9. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực trạng Quản lý giáodục đạo đức và hoạt động GDĐĐ của
2.2.2. Thực trạng hoạt động GDĐĐ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Để tìm hiểu về hình thức và mức độ triển khai tổ chức các hoạt động
GDĐĐ cho HS của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trung tâm GDTX , tôi đã đưa
ra câu hỏi: “Đoàn trường đã tỏ chức GDĐĐ cho HS thông qua các hoạt động sau đây ở mức độ như thế nào ?”.
Câu hỏi này được chúng tôi tiến hành điều tra trên cả ba đối tượng là GV, cán bộ Đoàn (CBĐ) và HS. Kết quả thu được như bảng 2.7:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.7: Hình thức và mức độ triển khai, tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS của Đoàn Trung tâm GDTX Ba Đình
Nội dung hoạt động Đánh giá Nhóm
Mức độ Không
bao giờ thoảng Thỉnh Thƣờng xuyên SL % SL % SL %
Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn HS 0 0 18 9 182 91
CBĐ/GV 0 0 11 12 44 88
Hoạt động lao động tình nguyện HS 12 6 71 35,5 117 58,5
CBĐ/GV 0 0 18 36 32 64
Hoạt động nhân đạo từ thiện HS 7 3,5 14 7 179 89,5
CBĐ/GV 0 0 12 24 38 76
Hội diễn văn nghệ HS 0 0 34 17 166 83
CBĐ/GV 0 0 7 14 43 86
Giải thi đấu thể dục thể thao HS 3 1,5 46 23 151 75,5
CBĐ/GV 0 0 11 22 39 78
Hiến máu nhân đạo HS 6 3 71 35,5 123 61,5
CBĐ/GV 1 2 20 40 29 58
Sinh hoạt các câu lạc bộ chuyên môn
HS 49 24,5 97 48,5 54 27
CBĐ/GV 11 22 24 48 15 30
Tham gia tuyên truyền (Pháp
luật, an toàn giao thông, HIV/AIDS)
HS 0 0 4 2 196 98
CBĐ/GV 0 0 7 14 43 86
Đánh giá:Qua bảng 2.7 cho chúng ta thấy:
- 5/8 hoạt động được trên 70% đối tượng được khảo sát đánh giá là các
hoạt động GDĐĐ cho HS của Đoàn Trung tâm GDTX Ba Đình được quan tâm triển khai tổ chức thường xuyên đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn là: 91 % (HS) và 88 % (CBĐ/GV).
+ Hoạt động nhân đạo từ thiện là: 89,5 % (HS) và 76 % (CBĐ/GV).
+ Hoạt động hội diễn văn nghệ là: 83 % (HS) và 86 % (CBĐ/GV).
+ Hoạt động thi đấu thể thao là: 75,5 % (HS)và 78 % (CBĐ/GV).
+ Hoạt động tuyên truyền (pháp luật, ATGT, phòng chống HV/AIDS)
là: 98 % (HS) và 86 % (CBĐ/GV).
Kết quả trên đã phản ánh thực trạng việc GDĐĐ cho HS thông qua việc triển khai các chương trình, hoạt động phong trào do Đoàn trường tổ chức là các hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động kỷ niệm nhân các ngày lễ lớn… Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: các hoạt động này phù hợp với sở thích, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của phần lớn HS nên Đoàn trường đã quan tâm, tổ chức thường xuyên, thu hút được sự tham gia không chỉ của HS, GV trẻ mà còn được sự ủng hộ tích cực của tập thể sư phạm nhà trường. Thông qua đó, góp phần không nhỏ vào việc GDĐĐ cho HS bởi, khi được tham gia vào các hoạt đông tập thể, các em HS biết đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh, GD cho HS ý thức trách nhiệm của cá nhân với tập thể, tính kỷ luật, đặc biệt, các hoạt động này giúp các em giải trí sau những giờ học căng thẳng.
Mặt khác, các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện mang tính chất xã hội, vì cộng đồng và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động GDĐĐ cho HS nên được Ban chấp hành Đoàn trường quan tâm tham mưu và được sự ủng hộ cao của cấp uỷ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, sự tham gia hưởng ứng tích cực của HS.