẹp và là sự chuẩn mực trong nếp sống đạo đức của người Việt từ bao đời nay, điều đó được tôn vinh và đánh giá cao, trở thành một nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc ta. Từ ngàn xưa đến nay, tổ tiên chúng ta gọi đó là “đạo hiếu”, bởi vì từ lòng hiếu thảo sâu đậm, không chỉ đối với cha mẹ mà còn đối với ông bà, tổ tiên của người Việt đã được nâng tầm lên thành “đạo hiếu”. Đạo hiếu chính là sự thiêng liêng, cao cả của con cháu đối với cha mẹ và ông bà, chúng ta hiểu cách gọi đạo hiếu cũng như “đạo làm người”, “đạo vợ chồng”… chính là đề cao đạo đức, được hiểu như cách ứng xử theo một quy tắc chuẩn mực mà con người phải tuân theo trong cuộc sống gia đình, xã hội.

nhận thấy văn hóa lễ nghĩa, đạo hiếu được biểu hiện trong tác phẩm truyện ngắn và tùy bút rất nhiều. Đối với truyện ngắn Trôi trên dòng thời gian trắng xóa, Nhụy Nguyên đã khắc họa nên những câu chuyện đời thường với những biến động của cuộc sống. Đặc biệt hơn, những câu chuyện đó đan xen với những tư tưởng, văn hóa đạo hiếu của người Việt. Lòng hiếu thảo của những người con trong truyện ngắn, được Nhụy Nguyên đẩy lên đỉnh cao và lồng ghép vào những giá trị tư tưởng của Phật giáo. Truyện ngắn Máu đang lọc bởi sự lặng yên, kể về diễn biến của từng bệnh nhân trong trong bệnh viện: “A lô, dạ tụng Thủy Sám phải không Thầy? Kinh Địa Tạng. Hiếu Kinh đó. Hương linh chịu theo biết đâu siêu thoát. Dạ. Thầy cho cái pháp danh

luôn thể” [35, tr. 133]. Chữ Hiếu theo quan niệm của Phật giáo không chỉ chăm sóc

và phụng dưỡng cha mẹ, mà còn nên khuyên cha mẹ tu tập để đạt được hạnh phúc hiện tại và vãng sinh Cực Lạc trong tương lai. Đối với Phật giáo có hai quan niệm về việc báo hiếu, đó là Tiểu báo hiếu và Đại báo hiếu. Tiểu báo hiếu là sự phụng dưỡng, chăm sóc cho cha mẹ đầy đủ về vật chất; còn Đại báo hiếu chính là khuyên nhủ, hướng dẫn cha mẹ tu tập, thực hành theo lời dạy của đức Phật, để đạt những thành tựu và quả vị giải thoát cao. Ví như Thái tử Tất Đạt Đa (tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) tự Ngài đi tìm con đường giải thoát cho chính mình và cho nhân loại. Sau khi thành đạo, Ngài trở về đất nước của vua cha và thuyết pháp, khuyên nhủ vua cha và cả triều đình, bỏ quyền chức theo Đức Phật tu hành đạt quả vị từ thấp đến cao (A la hán), những giá trị ấy vẫn còn vang vọng đến ngày nay.

Bên cạnh đó, tùy bút của Nhụy Nguyên cũng đậm dấu ấn của văn hóa đạo Hiếu. Đến với tùy bút Cơn đau vô hạn đã đánh thức lương tri của con người về sự hiếu thảo đối với cha mẹ, nhấn mạnh về vấn đề báo hiếu, cảnh tỉnh con người khi còn kịp thì nên chăm sóc cha mẹ, đừng để sau này không còn cơ hội để báo hiếu nữa, thì lại hối tiếc. Người con trong Cơn đau vô hạn, đã nhiều lần ăn năn hối lỗi với sự muộn màng của mình:“Chữ hiếu nặng tựa thái sơn nào đã báo đáp. Đôi bàn tay ba gây dựng dành dụm nuôi chúng con, bao cái khổ đổ lên đầu. Như một chuyến đò cuối nhường

chúng con sang sông còn ba đứng lại với bão tố cuộc đời quăng quật” [34, tr. 112].

Tác giả đã dùng những lời văn thảm thương, bi ai, nhằm thức tỉnh sự mê muội của con người, sự thờ ơ vô trách nhiệm của mình đối với đấng sinh thành: “Đến bao giờ hiếu đễ mới vẹn toàn giữa lúc con như cánh chim thương tích khơi vơi giữa biển gió, giữa lúc gia sản của con bây giờ là khăn tang, là tấm áo sô và chiếc nón cời liêu xiêu

bên đời lưu lạc ba ơi...” [34, tr. 116] để rồi sự hối tiếc đã muộn màng, khi gia sản bây giờ không phải là cha mẹ nữa, mà chỉ còn là chiếc khăn tang. Những ngôn từ thảm khốc ấy, chính là tiếng chuông cảnh tỉnh con người mê muội, họ chỉ biết sống cho mỗi bản thân mình và quên đi cha mẹ mình đã già đi theo năm tháng. Tùy bút Cơn

đau vô hạn với nội dung nói về những hồi ức của người con và sự hối hận chưa kịp

báo hiếu. Tác giả đã nêu lên những thực trạng của con người trong thời đại ngày nay, thờ ơ vô tâm với những người thân xung quanh của mình, thông qua văn học tác giả đã cảnh tỉnh con người và đồng thời cũng nêu cao đạo hiếu của dân tộc ta, giúp cho người đọc nhận thức được vấn đề và sống hoàn thiện với bổn phận của mình hơn.

Trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, còn thể hiện được tinh thần đại báo hiếu của nhà Phật, với những câu chuyện con cái khuyên cha mẹ mình niệm Phật để cầu vãng sinh về cõi Cực Lạc. Đó là những hình ảnh làm nên giá trị cảm quan Phật giáo trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, cũng là dấu ấn đậm chất văn hóa đạo Hiếu của dân tộc ta. Lòng hiếu thảo thì không có thứ gì có thể đo lường, cũng không có cái gì có thể so sánh được với sự hiếu thảo.

Đạo hiếu trong Phật giáo còn được mở rộng hơn khi hành trì sự hiếu thảo đối với cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp trước, theo quy luật luân hồi. Trong kinh Vu Lan Bồn từng nói đến sự cầu nguyện cho cha mẹ bảy đời được siêu thoát: “Chư Ðại Ðức mười phương thọ thực. Trong bảy đời sẽ đặng siêu thăng. Lại thêm cha mẹ hiện tiền. Ðặng nhờ phước

đức tiêu khiên ách nàn” hay “Như còn cha mẹ hiện tiền. Nhờ đó cũng đặng bá thiên thọ

trường. Như cha mẹ bảy đời quá vãng. Sẽ hóa thân về cõi thiên cung” [90] đối với tư

tưởng này, Nhụy Nguyên trình bày rất rõ quan điểm của anh trong mảng tiểu luận. Còn đối với văn xuôi, anh ít thể hiện tư tưởng này, bởi lẽ văn xuôi tiếp cận với bộ phận đại chúng nên việc đưa vào những tư tưởng cao siêu ấy thì không thích hợp lắm. Cho nên mảng tiểu luận của Nhụy Nguyện bàn về tư tưởng này rất đậm nét và sâu sắc.

Tóm lại bình diện văn hóa lễ nghĩa, đạo hiếu trong văn xuôi của Nhụy Nguyên được đề cao và miêu tả rất phong phú, từ góc độ nêu cao giá trị của đạo hiếu cho đến những câu chuyện của sự hối hận chưa kịp báo hiếu. Những cung bậc thăng trầm cảm xúc của nhân vật, khiến cho độc giả như đang đọc về cuộc đời của mình. Vì đôi lần trong cuộc đời, chúng ta vẫn có những giây phút vô tình, vô tâm với cha mẹ của mình. Ngày nay, chữ hiếu với mẹ cha phải giữ hàng đầu, không phải ai cũng thực hiện tốt, chúng ta luôn đối mặt với lối sống đang làm tha hóa con người, nên đạo lý phải được

thường xuyên nhắc nhở. Văn xuôi của Nhụy Nguyên đã làm nên những giá trị ấy, tạo nên một bức tranh về văn hóa đạo hiếu của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)