Biện pháp 2: Bổ sung các ví dụ, các tình huống thực tế và hệ thống bà

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC VẬN DỰNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIẾN TRONG DẠY HỌC “SÓ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỀN ĐỘNG ĐÈU” CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2. Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng Toán học và thực tiễn cho

3.2.2. Biện pháp 2: Bổ sung các ví dụ, các tình huống thực tế và hệ thống bà

bài toán có lời văn mang nội dung thực tế trong xây dựng và củng cố kiến thức

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Biện pháp 3.2.2 nhằm giúp cho HS thấy được những kiến thức học được là có ích trong cuộc sống hàng ngày, từ đó thúc đẩy việc hăng hái học tập của HS.

3.2.2.2. Cơ sở và vai trò của biện pháp

Mục đích đầu tiên của dạy học theo định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn là làm cho HS liên tưởng tới các tình huống gặp phải trong cuộc sống. Nhưng đối với HS Tiểu học, để tìm được các tình huống thực tế là không hề đơn giản chút nào. Tri giác của HS còn gắn với đồ vật, trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ câu chữ, trừ tượng. Vì vậy, GV nên lựa chọn những ví dụ, bài toán đơn giản, có nhiều ứng dụng trực tiếp trong thực tiễn và HS đã được trải nghiệm một phần qua quá trình học tập trước đó.

3.2.2.3. Các bước thực hiện

Xây dựng kiến thức mới và củng cố kiến thức qua ví dụ và tình huống thực tế thực chất là GV đưa những nội dung cần truyền thụ vào sự kiện của tình huống thực tế và cấu trúc các sự kiện đó sao cho phù hợp với lôgíc nhằm giúp người học đạt được mục tiêu học tập. Để việc xây dựng kiến thức mới qua các ví dụ và tình huống thực tế đạt được hiệu quả, GV cần xác định các bước thực hiện một tình huống dạy học xây dựng kiến thức mới qua các ví dụ thực tế. GV có thể hướng dẫn HS xây dựng kiến thức mới qua các ví dụ và tình huống thực tế theo các bước như sau:

Bước 1: Thâm nhập vấn đề: GV tạo ra một tình huống thực tế có vấn đề trong quá trình dạy học dựa trên kiến thức cần xây dựng, gợi ra sự kiện trong tình huống bằng các kiến thức đã có.

Bước 2: Gợi nhu cầu kiến tạo kiến thức mới: Gợi cho HS từ những điều HS đã biết để đưa ra các hướng giải quyết cũng như khắc phục những khó khăn trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.

Bước 3: Chính xác hóa kiến thức mới: GV giúp HS xác nhận những kiến thức đã đạt được trong quá trình hoạt động giải quyết tình huống.

Bước 4: Củng cố kiến thức mới: GV đưa ra những kết luận, những hoạt động củng cố để người học khắc sâu kiến thức.

3.2.2.4. Ví dụ minh họa

Ví dụ 9: Bài toán có nội dung Lịch sử

Năm 2010 nước ta kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 1000 năm trước, vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, năm đó là năm nào và thuộc thế kỉ thứ mấy?

Ví dụ 10: Bài toán làm chung một công việc

Hai người thợ cùng làm chung một công việc thì sau 6 giờ xong. Nếu làm một mình thì người thứ nhất làm công việc ấy mất 9 giờ mới xong. Hỏi nếu người thứ hai làm một mình công việc ấy mất mấy giờ mới xong?

Ví dụ 11: Bài toán

Một con sên bò từ chân lên tới đỉnh cái cột cao 10 mét. Ban ngày nó bò lên được 5 mét, ban đêm nó tụt xuống 4 mét. Muốn lên tới đỉnh, con sên phải bò mất mấy ngày và mấy đêm?

(Đáp án: Ngày đầu tiên sên bò lên được 5m, đêm lại tụt xuống 4 m. Như vậy sau một ngày đêm, sên bò lên được:

5 - 4 = 1 (m)

Ngày cuối cùng sên bò lên 5m để được lên tới đỉnh thì sên phải ở mét thứ 5. Để sên bò lên và tụt xuống ở đúng mét thứ 5 thì phải mất:

1 x 5 = 5 (ngày đêm)

Như vậy sên bò lên tới đỉnh phải mất 6 (5 + 1 = 6) ngày 5 đêm.

GV cần phải tập luyện cho người học thông qua một số ví dụ thích hợp, lồng ghép một cách hợp lí vào trong dạy học mà vẫn phải đảm bảo chất lượng bài học, thời gian tiết dạy. Do đó, sự chuẩn bị của GV ở đây là rất quan trọng.

- Thứ nhất, GV phải lựa chọn được các ví dụ có khả năng khai thác được, mang đích đến của nội dung bài học.

- Thứ hai, GV cần phải cân nhắc kĩ lưỡng về thời điểm đưa vào trong dạy học sao cho khoa học nhất.

- Thứ ba, GV cho HS khai thác các khía cạnh của các tri thức, đưa ra các tác động sư phạm thích hợp để học sinh liên tưởng được các ý tưởng của Toán học với thực tiễn.

Ví dụ 12: Khi dạy về Giây GV cho HS quan sát sự chuyển động của kim giây trên mặt đồng hồ. HS vừa quan sát vừa đếm theo nhịp của kim giây từ 1 đến 60 để hết 1 vòng chuyển động. Việc dạy đơn vị thời gian, giờ, phút, giây phải kết hợp với việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồng hồ với các mức độ tăng dần như: trước hết là xem thời điểm, sau đó là khoảng thời gian và cuối cùng là mối quan hệ giữa các đơn vị.

* Giây, thế kỉ:

Bài 1: Cháu hỏi ông: “Ông ơi! Năm nay ông bao nhiêu tuổi?” Ông trả lời : “Tính

đến ngày này sang năm thì ông đã sống được tròn 4 3

thế kỉ.” Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi?

Bài 2: Ba bạn cùng giải một bài toán, bạn Hạnh giải hết 5 1 giờ, bạn Hồng giải hết 17 phút, còn bạn Hiếu giải hết 4 1

giờ. Hỏi trong ba bạn, ai giải nhanh nhất, ai giải chậm nhất?

Bài 3 : Một người sinh vào đầu năm 76 của thế kỷ 19 và mất vào đầu năm 37 của

thế kỷ 20. Hỏi người đó sống bao nhiêu năm?

Bài 4: Một chiếc cầu dài 800m có biển cấm ô tô chạy quá 10km một giờ. Một

người lái xe đã cho ô tô chạy qua cầu hết

12 1

giờ. Hỏi người đó có tôn trọng luật giao thông không ?

- Để khai thác tốt các ví dụ, tình huống thực tiễn và hệ thống bài toán có lời văn mang nội dung thực tế trong xây dựng và củng cố kiến thức, GV cần lồng ghép khéo léo với một số môn học như Lịch sử, Địa lí, một số mục đích giáo dục như: giáo dục môi trường, giáo dục dân số, …. Tức là cần lựa chọn hình thức phát biểu theo mục đích nhất định. Từ đó làm tăng cường mối liên hệ Toán học với thực tiễn, góp phần rèn luyện năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho HS.

- Việc đưa ra các ví dụ, tình huống, bài toán thực tế trong giảng dạy cần phải được lồng ghép hợp lí để đảm bảo thời gian tiết học và cần tránh lan man nhiều nội dung trong một bài học.

3.2.2.5. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp

- Để khai thác tốt các ví dụ, tình huống thực tiễn và hệ thống bài toán có lời văn mang nội dung thực tế trong xây dựng và củng cố kiến thức, GV cần lồng ghép khéo léo với một số môn học như Lịch sử, Địa lí, một số mục đích giáo dục như: giáo dục môi trường, giáo dục dân số, …. Tức là cần lựa chọn hình thức phát biểu theo mục đích nhất định. Từ đó làm tăng cường mối liên hệ Toán học với thực tiễn, góp phần rèn luyện năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho HS.

- Việc đưa ra các ví dụ, tình huống, bài toán thực tế trong giảng dạy cần phải được lồng ghép hợp lí để đảm bảo thời gian tiết học và cần tránh lan man nhiều nội dung trong một bài học.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC VẬN DỰNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIẾN TRONG DẠY HỌC “SÓ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỀN ĐỘNG ĐÈU” CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)