Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC VẬN DỰNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIẾN TRONG DẠY HỌC “SÓ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỀN ĐỘNG ĐÈU” CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 34 - 36)

7. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học

Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học? Thực trạng dạy học nước ta theo lối mòn thụ động, nội dung không sát với thực tế. Đối mới không có nghĩa là bỏ cái cũ mà phải dựa trên cái cũ và khai thác các ưu điểm phù hợp với yêu

(b1) (b3) (b4) (b2) Tình huống thực tế Bài toán thực tế Mô hình Toán học

Lời giải bài toán Toán học

cầu mục đích mới. Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Chỉ có thế đối mới phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể tạo lớp người lao động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế trí thức.

Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy những mặt ưu điểm của các phương pháp truyền thống, đồng thời vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại, phối hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa các phương pháp trong từng tiết học cụ thể. Mỗi GV sẽ phát huy tính tự giác chủ động sáng tạo của HS phù hợp hơn với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Với HS Tiểu học kiến thức chưa đòi hỏi ở mức độ quá khó, vấn đề cơ bản là GV phải biết khơi gợi niềm say mê yêu thích môn học của HS.

Đổi mới phương pháp dạy học là HS được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra kiến thức, kĩ năng đó từ đó hình thành năng lực. Mục đích của việc đối mới phương pháp dạy học Tiểu học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Định hướng đối mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của HS, khơi dậy và phát triến khả năng tự học nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Như vậy, GV cần biết kế thừa và phát triển những mặt tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống đồng thời áp dụng những phương pháp hiện đại thích hợp. Để thực hiện tốt định hướng đổi mới trên đòi hỏi người GV cần phải :

1. Xác lập vị trí chủ thể của người học, đảm bảo tính tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo của hoạt động học tập được thể hiện độc lập.

2. Tri thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm. 3. Dạy việc học, dạy tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học.

4. Tự tạo và khai thác những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng sức mạnh của con người.

5. Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học. 6. Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, uỷ thác, điều khiển và thể chế hoá.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC VẬN DỰNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIẾN TRONG DẠY HỌC “SÓ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỀN ĐỘNG ĐÈU” CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)