Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC VẬN DỰNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIẾN TRONG DẠY HỌC “SÓ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỀN ĐỘNG ĐÈU” CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 80 - 84)

CHƢƠNG 4 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

4.5.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Sau khi dạy thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 5 chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập sau các tiết dạy đó. Bài kiểm tra này được triển khai trên cả hai đối tượng: HS đã được học tập các giáo án thực nghiệm và HS không được học tập giáo án thực nghiệm.

Bài kiểm tra số 1: Bảng đơn vị đo thời gian

(Thời gian làm bài: 15 phút)

Bài 1: Số?

5 ngày = ……giờ 2 ngày 12 giờ = …..giờ 0,5 ngày = ……giờ 3 giờ 15 phút = ….. phút

phút = ……giây 2 năm 7 tháng = …..tháng Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

78 phút = …..giờ 45 giây = ……phút 210 phút = …..giờ 123 giây = …..phút Bài 3: Hãy giải bài toán sau theo cách hợp thực tế:

Cháu hỏi ông: “Ông ơi! Năm nay ông bao nhiêu tuổi?” Ông trả lời : “Tính đến ngày này sang năm thì ông đã sống được tròn

4 3

thế kỉ.” Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi?

Bài kiểm tra số 2: Quãng đƣờng (Thời gian làm bài: 15 phút)

Bài 1: Một người đi xe đạp quãng đường dài 42km trong 3,5 giờ.. Tính vận tốc người đó đi được.

Bài 2: Một ô tô đi trong 3 giờ 30 phút quãng đường dài 140km. Tính vận tốc đi được của ô tô.

Bài 3: Một chiếc cầu dài 800m có biển cấm ô tô chạy quá 10km một giờ. Một người lái xe đã cho ô tô chạy qua cầu hết

12 1

giờ. Hỏi người đó có tôn trọng luật giao thông không?

Đề số 1 sử dụng để kiểm tra sau khi HS học xong bài Bảng đơn vị đo thời gian. Qua quan sát HS làm bài, chúng tôi có nhận xét chung như sau: Ở bài tập 1 và bài tập 2, đa phần HS đều thực hiện được. Tuy nhiên, đến bài tập 3 HS ở lớp đối chứng gặp phải khó khăn, có phần lạ lẫm trước bài toán thực tế. Dụng ý kiểm tra ở bài tập 3 là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức thời gian vào trong thực tế. Học sinh lớp đối chứng đa số không hoàn thành được bài 3 hoặc có nhiều nhầm lẫn. Cụ thể là HS thực hiện tính được ¾ thế kỉ là 75 năm nhưng để tính được tuổi ông thì các em chưa trừ đi 1 năm. Còn lớp thực nghiệm, hầu hết các em hoàn thành được bài và khi được hỏi để giải thích thì hầu hết các em đã nắm được bản chất nội dung kiến thức cũng như mối liên hệ kiến thức với thực tiễn. Như vậy, kết quả của bài tập 3 trong bài kiểm tra số 1 đã một phần nào đó phản ánh hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp sư phạm trong các tiết dạy thực nghiệm.

Ở bài kiểm tra số 2, dụng ý của bài tập 1, bài tập 2 là kiểm tra mức độ sử dụng thành thạo công thức tính vận tốc đã được học. Cả 2 bài tập này, đa phần HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều thực hiện tương đối tốt, chỉ có một vài HS quên không thực hiện đổi đơn vị đo thời gian hoặc đổi đơn vị đo thời gian sai ở bài tập 2. Bài tập 3, nếu không suy luận câu hỏi thì các em không thể nào áp dụng công thức tính, học sinh cần phải đọc để chọn lọc thông tin, đồng thời sử dụng thông tin đó khi tìm hiểu vấn đề có liên quan đến thực tiễn đời sống. Vấn đề này thể hiện việc vận dụng Toán học vào trong đời sống thực tiễn, rất phổ biến. Bài tập 3 không khó nhưng nhiều học sinh ở lớp đối chứng không thực hiện được.

Qua sự phân tích trên, có thể thấy rằng các đề kiểm tra đưa ra, đều để đánh giá kĩ năng vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 5 trong dạy học “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều”. Kết quả các bài kiểm tra này, một mặt sẽ đánh giá được kiến thức mà học sinh cần lĩnh hội, năng lực mà HS cần rèn luyện; mặt khác, nó

đánh giá được kĩ năng vận dụng Toán học vào thực tiễn của HS. Đây là một căn cứ để đánh giá hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đưa ra ở chương 3.

Kết quả bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng thu được như sau:

Bảng 4.2. Kết quả bài kiểm tra số 1

Điểm Tần số 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài X S2 S Lớp thực nghiệm 1 6 7 9 17 11 10 61 7,77 2,53 1,59 Lớp đối chứng 1 6 11 11 17 8 7 61 7,45 2,34 1,53 - Lớp thực nghiệm có 60/61 bài đạt điểm trung bình trở lên chiếm 98,3%. Trong đó có 47/61 bài đạt khá, giỏi chiếm 77,04%.

- Lớp đối chứng có 60/61 bài đạt điểm trung bình trở lên chiếm 98,3%. Trong đó có 43/61 bài chiếm 70,04% bài đạt khá, giỏi.

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ kết quả điểm bài kiểm tra số 1

Bảng 4.3. Kết quả bài kiểm tra số 2

Điểm Tần số 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài X S2 S Lớp thực nghiệm 0 8 7 13 10 11 12 61 7,73 2,48 1,57 Lớp đối chứng 1 7 10 17 8 9 9 61 7,43 2,73 1,65 - Lớp thực nghiệm có 61/61 bài đạt điểm trung bình trở lên chiếm 100%. Trong đó 46/61 bài đạt khá, giỏi chiếm 75,4%.

- Lớp đối chứng có 60/61 bài đạt điểm trung bình trở lên chiếm 98,3 % Trong đó có 43/61 bài chiếm 70,4% bài đạt khá, giỏi.

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ kết quả điểm bài kiểm tra số 2

Từ bảng tổng hợp, chúng tôi thấy: Khả năng quan sát và hiểu bài ở hai lớp là khác nhau. Lớp thực nghiệm học sinh có khả năng nắm bắt nhanh hơn và hiểu thấu đáo hơn. Ở lớp đối chứng khi làm bài học sinh còn hiện tượng làm nhầm. Ở lớp đối chứng, hoạt động dạy học chủ yếu vẫn là chú trọng tính lí thuyết, việc khai thác, vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn còn hạn chế. Do đó, HS làm các bài tập của bài kiểm tra còn chậm, gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh đạt các điểm 4, 5 cao hơn lớp thực nghiệm. Ở lớp thực nghiệm, HS thực hiện các bài tập tốt hơn và giải các bài tập được cho dưới dạng một tình huống thực tiễn thường gặp tốt hơn lớp đối chứng, tỉ lệ điểm 8, 9, 10 cao hơn hẳn lớp đối chứng. Có được kết quả này là do GV ở lớp thực nghiệm đã HS.

Qua việc xem xét các lời giải bài toán của HS hai lớp và điểm số của hai bài kiểm tra chúng tôi thấy: HS lớp thực nghiệm đã chỉ ra được và có cách hiểu rõ ràng, sâu sắc hơn về bản chất nội dung kiến thức cũng như mối liên hệ kiến thức với thực tiễn, ý thức lựa chọn phương án tối ưu tốt hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ việc thực hiện các biện pháp đề xuất trong luận văn đã tạo cho HS có hứng thú, có thói quen, có khả năng vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề tương ứng trong chương trình học và trong thực tiễn.

Qua thực nghiệm, chúng tôi cũng thấy có một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, trong ý thức của GV vẫn coi vấn đề vận dụng Toán học vào đời sống thực tiễn trong dạy học là thứ yếu, tập trung hơn vào những phần lí thuyết, luyện giải nhiều bài toán phục vụ cho nội dung của các kì thi trong năm học. Thứ hai, HS chưa nhận thức được tầm quan trọng của Toán học trong cuộc sống cũng như các ứng dụng của Toán học vào thực tiễn nên việc hình thành và phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn còn khó khăn. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được có thể kết luận: các biện

pháp đề ra trong chương 3 có tác dụng phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều” cho học sinh lớp 5.

Từ đó có thể thấy mục đích của thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã được khẳng định. Việc thực hiện phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều” cho học sinh lớp 5 trong dạy học môn Toán chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả trong dạy và học.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC VẬN DỰNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIẾN TRONG DẠY HỌC “SÓ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỀN ĐỘNG ĐÈU” CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)