CHƢƠNG 4 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
4.5.3. Giới thiệu một số giáo án đã soạn cho dạy thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm các bài học sau: - Bài Bảng đơn vị đo thời gian (trang 129).
- Bài Vận tốc (trang 138).
Các tiết dạy được thực nghiệm theo các biện pháp đề ra trong luận văn. Sau đây là phân tích điển hình trong một số giáo án đã dạy.
Tuần 25
Toán BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I / Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết:
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. - Đổi đơn vị đo thời gian. (Bài 1,2,3a).
- Rèn HS tính chính xác, cẩn thận trong làm bài.
II / Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, giấy khổ to. Bảng đơn vị đo thời gian phóng to. - HS: SGK, vở ghi.
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS A) KTBC: (5’)
- Gọi 1 HS lên bảng bài tập 1/SGK bài trước. - 1 HS lên bảng.
Bài giải
a) Diện tích hình tam giác ABD là: 4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích hình tam giác BDC là: 5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
b) Tỉ số % của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là: 6 : 7,5 = 0.8
0,8 = 80 %
- GV nhận xét, đánh giá.
B)Bài mới:
1,Giới thiệu bài mới: (1’) Trong tiết học toán
hôm nay chúng ta nắm tên gọi, kí hiệu, và mối quan hệ giữa một số đo thời gian.
2. Hƣớng dẫn ôn tập về các đơn vị đo thời gian: (10’)
a) Các đơn vị đo thời gian:
- GV yêu cầu HS: Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà các em đã học?
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS suy nghĩ và điền số thích hợp vào chỗ trống.
+ 1 thế kỉ =……năm + 1 năm =…….tháng + 1 năm thường =……ngày + 1 năm nhuận =…….ngày
+ Cứ ……năm lại có 1 năm nhuận.
+ Sau …..năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.
- GV hỏi:
+ Biết năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào?
+ Kể tên 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004? + Em có nhận xét gì về số chỉ các năm nhuận? (Chúng đều chia hết cho mấy?)
+ Em hãy kể tên các tháng trong năm?
+ Em hãy nêu số ngày của các tháng?
- GV treo bảng phụ và YCHS điền số thích hợp vào chỗ trống.
- HS lắng nghe.
- HS tiếp nối nhau kể cho đến khi đủ các đơn vị đo thời gian đã học.
- 1HS lên bảng điền số, HS cả lớp làm vào giấy nháp, sau đó nhận xét và thống nhất bảng đúng như sau :
+ 1 thế kỉ =100 năm + 1 năm = 12 tháng
+ 1 năm thường = 365 ngày + 1 năm nhuận = 366 ngày + Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
+ Sau 3 năm không nhuận thì đến 1 năm nhuận.
- HS tiếp nối nhau trả lời:
+ Năm nhuận tiếp theo là năm 2004 + Đó là các năm 2008, 2012, 2016
+ Số chỉ các năm nhuận là số chia hết cho 4.
+ Các tháng trong năm là: Tháng một, Tháng hai, Tháng ba, Tháng tư, Tháng năm, Tháng sáu,…. Tháng mười hai. + Các tháng có 30 ngày là: Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một. + Các tháng có 31 ngày là: Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai.
+ Tháng 2 thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày.
- 1 HS lên bảng điền, HS cả lớp làm bài vào vở. Sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng và đi đến thống nhất kết quả như sau:
1 tuần lễ = …. ngày 1 ngày =….. giờ 1 giờ =……phút 1 phút = …..giây
* GV nêu: Để nhớ các ngày của từng tháng bằng cách dựa vào 2 nắm tay hoặc 1 nắm tay: đầu xương nhô lên chỉ tháng có 31 ngày, đầu xương lõm xuống chỉ tháng có 30 hoặc 28, 29 ngày.
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
- GV treo bảng phụ có sẳn nội dung bài tập đổi đơn vị đo thời gian như sau :
a) 1,5 năm =…..tháng b) 0,5 giờ = …..phút c) 3 2 giờ = ….. phút d) 216 phút = …giờ…phút =… giờ
- Yêu cầu HS giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên.
- GV: Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ, ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với cơ số. Khi chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn, ta lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
3. Luyện tập: * Bài 1: (9’)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ
1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây - Lắng nghe. - 4HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a) 1,5 năm = 18 tháng b) 0,5 giờ = 30 phút c) 3 2 giờ = 40 phút d) 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ - 4HS lần lượt nêu cách đổi của 4 trường hợp :
+ Một năm rưỡi = 1,5 năm 12 tháng 1,5 = 18 tháng
Lấy số tháng của 1 năm nhân với số năm. + 2
3 giờ = 60 phút 2
3 = 40 phút
Lấy số phút của 1 giờ nhân với số giờ.
+ 0,5 giờ = 60 phút 0,5 = 30 phút + 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ.
Lấy 216 chia cho 60, thương là số giờ, số dư là số phút hoặc thực hiện phép chia ra số đo là số thập phân 216 60 216 60 36 3 360 3,6 00 - Lắng nghe. - 1 HS đọc. - HS làm bài:
số La Mã để ghi thế kỉ.
- GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài làm.
.GV chỉ mẹo cho HS: năm 1671 (16 + 1 = 17, thế kỉ 17)
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.
- GV giới thiệu một số thông tin liên quan đến các phát minh ở thực tế.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Bài 2: Viết chỗ thích hợp vào chỗ chấm (8’)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho thảo luận nhóm đôi và đại diện một số nhóm lần lượt nối tiếp nhau lên điền kết quả vào bảng phụ đã kẻ sẵn trên bảng lớp.
- GV theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của từng nhóm.
* Bài 3a: (7’)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. - GV hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
C) Củng cố, dặn dò: (3’)
- HS nhắc lại diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Dặn dò HS làm bài còn lại và trong VBT. Chuẩn bị bài sau: “Cộng số đo thời gian”. - Nhận xét giờ học.
+ Kính hiển vọng 1671 : thế kỉ XVII + Bút chì năm 1794 : thế kỉ XVIII
+ Đầu máy xe lửa năm 1804 : thế kỉ XIX + Xe đạp năm 1869 : thế kỉ XIX
+ Ô tô năm 1886 : thế kỉ XIX + Máy bay năm 1903 : thế kỉ XX
+ Máy tính điện tử năm 1946 : thế kỉ XX + Vệ tinh nhân tạo 1957 : thế kỉ XX
- HS nhận xét. - HS đọc. - HS làm bài. a/ 6 năm = 72 tháng b/ 3 giờ = 180 phút 4 năm 2 tháng = 50 tháng; 1,5 giờ = 90 phút 3 năm rưỡi = 42 thán ; 3 4 giờ = 45 phút 3 ngày = 72 giờ; 6 phút = 360 giây 0,5 ngày = 12 giờ; 1
2 phút = 30 giây 3 ngày rưỡi = 84 giờ; 1 giờ = 3600 giây - HS đọc.
- HS làm bài.
Tuần 26
Toán VẬN TỐC
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết:
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.(Bài 1,2). - Rèn tính cẩn thận khi làm bài, yêu thích học Toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, giáo án. - HS: SGK, vở ghi.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A/ KTBC: (5’) - Gọi 2 HS lên bảng tính: + 2 giờ 23 phút x 5 = ? + 22,5 giờ : 6 = ? - GV nhận xét, tuyên dương. B/ Bài mới:
1) Giới thiệu bài mới: (1’) Trong tiết
học toán này chúng ta cùng tìm hiểu 1 đại lượng mới, đó là vận tốc.
2. Giới thiệu khái niệm vận tốc: (10’)
- GV nêu bài toán: Một ô tô mỗi giờ đi được 50 km, một xe máy mỗi giờ đi được 40 km cùng đi quãng đường từ A và đi đến B. Nếu hai xe khởi hành cùng một lúc tại A thì xe nào sẽ đi đến B trước? - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm câu trả lời.
* Kết luận: Thông thường ô tô đi nhanh
hơn xe máy (vì trong cùng 1 giờ ô tô đi được quãng đường dài hơn xe máy)
a) Bài toán 1:
- GV dán băng giấy có viết đề bài toán, gọi 1HS đọc.
- 2 HS lên bảng:
+ 2 giờ 23 phút x 5 = 10 giờ115 phút + 22,5 giờ : 6 = 9,75 giờ
- HS lắng nghe.
- HS nghe và nhắc lại bài toán.
- Ô tô sẽ đi nhanh hơn .
- HS đọc. Một ôtô đi được quãng dường dài 170km hết 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
170 km ? km
+ Để tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm như thế nào?
- GV giảng lại cho HS: Trong cả 4 giờ ô
tô đi được 170 km, vậy trung bình số ki-lô-mét đi được trong 1 giờ chính là một phần tư của quãng đường 170 km nên thực hiện 170 : 4
- Yêu cầu HS trình bày lời giảng bài toán.
+ TB mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km? - GV: Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô bốn mươi hai phẩy năm km/giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ.
+ Em hiểu vận tốc ô tô là 42,5 km/h như thế nào?
- GV ghi: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km/giờ)
- GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc là km/giờ.
+ 170 km là gì trong hành trình của ô tô? + 4 giờ là gì?
+ 42,5 km/h là gì?
+ Trong bài toán trên, để tìm vận tốc của ô tô chúng ta đã làm như thế nào?
+ Gọi quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, em hãy dựa vào cách tính vận tốc trong bài toán trên để lập công thức tính vận tốc.
* Kết luận: Nếu quãng đường là s, thời
gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức: Công thức :
+ Em thực hiện 170 : 4
- HS trình bày.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là: 170 : 4 = 42,5 (km)
Đáp số: 42,5 km + 42,5 km.
+ Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.
+ Là quãng đường ô tô đi được + Là thời gian ô tô đi hết 170 km + Là vận tốc của ô tô.
+ Chúng ta đã lấy quãng đường ô tô đi được (170 km) chia cho thời gian ô tô đi hết quãng đường đó (4 giờ).
- HS nêu công thức: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đƣờng chia cho thời gian.
- HS đọc. - HS tóm tắt.
b) Bài toán 2:
- GV dán băng giấy có ghi đề bài lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS Tóm tắt bài toán.
+ Để tính vận tốc của người nào đó chúng ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.
+ Đơn vị đo vận tốc của người đó là gì?
+ Em hiểu vận tốc chạy của người đó là 6m/ giây như thế nào?
- GV: Đơn vị vận tốc của bài toán này là m/giây.
3. Luyện tập: Bài 1: (8’)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS nhắc lại nêu cách tính vận tốc. - Lưu ý:
+ Quãng đường là km, thời gian là giờ. Đơn vị vận tốc là km/giờ.
+ Quãng đường là m,thời gian là giây. Đơn vị vận tốc là m/giây.
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở sau đó 1 em lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: (9’)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS nhắc lại nêu cách tính vận tốc. - Lưu ý:
s = 60 m t = 10 giây v =….m/giây?
+ Lấy quãng đường (60 m) chia cho thời gian (10 giây)
- HS làm bài.
Bài giải
Vận tốc chạy của người đó là: 60: 10 = 6 (m/giây)
Đáp số: 6 m/giây
+ Đơn vị đo vận tốc chạy của người trong bài tốn là m/giây.(quãng đường tính bằng mét, thời gian tính bằng giây)
+ Nghĩa là cứ mỗi giây ngừơi đó chạy được quãng đường là 6 m
- HS đọc.
- Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Theo dõi. - HS làm bài: Bài giải Vận tốc của xe máy là: 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km/giờ. - HS đọc.
- HS nêu: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
+ Quãng đường là km, thời gian là giờ. Đơn vị vận tốc là km/giờ.
+ Quãng đường là m,thời gian là giây. Đơn vị vận tốc là m/giây.
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở sau đó 1 em lên bảng sửa bài.
- GV nhận xét, sửa sai.
C/ Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- HS làm bài:
Bài giải
Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ) Đáp số : 720 km/giờ