Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 105 - 107)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.1. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý

Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý có cơ sở từ việc nhận thức về giá trị tư tưởng Phật giáo và cảm nhận những giá trị triết lý theo quan điểm của cá nhân. Với Nhụy Nguyên, tư tưởng Phật giáo là điều đưa anh và con người đến ngôi nhà hạnh phúc và bình an trong cuộc sống, giúp cho con người trở nên thánh thiện và tốt đẹp hơn. Nó luôn ẩn chứa vô vàn những giá trị đặc biệt khiến cho nhân vật và cả nhà văn phải suy tư, chiêm nghiệm về triết lý ấy, chính vì thế trong văn xuôi của Nhụy Nguyên xuất hiện dày đặc bình diện nghệ thuật này.

Văn xuôi của Nhụy Nguyên chủ yếu lấy cảm hứng sáng tác từ sự nhận thức, cảm nhận về tư tưởng và triết lý của Phật giáo. Nhà văn đã sử dụng những giá trị ấy vào các thể loại sáng tác của mình, nhằm đề cao một giá trị triết mỹ đặc sắc của Phật giáo. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý trong văn xuôi chủ yếu thể hiện qua cách nhìn nhận của tác giả đối với hệ thống tư tưởng, triết lý Phật giáo. Từ đó, suy tư về một giá trị triết lý Phật giáo và gián tiếp đặt ra những câu hỏi liên quan đến cuộc đời, bản tâm, sự sanh tử và giải thoát của chính mình trước những biến thiên của cuộc đời. Bàn về giọng điệu của Nhụy Nguyên, nhà văn Nguyễn Khắc Phê từng nói trong bài viết Nhụy Nguyên mở lòng với sách rằng: “Quả là những trang viết của NN - từ văn xuôi cho đến phê bình - đều được thể hiện với phong cách “nhẹ nhàng”, không “lên gân” ca ngợi hay cao giọng lên án ai, kể cả trước những hành vi “tiêu cực” (như xâm hại môi trường hay các giá trị văn hoá…), nhưng lại hàm chứa sức “nặng” suy tư và cảm nhận của một người đã và đang tìm đến những “biên độ” mới về văn

chương và cuộc đời” [82]. Tuy ngôn từ sáng tác của Nhụy Nguyên mang tính bình dị

và đời thường, thế nhưng ở giọng điệu mang đậm chất chiêm nghiệm, triết lý. Những bình diện ấy, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, điều ấy tạo nên tính hấp dẫn và thêm phần cuốn hút cho độc giả. Quá trình khảo sát tác phẩm, chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện của bình diện này trong sáng tác của anh rất nhiều, đặc biệt là thể loại truyện ngắn và tùy bút. Ở đây, chúng tôi sẽ phân tích những giọng điệu nổi bật và tiêu biểu nhất trong tác phẩm của anh.

Trong văn học Việt Nam hiện đại gần đây, việc sử dụng những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo trong sáng tác văn chương xuất hiện rất nhiều. Chính từ những hiện tượng này, cho nên trong văn xuôi đương đại bỏ ngỏ những câu hỏi về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, nó trở thành một bình diện giọng điệu chiêm nghiệm triết lý, nó mang đậm tính chất suy tư và chiêm nghiệm. Nổi bật về giọng điệu này, chúng ta có thể thấy trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, đặc biệt tác phẩm Hồ Quý Ly, sự xuất hiện giọng điệu này giúp cho người đọc có một cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về nhân vật chính, rộng ra là có thể suy tư về những vấn đề giữa cái mới - cũ, cách tân - bảo thủ. Đoạn miêu tả nhân vật Phạm Sinh suy tư về lẽ đúng sai, về đổi mới và bảo thủ là một ví dụ: “Chẳng ai thông minh hơn được hồn của núi sông mình. Ai đúng, ai sai? Khát Chân hay Quý Ly? Vả lại đường đi của hồn núi sông thật ngắt ngoéo. Đánh giá thành ư? Bại ư? Có khi bại mà mấy trăm năm sau lại là thành. Có khi người đời chỉ vì mê muội mà kéo ánh sáng trở về bóng tối. Sự mơ màng lòe loẹt làm chậm bước chân của

hồn núi, hồn sông?” [20, tr. 661]. Liên tiếp là những câu hỏi tu từ xuất hiện trong phát

ngôn của nhân vật làm cho đoạn văn vừa đầy tính triết luận, vừa làm cho độc giả phải suy ngẫm, tự vấn. Hồ Quy Ly có công hay tội? Là kẻ thoán nghịch hay là một anh hùng? Đó là những câu hỏi mở chờ đợi sự giải đáp của độc giả.

Đến với văn xuôi của Nhụy Nguyên, sự chiêm nghiệm, triết lý về giá trị tư tưởng Phật giáo luôn gắn liền với những thắc mắc của bản thân nhân vật hay của nhà văn. Đặt diễn ngôn của các nhân vật trong những trường đoạn đối thoại, những giá trị triết lý về tư tưởng hay về phương pháp tu hành. Theo đó, cũng dần được bộc lộ, đoạn đối thoại giữa vị Sư và người đối thoại trong truyện ngắn Con mắt nhìn vào làm hiển lộ nên giá trị lòng tin đối với pháp của đức Phật: “Bạch sư, nhưng con muốn ở lại đây. - Để hoang tưởng? - Dạ ... - Con thực sự không muốn trở lại hồng trần luân hồi theo nghiệp báo? - Không! - Con muốn ở lại với Phật nhưng lại nghi ngờ Pháp của Ngài… Trong đó Nghi Hoặc đáng sợ nhất. - Bạch sư. Con tin Phật. Nhưng làm sao để biết Phật luôn hiện diện tại cõi này. Làm sao biết tượng Phật sư đang thờ đây linh ứng? - Phật tại Tâm con ạ… Con hãy niệm 4 chữ “A Di Đà Phật” thật chậm. Lúc niệm con hãy thử bịt tai; do bởi tâm niệm nên bên trong tự nó nghe được, lúc này chỉ có con nghe từng chữ ấy rõ nét mà không ai có thể nghe được phải không? Đó chính là cách làm hiển lộ Phật tâm đó con. Phải bắt đầu từ một niềm tin mãnh liệt về sự màu nhiệm con chưa từng thấy. Con đang ngồi trước thầy, con tin thầy, vậy tạm

xem trong tâm con đã có Phật. Nhưng, vấn đề ở chỗ con chưa tin thầy liệu có thành

Phật hay không. Việc này, nếu con còn ở lại đây, ắt tìm ra lời giải” [41, tr. 61]. Đoạn

đối thoại trên, thực chất là sự hóa giải nghi ngờ của người hỏi về Pháp của nhà Phật, nó mang đậm tính chất giọng điệu triết lý. Để có lòng tin sâu với đức Phật, trước hết phải cảm nhận được sự nhiệm màu của việc thực hành pháp. Khi cảm nhận sự linh ứng nhiệm màu đó, thì lòng tin chân thật mới kiên cố, tác giả đã gắn cho nhân vật một sự nghi ngờ mang tính chung của xã hội bây giờ và vị Sư xuất hiện là hình ảnh nhân vật để giải thích cho quần chúng hiểu rõ về lòng tin và sự nhiệm màu của giáo pháp nhà Phật.

Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý còn được thể hiện trong tùy bút Ngôi nhà của cỏ, truyện Huyền thoại dòng Hương, tác giả sử dụng một giọng văn đặc sắc sau khi tả về hiện tượng bảy đóa sen Phật đản trên sông Hương: “đóa sen đầu tiên được thắp sáng giữa bóng tối mờ ảo của sông, rồi hai, ba... đến đóa sen thứ 6 thì ngưng. Bao con tim thắt thỏm đợi chờ. Nếu đóa sen thứ 7 héo rũ chìm vào bóng tối, ngày mai người ta sẽ nghĩ gì? Bỗng bung nở thứ ánh sáng diệu kỳ khiến hai bờ sông ồ lên. Rất nhiều lời giải thích, do lỗi kỹ thuật, cố để tăng tính hấp dẫn, riêng tôi không khó nhận ra cái thông điệp sâu xa để cảnh tỉnh lấy mình. Chúng sanh sau cuộc đời này phần lớn trầm luân. Các bậc chứng ngộ qua việc hàng phục sáu căn vốn như vòi bạch tuộc vươn xa bám chặt hồng trần hư huyễn khó bề giải thoát, rồi họ an nhiên bước qua lục đạo, ra ngoài Tam giới bằng bước chân thứ 7. Dấn bước chân thứ 7 là cả một cuộc hành trì miên mật. Có lẽ xứ thiền kinh với sự u trầm mới thấm hiểu nỗi

nhọc nhằn miền sinh tử ấy” [34, tr. 38-39]. Giọng văn đầy tính chiêm nghiệm triết lý,

sâu sắc và tường minh của một con người đã tu, đã ngộ.

Văn xuôi của Nhụy Nguyên chủ yếu đến tư tưởng Phật giáo, những câu chuyện triết lý nhân sinh mang đậm chất nhân văn. Chính vì trong tác phẩm nhân vật và tác giả đều thỏa sức thể hiện những suy tư, cảm quan cá nhân của người cầm bút. Suy tưởng, đối thoại với những giá trị triết lý và chiêm nghiệm nó là giọng điệu chính, tạo nên phong cách riêng của Nhụy Nguyên trong việc cảm thụ tư tưởng Phật giáo.

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)