Cuộc đời từ góc nhìn Tứ Diệu Đế

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 35 - 40)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Cuộc đời từ góc nhìn Tứ Diệu Đế

Giáo lý Tứ đế là nền tảng vô cùng quan trọng của hệ thống giáo lý Phật giáo. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo dưới gốc cây bồ đề, Ngài đi đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, bài pháp ấy là Tứ diệu đế. Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý Tứ diệu đế được triển khai, mở rộng và phù hợp khắp nhân gian.

Mục đích tối cao của Phật giáo chính sự giải thoát mọi khổ đau, chính vì vậy các pháp môn được thiết lập đều hướng về mục tiêu ấy. Giáo lý Tứ diệu đế được coi là thiện pháp tối thắng. Đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, nếu có ai nói rằng không cần xây dựng tầng dưới của ngôi nhà, tôi sẽ xây tầng trên của ngôi nhà, sự kiện này không thể xảy ra. Cũng vậy, nếu có ai nói rằng không cần giác ngộ Tứ thánh đế, ta sẽ

đoạn diệt khổ đau, sự kiện này không thể xảy ra” [89].

Trải qua hơn 2.500 năm, tư tưởng ấy vẫn trường tồn và phát triển ở tất cả các bộ phái Phật giáo, Nguyên thủy hay Đại thừa đều xiển dương và hành trì. Tứ diệu đế là bốn chân lý cao quý, được dịch từ chữ Phạn “Catvary Aryasatyani”. Sự vận hành của Tứ diệu đế là hành trình “nhận ra khổ đau”; “tìm ra nguyên nhân khổ đau”; “tìm ra sự chấm dứt của khổ đau” và tìm ra “con đường giải thoát khổ đau”. Nhiều nhà nghiên cứu đã gọi đức Phật là “médecin ascète” (thầy thuốc tu sĩ) nhưng vốn dĩ trong kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm Phạm Hạnh đã gọi Ngài là bậc Y Vương vô thượng: “Nhờ công đức của Phật các ngạ quỉ uống đặng nước. Uống nước xong họ trở về chỗ Phật ngồi. Đức Như Lai vì họ thuyết pháp, tất cả đều phát tâm Vô thượng Bồ Đề. Lúc đó năm trăm ngạ quỉ đều đặng sanh lên cõi trời. Do cớ đây nên đức Phật hiệu là Y

Vương Vô thượng, chẳng phải như hàng lục sư ngoại đạo” [93, tr. 636]. Bởi vì Ngài

đã sử dụng phương pháp trị liệu của y học để điều trị bệnh khổ của chúng sinh. Đầu tiên Ngài chẩn đoán con người mắc căn bệnh Khổ, do 8 triệu chứng (bát khổ) gây nên, từ đó thành lập Khổ đế; Tiếp theo tìm ra nguyên nhân của bệnh Khổ là do Dục mà ra, Ngài thành lập Tập đế; Tìm ra được nguyên nhân của bệnh rồi, thì Ngài chỉ ra phương pháp để diệt trừ nguyên nhân của bệnh, thành lập Diệt đế; Cuối cùng Ngài kê

đơn thuốc gồm 8 vị (tức Bát chánh đạo) thành lập Đạo đế. Giáo lý tứ đế tưởng chừng xa lạ với chúng ta, nhưng thực chất là luôn hiện hữu và dễ gần, dễ hiểu. Trong cuộc đời, hầu như ai cũng nhận ra rằng: “cuộc đời là bể khổ”. Đức Phật chỉ ra 84.000 phiền não, khổ đau của con người và Ngài cũng chỉ ra 84.000 pháp môn tu, để đối trị và phòng ngừa lại sự khổ đau đó. Khổ đau là một trạng thái mà con người đã cảm nhận được từ lúc sinh ra cho đến lúc lìa xa cõi đời này. Con người luôn tha thiết mong cầu giải thoát khổ đau, tìm kiếm sự an lạc hạnh phúc đích thực. Thiền sư Thích Nhất Hạnh, cả cuộc đời của Ngài đi tìm và giáo hóa cho quần chúng về chân lý của hạnh phúc, Ngài cho rằng: Hạt giống của sự khổ đau trong bạn có thể rất mạnh mẽ,

nhưng đừng đợi tới khi không còn đau khổ nữa bạn mới cho phép mình hạnh phúc

và theo Thiền sư: “Hạnh phúc là sự lựa chọn của chính bản thân, Hạnh phúc là được sống trong phút giây hiện tại, Hạnh phúc thực sự tìm thấy trong sự bình an, Hạnh phúc là khi được sẻ chia, Hạnh phúc còn là một kiểu tư duy và buông bỏ những điều

không cần thiết” [78]. Chân lý hạnh phúc ấy của Ngài chính là giây phút hiện tại,

mình phải tự chế tác ra chất liệu hạnh phúc cho chính mình. Con người vì không hiểu rõ bản chất của khổ đau, không tìm ra được nguyên nhân của khổ đau và bị vô minh che lấp nên càng đi tìm kiếm hạnh phúc, con người lại càng vướng vào khổ đau.

Văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại luôn đề cập đến những nỗi khổ của con người, đặc biệt văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là một nền văn học phản ánh đến những hiện thực trong đời sống xã hội, dám nói thẳng, nói thật đến những nỗi khổ đau mà con người phải chịu đựng, nhân vật của chủ nghĩa hiện thực là những con người thấp kém, bất hạnh, bị chà đạp lên cái quyền làm người, quyền tự do yêu đương và quyền sống. Nam Cao, nhà văn của chủ nghĩa hiện thực tâm lí, là một bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, qua nhiều tác phẩm của ông đã nói lên những nỗi thống khổ của hàng triệu nhân dân lao động lầm than, bị áp chế bởi cường quyền bạo ngược. Nam Cao từng mượn lời văn sĩ Điền (Giăng sáng) để tuyên ngôn “nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Vậy với Nhụy Nguyên có gì mới khi nói về những nỗi khổ của kiếp người? Hiện thực cuộc đời trong văn xuôi của Nhụy Nguyên là những mảnh đời bất hạnh hoặc chịu đựng những đau khổ từ người khác mang lại cho họ, đôi khi là chính họ tự tạo ra những nỗi khổ cho chính bản thân mình. Những số phận bi đát và tủi nhục, họ phải than vãn với trời đất về cuộc đời quá khổ đau. Đặc biệt hơn nữa, trong văn xuôi của Nhụy

Nguyên không chỉ nói đến những nỗi khổ của con người, mà anh còn đưa ra những phương pháp hành trì của Phật giáo để diệt trừ khổ đau. Bằng những kinh nghiệm học Phật, sự hiểu rõ về chân lý Tứ diệu đế và sự thông hiểu qua những phương pháp Tịnh độ tông - Thiền tông, nên dấu ấn Thiền - Tịnh - Mật trong truyện được thể hiện rất đậm nét. Đặc biệt, anh còn vẽ ra một khung cảnh tươi đẹp phía sau của sự khổ đau, chứ không phải là con đường bế tắc hay sự bất hạnh của cuộc đời.

Văn học là sự phản ánh các hình thái sinh hoạt xã hội và một trong những hình thái gần gũi nhất của văn học chính là tôn giáo. Chính vì thế, khi Nhuỵ Nguyên chọn thể loại văn xuôi để sáng tác, anh tất yếu sẽ đưa vào tác phẩm những tư tưởng, triết lý cơ bản của Phật giáo. Giáo lý Tứ diệu đế xoay quanh sự khổ đau của con người, Đức Phật đã chỉ ra quá trình của sự hoàn tất diệt khổ và giải thoát trong giáo lý ấy. Chính vì thế, Tứ diệu đế là một chân lý, một pháp tối thắng, pháp ấy luôn đề cập đến cái khổ của chúng sinh, một sự thực về bản chất của cái khổ. Nhụy Nguyên đã liễu ngộ và hiểu rõ điều chân lý ấy, cho nên người đọc luôn bắt gặp những câu chuyện khổ đau của cuộc đời và những câu chuyện khuyến tấn người tu tập để thoát khỏi khổ đau trong tác phẩm. Đối với thể loại truyện ngắn, Nhụy Nguyên xây dựng một thế giới nhân vật mang trong mình cốt cách của những con người bình dị, phản ánh đến nỗi khổ của con người trong cuộc sống đời thường. Mở đầu tác phẩm Trôi trên dòng thời

gian trắng xóa là truyện ngắn Mần nhói như là sự cảnh tỉnh về nỗi khổ đau trong

cuộc đời mà tác giả muốn gửi gắm đến cho bạn đọc. Mần nhói như là mần người, ở đây ánh sáng thế giới quả là nhói cả lòng hư vô. Bao nhiêu đứa trẻ không được chào đời do sự mê muội của con người không được gội rửa bằng niềm tin và không hiểu rõ về nhân quả, luân hồi: “Tôi quẫy trong bụng mẹ, hy vọng có thể sớm ra ngoài, nhưng bác sĩ đã dùng tay ấn vào đầu chích một liều thuốc, đột nhiên tôi cảm thấy toàn thân tê đau không còn sức nữa; rồi bác sĩ dùng kéo cắt tay phải tôi, dùng kiềm gắp ra, lại cắt chân hai miếng, dùng máy hút... Thân vô cùng đau đớn, máu chảy không

ngừng...” [35, tr. 12-13]. Truyện kể về những sinh linh bé nhỏ không được chào đời,

đó là tội ác phá thai của những đôi nam nữ vô trách nhiệm với những gì mình đã gây ra: “Bác sĩ có đề nghị sinh tôi ra nhưng hai bọn nó không nghe. Chúng không cho tôi

nhìn thấy ánh sáng mặt trời, một lần lại một lần muốn tôi chết!” [35, tr. 16]. Truyện

thực sự như một mê lộ trong trần thuật, làm cho người đọc sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa các ngôi kể. Bên cạnh đó, giá trị nhân văn của truyện được thể hiện qua quan điểm của

nhà văn về nạn phá thai: “những đứa trẻ không thấy mặt trời. Những đứa trẻ được

tắm lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng như sự gội rửa nỗi oan bằng nước thánh

[35, tr. 14], những thai nhi vô tội ấy chưa kịp nhìn thấy ánh sáng mặt trời, đã phải từ biệt cõi đời này, những hình ảnh ấy được tác giả miêu tả qua những ngôn từ đầy thương cảm và đau xót. Tác giả đã rất khéo léo, khi mượn hình ảnh đồi An Hài để tạo ra một không gian hiện thực trong truyện, đồi An Hài chính là ngọn đồi nghĩa trang thai nhi do Giáo xứ thuộc xã Hương Hồ - Huế lập từ 1992, nơi chôn cất hơn 40 ngàn phôi thai, phần lớn là hậu quả của nạn phá thai.

Truyện ngắn Mần nhói, là sự chung vai tiếp sức giữa hai ngôi kể thứ nhất và thứ ba, tức là giữa “tôi” kể và một người kể toàn tri trần thuật về “hắn”. Nhưng sự phức tạp còn nằm ở chỗ, có nhiều “hắn” và có nhiều “tôi” cùng song hành cùng kể, dưới những điểm nhìn khác nhau, không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện hắn là hắn nào và tôi là tôi nào. Làm cho người đọc dễ nhầm lẫn và nếu không đủ tỉnh táo để đọc truyện, đôi khi sẽ không hiểu cốt truyện và dễ hiểu nhầm ý của nhà văn. Cho nên đọc văn của Nhụy Nguyên, người đọc phải hết sức tĩnh tâm, lúc đó mới cảm thấu được hết tất cả những dụng ý của nhà văn. Người viết khi đọc đến những tình tiết phá thai đã rùng mình và rung cảm đến từng nỗi khổ của những sinh linh vô tội. Truyện Mần nhói

như là tiếng chuông cảnh tỉnh về tội ác của con người, là sự phản ánh hiện thực của một xã hội hiện thực. Sự suy đồi đạo đức, cái ác thắng thế, những con người bất nhân tàn bạo lên ngôi, sự nhận thức của một thế hệ không được toàn vẹn. Tội ác ấy đã đè lên nỗi đau, sự bất hạnh của những sinh linh vô tội, tác giả như thức tỉnh người đọc về sự khổ đau này, trước khi bước vào tập truyện ngắn của anh.

Bên cạnh đó, truyện ngắn Trôi qua miền sáng, cũng đã phản chiếu rõ những nỗi khổ vô cùng của người mẹ, câu chuyện vô cùng kỳ bí, người kể chuyện thay đổi liên tục giữa cõi âm và cõi dương, đôi khi là tiếng than vãn của chính tác giả và lời tuyệt vọng của nhân vật. Những nhân vật chính của câu chuyện là hai mẹ con đều đã chết. Đứa con đã chết nhưng lại không biết mình đã chết, nên cứ nói chuyện với người mẹ, nó trách mẹ mình không chịu nói chuyện mà còn hắt hủi mình. Trong lúc người mẹ thì đang biểu hiện những trạng thái với con chó, bởi vì con chó cứ thấy linh hồn của người con thì lại đi theo. Sau đấy con chó cũng bị người đàn ông kia giết chết, kể từ lúc đấy con chó với đứa bé làm bạn với nhau. Sau cùng người mẹ cũng chết, trong vụ hỏa hoạn do người đàn ông hút thuốc phiện gây cháy. Câu chuyện này nói đến sự đau

khổ của người mẹ khi thấy con mình bị giết chết và cả nỗi đau khổ do người đàn ông kia mang lại cho bà. Từng nỗi đau của người mẹ cùng sự ngây thơ của người con đã chạm đến sự thương cảm của người đọc, khi mà đứa trẻ còn quá nhỏ bé đã phải chịu bi kịch thảm thương như thế. Tác giả đã hóa thân mình vào thành nhân vật người con để kể chuyện, anh đã dùng yếu tố kỳ ảo để dẫn dắt câu chuyện một cách cuốn hút. Nỗi khổ của mẹ được thể hiện qua cách kể chuyện của người con: “Những lần lão tới nhà đều dẫn theo mấy người xa lạ, việc duy nhất là uống rượu và hút thuốc. Có gã say nằm luôn đến nửa đêm mới về. Những lần như vậy mẹ tôi khổ, sáng ra mắt thâm

quần, tiều tụy…” [35, tr. 46]. Cuộc đời đã khổ đau, thế mà mẹ con họ còn phải chịu

cái chết thương tâm. Nhà văn đã rất nhân đạo khi đến cuối câu chuyện, anh vẽ ra một thế giới ánh sáng của sự siêu thoát, nhằm gửi gắm đến người đọc về một thế giới an lành mà những ai thánh thiện sẽ được đón nhận. Đến cuối truyện bạn đọc mới nhận ra tất cả những gì người kể chuyện xưng “tôi” kể (người con), là quá khứ diễn ra khi hai mẹ con họ còn sống, chưa bị người đàn ông kia giết hại, đây là một kiểu đặc sắc riêng trong văn xuôi của Nhụy Nguyên. Như trên đã nói, Nhụy Nguyên là một nhà văn kiệm ngôn, kiệm viết, đọc văn của anh, đôi khi người viết cũng phải đọc hai, ba lần mới hiểu được ẩn ý của anh. Đối với truyện Trôi qua miền sáng, Nhụy Nguyên cũng ẩn ý sâu sắc từ việc đặt tên cho truyện, hình ảnh “miền sáng trôi qua” là đối với những con người bất thiện, còn “trôi qua miền sáng” là đối với những con người thiện lành. Hai thực thể hòa vào nhau trong sự tương phản ngầm và sự lẫn lộn của thế giới âm - dương. Sau tất cả những đau thương của hai mẹ con họ, đến cuối cùng họ cũng được bình thản trôi đến miền sáng, miền sáng đó chính là ánh sáng của sự giải thoát.

Trong văn xuôi của Nhụy Nguyên, người đọc thấy rất ít những trang miêu tả niềm vui, cảnh sống thanh bình, tiếng cười hạnh phúc của con người. Ngay cả những đứa trẻ chưa kịp ra đời và đến những nỗi đau của người mẹ khi thấy con mình bị bóp cổ chết: “Mẹ ôm lấy tôi. Tôi hất mẹ ra. Mẹ càng riết mạnh. Khóc. “Mẹ vào với ông ta đi!” “Không. Con... Mẹ chỉ có con. Không có con mẹ không sống làm gì”. “Mẹ dối. Từ sáng tới giờ mẹ không hỏi con một câu. Mẹ coi như không có con. “Con ơi... con không biết sao? Con chết từ đêm qua kia mà! Hắn bóp cổ con...”. “!” Tôi vùng dậy. Mẹ cúi sập. “Mẹ cũng chết rồi... Lại đây con ơi. Hai mẹ con ta đã chết! Mẹ con ta giờ

là âm hồn. Con không tin à. Con nhìn vào căn phòng kia đi. Xác mẹ nằm trên đó...

đầy khổ đau. Trước những điều bất trắc của cuộc đời, con người dường như chán nản và bi quan, họ tìm đến sự giải thoát cho bản thân, nhưng vì họ không nhận ra được: đâu là nguyên nhân của khổ đau; đâu là phương pháp để diệt trừ khổ đau, nên họ thường tìm đến cái chết để giải quyết nỗi khổ ấy. Qua đó, chúng ta hiểu rằng kết thúc một mạng sống không có nghĩa là những nghiệp lực của mình được chấm dứt, mà nó sẽ tồn tại đi theo chúng ta đến kiếp sau và vô lượng kiếp sau nữa. Cho nên hành động dùng cái chết để giải quyết khổ đau chính là bị vô minh che lấp như trong giáo lý Tứ đế đã đề cập đến. Nếu như con người nhìn nhận ra được nguyên nhân của khổ đau là dục vọng, tham ái và vô minh thì con người sẽ diệt trừ nguyên nhân đó một cách rốt ráo và đạt đến sự giải thoát đích thực. Con đường giải thoát ấy sẽ được bàn luận ở phía dưới một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Ở đây chỉ bàn luận đến phạm vi của tư tưởng Tứ

Một phần của tài liệu Cảm quan phật giáo trong văn xuôi của nhụy nguyên (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)