Phật giáo là con đường giác ngộ giải thoát

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 31 - 35)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Phật giáo là con đường giác ngộ giải thoát

Bên cạnh quan niệm trên, đối với Nhụy Nguyên anh còn thể hiện rõ quan niệm Phật giáo chính là con đường giác ngộ - giải thoát trong các tiểu luận nghiên cứu của anh về Phật giáo. Tư tưởng giải thoát - giác ngộ này chính là tư tưởng chính yếu và quan trọng nhất của Phật giáo, tư tưởng ấy giúp cho chúng sinh thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đạt đến cảnh giới Niết bàn. Đối với Nhụy Nguyên, tư tưởng này chính là nguồn cảm

hứng chủ đạo để anh sáng tác văn chương. Nhưng khi chuyển tải tư tưởng này vào tác phẩm, Nhụy Nguyên dường như không quá đi sâu. Bởi vì, theo quan niệm của Nhụy Nguyên, trong cuốn tiểu luận Sực nhớ quê hương là Cực Lạc: “Phật pháp là dạy theo thứ lớp, chưa trải qua bậc thấp mà học bậc cao là có hại, cho nên chợt nghĩ có những

điều cao sang không thể nói ra được” [38]. Thế nên trong truyện ngắn, tùy bút, bút ký,

Nhụy Nguyên đem nhiều câu chuyện Nhân quả, Nghiệp báo, tư tưởng Thập thiện và Ngũ giới vào nhiều hơn. Còn đối với lộ trình tu tập giác ngộ - giải thoát, dường như Nhụy Nguyên viết ở thể loại tiểu luận nhiều hơn. Đó cũng là lẽ tất nhiên, giới độc giả văn chương khác với giới độc giả tiểu luận Phật giáo. Tuy đang bàn về văn xuôi của Nhụy Nguyên, nhưng muốn làm sáng tỏ các cảm quan Phật giáo ấy thì người viết muốn nghiên cứu và hiểu rõ quan niệm của tác giả. Bởi vậy, việc khảo sát các tiểu luận và kết luận hai quan niệm về tư tưởng Phật giáo của Nhụy Nguyên trên là như vậy.

Việc sáng tác văn chương cũng thế, mang danh gửi gắm tư tưởng Phật giáo, không chừng Nhụy Nguyên sẽ rơi vào cơn tham lam và nỗi si mê khác; nên văn chương cũng chỉ dám xem như nghề mưu sinh (có tính thiện). Và ngay đến tất cả các nghề thiện khác cũng vậy, từ nghệ thuật cho đến từ thiện, nếu vận dụng không khéo sẽ rơi vào chấp trước, khiến hành giả mắc kẹt trong cuồng xoay đấy luôn. Nhụy Nguyên cũng từng chia sẻ rằng: “Thời gian sau này anh rất ít viết/nói về Phật pháp cũng là lẽ rất sợ tạo nghiệp

luân hồi” [Phụ lục]. Viết, đôi khi cũng không thể diễn tả được hết các ẩn ý và mật pháp

của Phật giáo trên lộ trình giải thoát. Nói đến đây lại nhớ đến sự kiện của Đức Phật từng nói với các đệ tử của mình trong kinh Hoa Nghiêm rằng: “Trong 49 năm ta chưa hề nói

một lời nào” [92] đây là một ẩn ý rất cao siêu của đức Phật truyền cho hàng đệ tử của

mình. Tuy nhiên ở góc độ này, Nhụy Nguyên cũng đã làm được một công việc quý giá và cao quý, anh đã nhiệt tâm viết lên những tiểu luận mang một nội dung tư tưởng cao siêu của Phật giáo. Đâu đó len lỏi những thiện ý của chính tác giả với sự cống hiến trong những bài pháp của anh.

Những câu chuyện trong tác phẩm, Nhụy Nguyên có gửi gắm ít nhiều tư tưởng đạo Phật, như phước đức, nhân quả, tư tưởng của pháp môn Tịnh độ, và một ít phong vị thiền tông, đôi lúc len lói vài chút nét đặc biệt của Mật tông. Ở góc độ này, chúng ta thấy Nhụy Nguyên chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Phật giáo truyền thống Việt Nam, đó chính là “Thiền - Tịnh song tu” hoặc “Thiền - Mật - Tịnh tam tu”. Nhưng hơn hết tư tưởng chính yếu của Nhụy Nguyên vẫn là Tịnh độ. Sơ khởi, Nhụy Nguyên bén duyên

với Phật giáo chính là con đường thực tập Thiền, sau đó trên con đường tầm đạo của anh, anh gặp được một số bậc minh sư, đã giúp anh giác ngộ và chứng nghiệm sự vi diệu của Phật pháp trên con đường Tịnh độ. Và điều anh nhận được chút ít hiện tại chính là tính không của các pháp, ở đó mọi con đường, mọi tông phái, mọi kinh điển mà Đức Phật đưa ra, dường như chỉ là con đường chứ chưa phải đích đến.

Từ sự tu học và thực hành pháp, Nhụy Nguyên thấy chỗ cao diệu của Phật pháp là phá Ngã - chấp. Thật ra có chấp mới sanh ngã, chính ngã này làm cho con người ngạo mạn. Mọi pháp môn đều hướng về con đường vô ngã, muốn vậy thì trước hết phải phá chấp. Nhưng phá chấp là một mệnh đề lớn, đòi hỏi người tu học phải có căn nền từ từ, như tu phước đức, rồi chọn pháp môn để hành chuyên (đơn cử như niệm Phật hay ngồi thiền, trì chú); trên cơ sở tu căn nền Nguyên thủy, đặc biệt như Tứ niệm xứ: quán pháp vô ngã, thân vô thường, quán bất tịnh v.v. để bớt chấp trước thân huyễn - tâm vọng, vì vốn dĩ là như vậy, sự thật là như vậy. Con người yêu mến quá thì trở nên thân huyễn tâm vọng, yêu mến tài danh thực thụy do không thấy sự thật của ngã chấp ẩn mình trong đó… Nhưng đây là một phạm trù lớn, nếu để nói thì phải nghiên cứu ở dưới dạng của một đề tài hay một chuyên luận nào đó. Cũng vì vậy trong văn xuôi, Nhụy Nguyên chỉ nói ít, nói qua vấn đề này và chủ yếu hướng vào con người bình thường trong đời sống với những tư tưởng Thập thiện và Ngũ giới. Vì một các nhân chưa thuần thục điều này thì học những điều nhiệm màu đa phần có hại. Cho nên, Nhụy Nguyên chủ yếu thể hiện những quan niệm này trong các tiểu luận của anh, còn ở tác phẩm văn xuôi anh chỉ nói qua và nói ít như trên đã bàn.

Đối với Nhụy Nguyên: “Tất cả đời sống ở các ngành nghề thiện đều có cơ may hướng anh về nẻo sáng, nhưng ngược lại nó đều là nhiên liệu của guồng quay luân hồi” [phụ lục]. Nên trong tác phẩm sau này, Nhụy Nguyên thường ẩn dấu phong vị thiền, về sự trầm mặc, về sự an nhiêu cây cỏ, hầu mong hướng con người về phía thiện, với tâm luôn khiêm nhường trước bất cứ sự nhỏ mọn nào, để mong được sự dạy dỗ của chư Phật. Bởi lẽ các hóa thân của đức Phật và Bồ tát, như trong nhiều bộ kinh đã nói, họ luôn ở trong đời sống thường tục để thức tỉnh con người.

Tóm lại, hai quan niệm trên của Nhụy Nguyên đều có giá trị rất cao trong sự nghiệp sáng tác của anh. Thật ra tư tưởng ấy đã có sẵn, chỉ là ai là người biết chuyển tải nó đến với các bạn đọc. Nhụy Nguyên đã làm được điều đó và anh đã khẳng định được những quan niệm của anh về Phật giáo như thế nào. Bằng sự tu tập của anh, anh đã nghiên cứu 7 cuốn tiểu luận, trong đó 6 cuốn hoàn toàn viết về chuyên luận bàn về

Phật giáo ở góc độ tư tưởng chứ không phải cưỡi ngựa xem hoa. Anh đi sâu vào các học thuyết của khoa học để đối chứng lại với Phật giáo, anh lấy những dẫn chứng mà Đức Phật đã tuyên thuyết cách đây hơn hai nghìn năm về trước để so sánh với khoa học ngày nay, và khẳng định một số điều khoa học chứng minh gần đây, thì đã được Đức Phật nói từ rất lâu rồi. Những luận điểm, luận chứng mà Nhụy Nguyên đưa ra rất thuyết phục. Cũng chính vì vậy, người viết đúc kết lại hai quan niệm sát sao nhất của Nhụy Nguyện về tư tưởng Phật giáo. Đó là quan niệm về Phật giáo trong đời sống bình dị - thực tại và Phật giáo là con đường giác ngộ - giải thoát.

Người viết tin rằng nếu một mai khi ai đó nghiên cứu đến công trình văn học Phật giáo đương đại hay hiện đại thì chắc chắn sẽ nhắc tới Nhụy Nguyên. Bởi vì, ở anh chính là một cây viết đã tu, đã sửa và đang thực hành; một phong cách kiệm viết, kiệm nói; một con người khiêm cung, hòa nhã. Không sống vì danh lợi mà sống vì đam mê cống hiến những giá trị đích thực cho cuộc đời. Cây viết ấy sẽ còn tỏa sáng mãi trong thế giới văn chương Việt Nam.

*Tiểu kết chƣơng 1

Ở chương đầu tiên của luận văn, chúng tôi giới thuyết khái niệm cảm quan và cảm quan Phật giáo để làm rõ khung lý thuyết và hướng nghiên cứu của luận văn, sau đó tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà văn Nhụy Nguyên, khẳng định những giá trị nổi bật, tiêu biểu của nhà văn đối với văn học Việt Nam và những đóng góp cho nền văn học Phật giáo. Cuối cùng, chúng tôi phân tích những quan niệm của Nhụy Nguyên về tư tưởng Phật giáo, ở tiểu mục này, chúng tôi tham khảo nghiên cứu 5 cuốn tiểu luận của Nhụy Nguyên và soi chiếu vào tác phẩm, để khẳng định những quan niệm của Nhụy Nguyên với Phật giáo là bình dị và thực tại; là giác ngộ và giải thoát.

Xuyên suốt quá trình nghiên cứu và phân tích trên, chúng tôi nhận thấy những mặt thuận lợi cũng như những điều bất trắc của cuộc đời Nhụy Nguyên. Có lẽ, cuộc đời đầy dẫy mặt đối lập như thuyết nhị nguyên đã đem lại cho tác giả Nhụy Nguyên một cái nhìn toàn diện về cuộc đời, cũng như cái nhìn sâu sắc về Phật giáo. Chương một, chúng tôi nghiên cứu và phân tích những phương diện trên, chính là tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và phân tích Cảm quan Phật giáo trong văn xuôi của Nhụy Nguyên từ góc độ tư tưởng và văn hóa ở chương 2 một cách hệ thống và cụ thể.

CHƢƠNG 2: CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRONG VĂN XUÔI NHỤY NGUYÊN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TƢ TƢỞNG VÀ VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)