Quản lý giáodục đạo đức cho học sin hở Trung tâm GDTX

Một phần của tài liệu 26867 (Trang 33 - 37)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý giáodục đạo đức cho học sin hở Trung tâm GDTX

1.4.1. Khái niệm quản lý giáo dục

GD là một bộ phận quan trọng của xã hội, vì vậy QLGD là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống QL XH.

QLGD là QL mọi hoạt động GD trong XH và như vậy theo nghĩa tổng quát, QLGD là hoạt động phối hợp các lực lượng XH nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển XH. Ngày nay, hoạt động GD không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ cho nên QLGD được hiểu là sự điều hành các cơ sở giáo dục và đào tạo trong hệ thống GD quốc dân.

Có rất nhiều định nghĩa về QLGD nhưng theo chúng tơi: ''QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể QL tới khách thể Qt nhằm đa dạng hoạt động sư phạm của hệ thống GD đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất''.

Như vậy, bản chất của QLGD là quá trình tác động có ý thức của chủ thể QL tới khách thể QL và các thành tố tham gia vào q trình hoạt động GD nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

QLGD cũng có bốn chức năng cơ bản chung của QL, cụ thể là:

- Lập kế hoạch về QLGD:

Kế hoạch hoá là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng QL, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể

nhằm đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định của hệ thống QLGD.

+ Xác định mục tiêu, phân tích thực trạng của đơn vị. Xác định một bộ máy hợp lý, cấu trúc tối ưu trong nhà trường: Đó là các phịng, khoa, các bộ mơn...

+ Dự báo đánh giá triển vọng, lựa chọn và phân công cán bộ vào các nhiệm vụ trên cơ sở tính tốn kỹ càng đúng người, đúng việc, phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân để phát huy được năng lực của mọi người.

+ Xác định cơ chế QL bao gồm các chủ trương, chính sách đối với

CBGVNV trong nhà trường, khuyến khích động viên CBGVNV trong hoạt

động GD.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động GD:

+ Tổ chức trong QLGD là triển khai các hoạt động GD một cách khoa học, huy động được sức mạnh của tất cả các bộ phận trong bộ máy GD để đạt tới mục tiêu GD.

+ Nội dung của tổ chức trong QLGD bao gồm các công việc: xác định biên chế, sắp xếp nhân sự và liên kết các bộ phận trong bộ máy GD.

- Chỉ đạo việc triển khai các hoạt động GD:

Chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn, động viên, khuyến khích nhằm tác động đến các thành viên của các tổ chức trong nhà trường làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu GD.

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động GD:

Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động giúp cho các nhà QLGD thâu tóm được các hoạt động giáo dục và (đào tạo của nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường qua mỗi thời kỳ. Trên cơ sở đó có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời, mặt khác thấy được các mặt mạnh, tích cực để phát huy. Tổng kết sư phạm phải dựa trên cơ sở của phân tích sư phạm, phải nêu được các kinh nghiệm,

bài học cho các hoạt động sau. Muốn làm được như vậy, nhà QL phải theo dõi

sát cả quá trình thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận.

Các chức năng QL gắn bó mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau, khi thực hiện chức năng này thường cũng có mặt các chức năng khác ở các mức độ khác

nhau. Ngoài ra, trong mỗi hoạt động QLGD, thơng tin QLGD đóng vai trị vơ

cùng quan trọng, nó được coi như là ''mạch máu'' của hoạt động QLGD.

1.4.2. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDTX

1.4.2.1. Quản lý giáo dục đạo đức

QLGDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể QL tới đối tượng QL để công tác GDĐĐ đạt kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất.

Về bản chất, QLGDĐĐ là q trình tác động có định hướng của chủ thể QL lên các thành tố tham gia vào q trình GD nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ. Như vậy, QLGDĐĐ là hoạt động điều hành việc GDĐĐ để đạo đức vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của nền GD.

1.4.2.2. Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDTX

QLGDĐĐ bao gồm QL mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và kiểm tra, đánh giá trong công tác GDĐĐ của nhà trường.

- Quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức

GDĐĐ nói chung và trong nhà trường nói riêng là hướng tới việc thực hiện phát triển toàn diện nhân cách cho người học.

QL mục tiêu GDĐĐ cho HS là làm cho quá trình GDĐĐ vận hành đồng bộ, theo đúng hướng để đạt mục tiêu đã đề ra nhằm nâng cao chất lương GDĐĐ cho HS. Muốn vậy, phải làm sao cho các đối tượng của quá trình GDĐĐ (cả chủ thể và khách thể) nắm vững mục tiêu GDĐĐ của nhà trường, có thái độ ủng hộ và quyết tâm phấn đấu thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Quản lý nội dung giáo dục đạo đức

QL nội dung GDĐĐ cho học sinh nhằm đảm bảo cho nội dung GDĐĐ được xây dựng thực hiện được mục tiêu, bao gồm:

+ QL việc xác định nội dung GDĐĐ sao cho vừa bao quát, vừa cụ thể. + QL việc xây dựng chương trình phù hợp với từng đối tượng khác nhau. + QL quá trình GD đảm bảo thực hiện nội dung GDĐĐ đã xác định.

- Quản lý hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức

QL hình thức và phương pháp GDDĐ nhằm làm cho việc tổ chức và triển khai các hoạt động GDĐĐ diễn ra một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo thực hiện nội dung GDĐĐ để đạt mục tiêu.

Việc lựa chọn hình thức và phương pháp GDĐĐ phải được dựa trên mục tiêu và nội dung đã xác định, đồng thời phải đảm bảo đúng nguyên tắc GDĐĐ.

- Quản lý kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức

QL kiểm tra, đánh giá GDĐĐ để đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành thường xuyên, liên tục, đúng nguyên tắc, đồng thời đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy quá trình GDĐĐ phát triển đạt hiệu quả.

Mục đích của kiểm tra là tìm hiểu việc thực hiện kế hoạch và các quyết định QL nhằm phát hiện các sai lệch, tìm ra nguyên nhân của nó. Từ đó, kịp thời điều chỉnh các sai lệch làm cho bộ máy vận hành có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Kiểm tra và đánh giá ln gắn bó hữu cơ với nhau. Qua kiểm tra, đánh giá mức độ công việc thực hiện so với tiêu chuẩn, nội quy, quy chế và các chỉ tiêu kế hoạch như thế nào, đến đâu từ đó có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Cơng tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường kỷ cương, nền nếp hoạt động trong nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên, khuyến khích giáo viên, HS nâng cao chất lượng GDĐĐ, kịp thời điều chỉnh các hoạt động GDĐĐ phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế đặt ra, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho các năm sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.5. Các yếu tố cơ bản tác động đến việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDTX

Một phần của tài liệu 26867 (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)