6. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một đặc trưng văn hóa của các nước phương Đông. Khác với văn hóa các nước phương Tây, họ không thờ cúng ông bà, tổ tiên, không lập ban thờ trong nhà. Ở Việt Nam, văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một hệ thống có ý nghĩa sâu sắc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp có bản sắc văn hóa lâu đời và quan trọng trong đời sống xã hội, việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành một đạo lý độc đáo mà không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có thể có. Thờ cúng tổ tiên là sự kết nối tâm linh giữa người sống với lực lượng siêu nhiêu trong thế giới tâm linh. Tín ngưỡng này của người Việt trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc, là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ở nước ta, văn hóa thờ cúng tổ tiên đã bao đời nay vẫn tiếp tục giữ nếp truyền thống, trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, vị trí thiêng liêng ấy vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc, là sự kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
Những nét đẹp văn hóa ấy, đã ăn sâu vào trong tâm thức của người Việt, đặc biệt là các nhà văn. Họ đã chuyển tải những đạo lý sâu sắc ấy vào trong tác phẩm văn học, nhằm đề cao những giá trị văn hóa và giữ gìn nét đẹp đó của dân tộc ta. Nằm trong không khí của cuộc cách mạng văn hóa trong văn học, Nhụy Nguyên, một nhà văn trẻ với bao nỗi niềm thao thức cho thế hệ, xã hội và con người. Đứng trước những giá trị văn hóa ngày càng bị xuống cấp trầm trọng, dưới ngòi bút đầy tinh tế và sâu sắc của anh, anh đã miêu tả những nét đẹp văn hóa của việc thắp hương cáo tổ tiên trong dịp lễ tết đầu năm của dân tộc ta: “Mỗi lần về, ba thường nhắc trước hết là rửa ráy vào thắp hương trên bàn thờ và lúc ra đi cũng vậy. Vào những ngày cận Tết,
ba chăm chút nhất ở gian thờ, với những người đã khuất với nụ cười mãn nguyện”
[33, tr. 176] và cả sự chăm chút, tỉ mỉ của người Việt trong phong tục thờ cúng:
“Những đồ vật thờ cúng trên bàn thờ sẽ được mang xuống rửa sạch, lau chùi bóng
loáng. Cặp bánh chưng đầu tiên vớt khỏi nồi, ép nước vừa khô là đặt lên bàn thờ; những món ngon nhất cũng được dâng trước lúc gia đình với những khuôn mặt quây
giữ gìn. Việc thờ cúng tổ tiên cũng chính là sự hiếu thảo, lòng nhân ái, của người con đối với cha mẹ, cháu chắt đối với ông bà. Thế nhưng, trong tùy bút Hồi ức từ những
tàn phai của Nhụy Nguyên cũng còn những trăn trở với nét đẹp văn hóa đã bị phai
mờ này: “Đặt dĩa bánh lên bàn thờ cúng tổ tiên, cũng là dâng lên hết thảy sự chân thành của đời người. Khách tới mừng thọ, nhìn lát bánh i xì biết ngay tầm thước ý
thức hệ gia đình. Tiếc là giờ chẳng còn! Cuộc đời đã gạch sổ nét quê...” [33, tr. 134].
Ở đâu đó, những giá trị văn hóa tốt đẹp ấy đã bị tàn phai theo năm tháng, nhất là trong xu thế chung của quá trình hội nhập kinh tế quốc dân dẫn đến yếu tố vật chất ngày càng lên ngôi, con người hướng đến những giá trị vật chất mà quên đi những nét đẹp văn hóa và giá trị phẩm chất đạo lý quý giá ấy của dân tộc.
Chúng ta có thể thấy, trong văn hóa thờ cúng của người Việt, luôn luôn hướng đến tổ tiên là trước hết. Ví như trong gia đình có ma chay thì họ sẽ thắp hương báo cáo với tổ tiên, trong gia đình nếu có chuyện hỷ thì sẽ thắp hương báo cáo với tổ tiên báo chuyện hỷ,… Nét đẹp truyền thống đó được lưu giữ đến bây giờ mà không hề phai nhạt. Đó cũng chính là sự tôn ti trật tự trong gia phong của người Việt, là sự trước - sau, trên - dưới của người còn sống đối với người đã khuất. Nét đẹp văn hóa này, có sự tương đồng với ca dao, tục ngữ của ông cha ta để lại: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ
nguồn”, người Việt luôn đề cao về cội nguồn và tổ tông, đó là văn hóa truyền thống bao
đời của Việt Nam. Những đặc điểm ấy được thể hiện trong tùy bút Xanh hơn niềm hy vọng, kể về những ngày sát tết nhưng phải vào viện chăm Ba, thế nhưng người con vẫn không quên thắp hương báo cáo với tổ tiên: “Thắp nhang lên bàn thờ xem như tất niên sớm cho ông bà tổ tiên, rồi lặng lẽ khép cửa ra đường bắt xe lên viện, nấn ná mãi cứ vào lại ra không bước nổi. Nhìn người người ngược xuôi với hoa trái chạnh lòng nghĩ mình
sao khổ thế. Lời ông pha chút vui vui mà buồn thấm não” [33, tr. 9]. Hình ảnh ấy đã tạo
nên một đời sống tâm linh trong tâm thức của con người Việt Nam. Trong dân gian lưu truyền câu căn dặn đối với con cháu:
“Tổ tiên con ráng phụng thờ Mấy lời mẹ dặn ngày giờ chớ quên”
Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện qua đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu. Trải qua nhiều thế hệ, người Việt hệ thống hóa dần dần tập tục thờ cúng tổ tiên và xem đó gần như một tôn giáo. Bất cứ người Việt nào, nếu không theo tôn giáo
nào, thì khi được hỏi đến đều cho rằng mình theo đạo thờ cúng ông bà.
Ngoài những yếu tố Phật giáo trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, chúng tôi muốn tiếp cận tác phẩm của anh từ góc độ văn hóa và sau khi tiếp cận góc độ văn hóa, chúng tôi nhận thấy ở văn xuôi của anh mang đậm chất văn hóa đạo hiếu và văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Hai yếu tố ấy đã làm nên một diện mạo đa màu sắc và phong phú hơn trong văn xuôi của Nhụy Nguyên.
*Tiểu kết chƣơng 2
Nhìn từ bình diện nội dung tư tưởng, có thể thấy cái nhìn về cuộc đời và con người của Nhụy Nguyên thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, và đầy tính triết lý nhân sinh của cuộc đời. Ở chương 2 này, chúng tôi nghiên cứu văn xuôi của Nhụy Nguyên từ góc độ tư tưởng và văn hóa Phật giáo. Về nghiên cứu bình diện tư tưởng Phật giáo, chúng tôi nghiên cứu về ba tư tưởng chính yếu, đó là: Tư tưởng Tứ diệu đế, Vô thường, Giải thoát, đây là ba tư tưởng được xem là quan trọng nhất của Phật giáo. Từ góc độ này, chúng tôi phân tích về cuộc đời khổ đau, cuộc đời vô thường và cuộc đời giải thoát. Sở dĩ văn xuôi của Nhụy Nguyên, luôn viết về những cuộc đời đầy dẫy khổ đau và bi thương, họ muốn tìm ra con đường giải thoát cho cuộc đời mình. Chính vì thế, Nhụy Nguyên đã đưa vào tác phẩm của mình tư tưởng Giải thoát giúp cho các nhân vật tìm được lối thoát sau những lần bất trắc của cuộc đời. Bên cạnh góc độ tư tưởng, chúng tôi nhận thấy trong văn xuôi của Nhụy Nguyên còn thể hiện được những triết lý nhân sinh, mà chủ yếu là: triết lý Vô minh - Vô ngã; Nhân quả - Nghiệp báo; Sám hối - Hướng thiện, những triết lý ấy được thể hiện trong các nhân vật một cách rõ rệt. Trên tinh thần ấy, chúng tôi còn nhận thấy yếu tố văn hóa trong văn xuôi của Nhụy Nguyên cũng được thể hiện một cách đặc sắc. Ở góc độ này, chúng tôi nghiên cứu những điểm văn hóa nổi bật như: văn hóa Lễ nghĩa, đạo Hiếu và văn hóa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tóm lại, ở chương 2 chúng tôi nghiên cứu và phân tích bình diện nội dung, tư tưởng, văn hóa để khẳng định cảm quan Phật giáo được thể hiện trong văn xuôi của Nhụy Nguyên là đậm nét và rõ rệt.
CHƢƠNG 3: CẢM QUAN PHẬT GIÁO TRONG VĂN XUÔI NHỤY NGUYÊN NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN