Cuộc đời từ góc nhìn Giải thoát

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 47 - 53)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Cuộc đời từ góc nhìn Giải thoát

Có thể nói đỉnh cao của hệ thống triết học - tôn giáo Ấn Độ là tư tưởng giải thoát của Phật giáo. Nó là sự chắt lọc và hoàn thiện ở mặt tư tưởng đến các quan điểm và những phương pháp của các trường phái triết học - tôn giáo Ấn Độ thời bấy giờ. Giải thoát là đặc sản triết học tôn giáo không có trong triết học nói chung. Nhận thức con người khổ thì Phật giáo phải chỉ ra con đường giải thoát Khổ. Theo “Phật học từ điển” của Đoàn Trung Còn, Giải thoát là lìa khỏi sự trói buộc, thoát ra ngoài quả khổ tam giới (Dục, Sắc, Vô Sắc) được tự tại. Giải thoát được hiểu về sự tức là giải thoát khỏi vòng khổ não, giải thoát khỏi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; Giải thoát khỏi mọi quy luật của vạn pháp. Hiểu về lý tức là giải thoát tất cả mọi nỗi phiền não, những duyên luyến ái đã từng trói buộc cái tâm; giải thoát luân hồi để đạt quả thánh: A La Hán, Bồ tát, Phật, Giác ngộ.

Như vậy, giải thoát theo triết lý Phật giáo tức là trạng thái tinh thần con người vượt ra khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới nhục dục, là sự diệt hết mọi dục vọng, dập tắt ngọn lửa dục vọng để đạt tới cõi Niết bàn (Nirvana) với cái tâm tuyệt đối thanh tịnh. Khi con người ta được giải thoát cũng chính là con người ta đạt tới sự siêu thoát, nghĩa là họ vượt ra khỏi sự trói buộc của thế giới trần tục, thoát khỏi sự chi phối của dục vọng, sinh tử, phiền não, sống hoàn toàn thanh thoát tự tại. Giải thoát là thấu suốt lý nhân sinh để đạt tới thể “không tịch”. Theo quan niệm của Phật giáo cho rằng, xuất phát điểm của tư tưởng giải thoát là từ nỗi khổ của con người. Vì vậy muốn được giải

thoát thì cần dập tắt mọi dục vọng, trở về với chân tâm bản tính của mình.

Chúng ta đã tìm hiểu và phân tích hai tư tưởng trên và nhận thấy rằng, khi con người nhận ra được cuộc đời khổ đau và vô thường thì điều đầu tiên họ nghĩ tới chính là đặt câu hỏi: “làm cách gì để thoát khổ và không còn chịu sự chi phối của vô thường nữa?” nói cách khác chính là tìm con đường giải thoát. Chính xuất phát từ những nguyên nhân ấy, đức Phật đã chỉ ra con đường giải thoát cho chúng sinh bằng cách thực hành các thiện pháp để chấm dứt dục vọng và tham ái đạt đến cảnh giới giải thoát - Niết bàn.

Phật giáo có nhiều truyền thống tu tập, nên cũng có nhiều phương pháp hành trì để đạt được cảnh giới giải thoát. Theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, họ sẽ dùng phương pháp Thiền định để chứng ngộ giải thoát; Còn ở Phật giáo Đại thừa, sẽ có nhiều phương pháp hành trì như: Thiền định, niệm Phật, trì chú… trong những phương pháp hành trì đó thì phương pháp Niệm Phật của Tịnh độ tông là tông phái rất phát triển và được nhiều giới quần chúng Phật tử tu tập. Bên cạnh hai truyền thống ấy, còn một truyền thống Phật giáo xưa nay ít người đề cập đến, nhưng gần đây thì truyền thống Phật giáo này rất phát triển, đó chính là Phật giáo Mật tông (hay còn gọi là Phật giáo Kim cang thừa) là một truyền thống Phật giáo đậm chất Mật giáo, họ chủ yếu trì chú để đạt đến cảnh giới Tâm định. Ở truyền thống Phật giáo Mật tông, họ có nhiều phương pháp bí mật chỉ truyền dạy cho những hành giả nào tu tập đạt đến mức độ cao trong Thiền định của Mật giáo mà thôi.

Qua sự trình bày khái quát về các phương pháp hành trì tu tập để đạt đến cảnh giới giải thoát trên. Ở đây, người viết muốn khẳng định rằng, Nhụy Nguyên là hành giả tu tập theo truyền thống Phật giáo đại thừa, phương pháp hành trì chính là tịnh độ, lấy niệm Phật làm chính yếu. Bên cạnh đó, Nhụy Nguyên đã từng trải qua thời gian thực hành Thiền định và am hiểu một chút về Mật tông. Cho nên trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, tư tưởng giải thoát chủ yếu là phương pháp niệm Phật, nhưng vẫn đan xen một chút hương vị Thiền và một chút màu sắc của Mật tông, điển hình như truyện Bóng thuyền ảnh hiện kể về cuộc đàm đạo giữa vị Sư và một vị cư sĩ nam, khi vị cư sĩ nam đến xin làm đệ tử thì vị Sư từ chối mà chỉ nhận để truyền dạy Phật pháp mà thôi. Vị Sư cũng nhìn căn cơ của ông ta để truyền pháp, khi ông hỏi về Thiền thì vị Sư trả lời rằng: “Mình chuyên tu Thiền Minh Sát. Nhưng xét thấy bác chắc không theo nổi. Kính dâng một lời: bác nên trì Chú. Có câu: tụng

26]. Tuy vị Sư tu thiền, nhưng vì căn cơ của vị cư sĩ kia chưa đủ định lực để bước vào cảnh giới thiền định, nên vị Sư đành khuyên trì chú và niệm Phật. Vị Sư truyền khẩu cho ông ta câu minh chú Án ma ni bát di hồng (Om Mani Padme Hum) sau một thời gian kết hợp với câu niệm Phật A Di Đà Phật, đó là sự kết hợp của Mật và Tịnh đôi khi lại hợp với căn cơ của ông ta. Truyện là sự kết hợp ba pháp môn Thiền - Tịnh - Mật, một sự kết hợp rất khéo léo để giúp cho các nhân vật trong thế giới đó có lộ trình giải thoát rõ ràng. Phương pháp niệm Phật cầu nguyện để giải thoát được Nhụy Nguyên trình bày trong nhiều truyện ngắn như, truyện BuôngNgôi nhà chỉ

hai mẹ con nương tựa nhau. Người mẹ ngày đêm niệm Phật cầu vãng sanh Cực lạc

[41, tr. 74], truyện ngắn Dấu son trên hải đảo cũng biểu hiện đậm tư tưởng niệm Phật giải thoát: “Anh khuyên, em ngày đêm niệm Phật A Di Đà nghĩa là bắt sóng với Ngài, chắc chắn sau này sẽ được đón về Tây phương Cực lạc sướng vạn lần tiên nhân” [41, tr. 114]; “Thời gian sau tôi năng lui tới. Nghĩ mình học Phật, tạm gọi có chút tín tâm, đến đó lạy Phật, niệm Phật nhiều chắc khuyên được âm linh nghe theo

hầu mong siêu thăng cảnh giới, chùa bớt âm khí” [41, tr. 117]. Nhân vật trong Dấu

son trên hải đảo biểu hiện một con người đặc thù tu tập, cầu mong sự giải thoát từ

phương pháp niệm Phật. Không chỉ dừng lại ở phạm vi truyện ngắn, với tùy bút và bút kí cũng khá đậm nét về tư tưởng này. Bút kí Quê nội Phùng Quán cũng hiện lên những con người hướng đến niệm Phật để giải trừ mọi phiền muộn khổ đau: “ Hoàng xin được hồi tôn, dựng một ngôi chùa dưới chân núi Sầm ngày đêm niệm Phật quên muộn phiền. Phật dạy… tình là dây oan, nếu soi vào “nhân duyên trời

định” này” [41, tr. 91]. Hay trong tùy bút truyện Thuyền trôi trên sa mạc tác giả

cũng đã khẳng định: “Nếu suốt đời bạn giúp người hành thiện chăng nữa mà không nương Phật, không thiền định và niệm “A Di Đà Phật” thì phước báu lắm chỉ lên

được cõi Trời” [34, tr. 215] rồi hết phước sẽ phải tái sinh luân hồi lục đạo. Cuối

truyện, tác giả nhắn nhủ đến bạn đọc của anh một câu rất chân tình: “Mong bạn nghe mình: hãy chuyên niệm “A Di Đà Phật”. Hãy thôi nghĩ mông lung bằng thói quen chú tâm niệm Phật trong suốt ngày đêm. Bạn thân mến ơi, chính đó là con thuyền chở

ta qua sa mạc xuôi dòng tâm linh miên viễn” [34, tr. 217]. Cuộc sống con người vốn

dĩ khổ đau, nhưng dưới ngòi bút của anh đã vẽ lên một thế giới an lành, tạo ra lối thoát cho nhân vật của mình, chuyển tải những tư tưởng giải thoát, bởi nó đã hiện hữu những khổ đau ngang trái của cuộc đời.

Tư tưởng giải thoát như là sự cứu cánh cho những con người đang bế tắc về cuộc đời. Biểu hiện tư tưởng giải thoát trong hiện thực, dưới ngòi bút tài hoa của Nhụy Nguyên đã tỏ ra nhạy bén đặc biệt với những trạng thái tâm lí con người. Sự quan sát tinh tế cùng sự chiêm nghiệm, thấu hiểu chân lý giải thoát nên anh đã miêu tả những nỗi niềm trăn trở của con người về con đường giải thoát của bản thân. Sau khi ngộ ra được sự khổ đau, họ muốn tìm ra con đường giải thoát khổ đau ấy. Truyện

Phật ở ngoài khơi xa, khiến cho bạn đọc để lại một cảm xúc quạnh hiu, phảng phất

nỗi buồn, đôi khi xen lẫn một chút niềm vui. Tác giả đã nhìn thấu đáo và miêu tả tâm lí nhân vật một cách chân thực và tường tri nhất. Câu chuyện xoay quanh nhân vật “Chân sư” một người đàn ông dũng cảm từ bỏ vợ con lên chùa xuất gia tu hành. “Chân sư” tên đời là Chân, bạn của anh gọi anh là Chân sư sau khi đi tu. Hành trình giác ngộ và tiến bước trên con đường giải thoát của anh lắm gian nan. Chân đã lập gia đình, có một cô vợ và một người con, cuộc sống đầm ấm hạnh phúc. Chân đam mê làm thơ nên anh được tiếp cận và gần gũi với các bậc Thiền sư thi sĩ. Chân và người bạn kể chuyện xưng tôi trong câu chuyện là hai sự phản chiếu giữa Đạo - Đời. Chân thì hướng đến con đường Đạo để tìm cầu giải thoát, còn bạn anh thì hướng đến sự trần tục, hưởng thụ thú vui dục lạc. Quả thật, hai con người quá đối nghịch với nhau. Chân ngộ ra “thiểu dục tri túc” (ham muốn vừa đủ) của nhà Phật, anh đã cảm thấy mình mong cầu quá nhiều trong việc đăng báo ở các tạp chí. Anh nhận ra rằng: “Ban đầu chỉ ước đăng thơ trên báo địa phương như các cụ hưu trí, rồi ước đăng ở các báo trung ương, đến những tờ có uy tín văn chương. Tạm đủ. Vẫn không thỏa mãn.

Thực ra do bởi cái tâm mong cầu không bao giờ như ” [35, tr. 25]. Anh nhận ra

mong cầu mà không được như ý là khổ “Cầu bất đắc khổ” trong bát khổ của Tứ đế, sự mong cầu đó nếu bị vô minh che lấp thì con người sẽ lại càng lấn sâu vào khổ đau, ở Chân anh đã ngộ ra được đó là khổ đau. Chính điều đó, Chân nhận ra được nguyên nhân của nó là dục vọng và tham ái. Nỗi niềm trăn trở tìm đường giải thoát, thôi thúc anh tìm đến vị Sư trên núi chùa Pháp Vân để học đạo, Chân thường xuyên lui tới chùa mỗi ngày, dần dần Phật tánh trong anh bắt đầu hiển lộ. Càng ngày Chân càng ngộ nhiều chân lý trong cuộc sống, một lần bạn của Chân thấy anh đọc một trang kinh Thánh cầu thuộc kinh Trung bộ, hai ngày không lật: “Này các Tỷ-kheo, có người tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh (...) tự mình bị chết... tự mình bị sầu... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái ô nhiễm. Này các Tỷ- kheo, cái gì theo các Người gọi là bị

sanh? Vợ con là bị sanh (...) những chấp thủ ấy bị sanh, và người ấy lại nắm giữ,

tham đắm, mê say chúng” [35, tr. 29]. Đoạn kinh này khiến cho Chân đã ngộ ra được

điều gì đó mà anh đọc suốt hai ngày không hề lật qua trang tiếp. Phải chăng, anh đã nhận ra được thứ mình cần từ bỏ và tìm ra được con đường mình sẽ đi. Tư tưởng giải thoát đã thấm nhuần trong tâm thức của Chân, anh rất muốn theo Sư học đạo, nhưng Phương (vợ anh) lại lên chùa níu kéo anh về, cứ trời ập tối Phương lại réo điện thoại năn nỉ Chân về. Một lần Chân và Sư chùa Pháp Vân chuẩn bị vào hành thiền thì bị Phương gọi về, Sư nói với Chân: “Ta không biết khuyên con thế nào. Nếu phải nói thật thì ta muốn con ở lại, song cũng muốn con trở về làm tròn bổn phận người chồng... Thôi thế này. Bây giờ ta sẽ lập một công án, nếu con giải thông thì tự tay ta

xuống tóc cho. Bằng không từ nay con đừng lên đây nữa” [35, tr. 31]. Chân đồng ý và

Sư nói rằng: “Ta vẫn thường làm thơ tứ tuyệt lục bát. Lục bát là thước đo chiều sâu tâm hồn người sáng tạo. Lục bát không chấp nhận sự thừa thẹo tưởng, sự cẩu thả khi dụng từ, không chấp nhận ép vần thất điệu. Con hiểu chứ… Dạ... Ta vừa có làm một bài thơ, mới chỉ được hai câu: Ngồi thiền đội cả không trung - Sát na chánh niệm vô chừng tạp ngôn. Con hãy hoàn tất hai câu luận và kết để thành một bài hoàn chỉnh

trục tứ. Ta nhắc lại, không được ép chữ, lại không được thất điệu lạc vần” [35, tr.

31]. Đêm ấy, Chân về đến nhà thì vào thẳng phòng ngồi thiền và nghĩ đến hai câu thơ thiền ấy, dần như anh ngộ ra điều gì đấy. Sáng sớm Chân lên thẳng chùa Pháp Vân trong lúc trời còn phủ đầy sương để gặp Sư xin thông công án: “Dạ. Con trộm nghĩ bài thơ của Sư đã tròn nghĩa; viết thêm hai câu quả không khó mà e sợ thừa. Bài thơ có thể ví như bản thể một người. Câu lục tượng trưng đôi vai rộng gánh vác sơn hà của người quân tử, câu bát tượng trưng đôi chân hơi mở vững chãi giữa đất trời. - Vậy ra người không đầu sao con? - Đúng thiếu đầu Sư ạ. Chính bởi bài thơ của Sư chưa có tên. Tên của bài thơ chính là đầu. Nhưng ấy là lối nghĩ phàm. Một người

thông tỏ Đạo Pháp họ không dùng đầu nữa mà dụng Tâm thưa Sư” [35, tr. 34-35].

Chân trả lời công án xong, thì Sư đồng ý xuống tóc cho Chân, nhưng không thể để Chân ở lại chùa Pháp Vân. Chắc hẳn trên con đường giải thoát ấy, Chân còn gặp rất nhiều gian nan và thử thách, Chân hiểu rõ và thấm nhuần “kinh điển Phật giáo” cho nên việc trả lời công án thiền đã đánh trực thẳng vào tâm của Chân. Qua góc độ này, chúng ta cũng có thể cảm nhận được Chân là một người thiện trí thức, là người dũng cảm đi trên con đường giải thoát này.

Cuối câu chuyện, khi Phương và bạn của Chân đến gặp Sư và hỏi: “Một người chồng tìm đường giải thoát cho mình nhưng để lại nỗi quạnh vắng cho vợ con, người

đó có tội không thưa Sư?” [35, tr. 36]. Lúc ấy, Sư bèn đem kinh ra để giáo hóa họ, Sư

trích đoạn kinh trong Kinh về các nam Thiên Nhân và các nữ Thiên Nhân: “Khi mọi người đều an tọa thì Đấng Thế Tôn cất lời: “Này các người chủ gia đình, có bốn cách sống chung (trong cuộc sống lứa đôi). Vậy bốn cách sống ấy là gì? [Đấy là] một người đàn ông giống như một xác chết sống với một người đàn bà giống như một xác chết; một người đàn ông giống như một xác chết sống với một người đàn bà giống như một nữ thiên nhân; một người đàn ông giống như một thiên nhân sống với một người đàn bà giống như một xác chết; một người đàn ông giống như một thiên nhân sống với một người đàn bà giống như một nữ thiên nhân”. Chân sư từng sống với vợ mình là “người đàn ông giống như một thiên nhân sống với một người đàn bà giống như một xác chết. Trong trường hợp ấy, người chồng không sát sinh, không phạm vào tội ăn cắp, tránh được những hành vi tính dục... Trong khi đó thì vợ...

phạm vào những hành vi tính dục bất chính (...) vợ hắn sống với tâm địa ô uế” [35, tr.

37]. Lời khai thị của Sư đã làm cho họ bừng tỉnh trong cơn mê muội với cuộc sống đầy thú vui dục lạc. “Trong khi đó thì vợ… phạm vào những hành vi tính dục bất

chính” câu nói này làm chúng ta phải suy ngẫm và lật lại các tình tiết của câu chuyện.

Chắc có lẽ người đọc sẽ phải mỉm cười sau khi đọc đến đoạn cuối của truyện mới hiểu ra câu nói của Sư về hành vi ngoại tình bất chính của người vợ với người bạn của Chân qua câu nói của người kể chuyện toàn tri: “Mạnh dạn tự tin mở chốt cổng, hắn không lén lút vào đường lòn mà thẳng vào gian phòng đầu tiên của ngôi nhà ông. Hắn quỳ xuống phía sau người đàn ông đang niệm Phật, lạy ba cái trán chạm

đất rồi nhón nhén lùi vào gian phòng sau với người phụ nữ...” [35, tr. 39]. Đọc đến

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)