7. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng
cường năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn ở trường Tiểu học
Các định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn ở Tiểu học được thể hiện rõ trong các nghị quyết, mục tiêu giáo dục, các văn bản chỉ đạo cũng như nội dung sách giáo khoa. Với chương trình, yêu cầu tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn tiếp tục được đặt ra và nhấn mạnh hơn. Nghị quyết của quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông có nêu: “... tăng tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học...”. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học yêu cầu HS: có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống...”. Một số yêu cầu đối với việc xây dựng chương trình mới các môn học trường Tiểu học cũng có nêu: "Tăng cường thực hành ứng dụng, chú trọng hơn tới việc rèn luyện năng lực thực hành, ứng dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tiễn học tập và cuộc sống cho học sinh".
Các cơ quan nhà nước đều đưa ra những văn bản chỉ đạo; nhiều tổ chức chuyên trách đã thực hiện các dự án như: Dự án giáo dục Tiểu học, dự án phát triển giáo dục Tiểu học,…nhằm mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn mới.
Vấn đề liên hệ kiến thức môn Toán với thực tiễn được quan tâm rất nhiều trong các SGK mới. Tác giả Tôn Thân - chủ biên SGK Toán cũng nêu lên rằng: “Học Toán và ứng dụng Toán học ngay trong đời sống hàng ngày là vấn đề được chúng tôi chú ý khai thác. Chẳng hạn khi học về “Tỉ số phần trăm” các em giải thích được thế nào là tiền lãi, tiền vốn của người bán hàng ; lãi suất tiết kiệm khi gửi ngân hàng ; phần trăm HS khá giỏi cuối năm học; tăng giảm dân số của phường, xã,…
Từ những quan điểm về đổi mới giáo dục môn Toán Tiểu học, các tác giả SGK Toán Tiểu học hiện hành đã biên soạn sách theo các định hướng sau:
- Bám sát chương trình môn Toán Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2002;
- Hỗ trợ hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS theo hướng chủ động, tự nhận thức, tự giải quyết. Coi trọng yếu tố phương pháp trong cách trình bày, chú ý tạo tình huống có vấn đề, hướng dẫn để HS tự mình tìm ra kiến thức, góp phần rèn luyện năng lực tự học cho HS;
- Về nội dung: Giảm hẳn tính kinh viện, tăng những nội dung gần gũi với đời sống hiện đại và thực sự có ích đối với đa số trẻ em;
- Về thực hành và giải Toán: Chú trọng rèn luyện cho HS khả năng thực hành, khả năng giải quyết những bài toán có nội dung thực tiễn, nâng cao kĩ năng giải Toán và ứng dụng Toán học vào các môn học khác; rèn luyện cho HS biết cách giải quyết các tình huống; cân nhắc các giải pháp cũng như xét đoán tính hợp lí của giải pháp và của lời giải; tăng cường việc sử dụng máy tính bỏ túi để giảm nhẹ những khâu tính toán không cần thiết;
của lứa tuổi HS Tiểu học, tạo điều kiện cho HS có thể tự học. Do đó, SGK có nhiều sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ, câu đố vui, bài toán giải trí....
2.5. Thực trạng dạy học môn Toán ở cấp Tiểu học với việc tăng cƣờng vận dụng toán học vào thực tiễn
Để điều tra thực trạng dạy học Toán với việc tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn của GV ở trường tiểu học, chúng tôi tiến hành điều tra 35 giáo viên ở trường Tiểu học Tôn Đức Thắng, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Việc tìm hiểu thực trạng tập trung vào các vấn đề sau:
- Dạy học Toán ở trường Tiểu học với việc thực hiện các định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn.
- Những khó khăn của giáo viên khi thực hiện các định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học Toán ở Tiểu học.
Dạy học Toán ở trường Tiểu học với việc thực hiện các định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn.
Chúng tôi đã điều tra nhận thức của GV và thực tế thực hiện các định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học qua các phiếu điều tra, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV và thu được kết quả sau:
Bảng 2.1. Bảng điều tra nhận thức và thực tế thực hiện các định hƣớng tăng cƣờng vận dụng Toán học vào thực tiễn của giáo viên ở trƣờng Tiểu học
STT Nội dung Nhận thức của giáo viên Số GV
Thực tế có thực hiện Cần thiết Không cần thiết Không có ý kiến 1 Có chú ý khai thác nội dung thực tiễn của kiến thức Toán trong quá trình giảng dạy. 14 (40%) 15 (42,86%) 6 (17,14%) 7 (20%) 2 Giới thiệu một số ứng dụng thực tiễn của kiến thức Toán 19 (54,28%) 10 (28,58%) 6 (17,14%) 10 (28,57%) 3
Khai thác các bài toán mang nội dung thực tiễn liên quan đến môn học
22 (62,86%) 9 (25,7%) 4 (11,44%) 11 (31,4%) 4 Bổ sung các ví dụ, các tình huống thực tiễn trong xây dựng và củng cố kiến thức 18 (51,43%) 9 (25,7%) 8 (22,87%) 12 (34,28%)
5
Rèn cho học sinh diễn đạt những tình huống, bài toán dưới nhiều hình thức khác nhau 24 (68,57%) 7 (20%) 4 (11,43%) 12 (34,29%) 6 Tổ chức hoạt động thực hành, ngoại khóa kiến thức môn Toán. 25 (71,43%) 7 (20%) 3 (8,57%) 10 (28,57%) Từ bảng thống kê trên, ta thấy đa số GV đều coi việc đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung chương trình giảng dạy là quan trọng nhất, chưa khai thác được các ứng dụng thực tiễn của kiến thức hay chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn kĩ năng vận dụng Toán học vào thực tiễn cho HS trong dạy học Toán. Nội dung có tỷ lệ GV ủng hộ thấp nhất là nội dung 1 (Có chú ý khai thác nội dung thực tiễn của kiến thức Toán trong quá trình giảng dạy) là 40% và nội dung 4 (Bổ sung các ví dụ, các tình huống thực tiễn trong xây dựng và củng cố kiến thức ) là 51,43%; nội dung có tỷ lệ GVủng hộ cao nhất là nội dung 5 (Rèn cho học sinh diễn đat những tình huống, bài toán dưới nhiều hình thức khác nhau) là 68,57% và nội dung 6 (Tổ chức hoạt động thực hành, ngoại khóa kiến thức môn Toán ) là 71,43%. Tuy nhiên, các nội dung được nhiều GV cho là cần thiết thì số GV thực tế đã thường xuyên thực hiện lại không nhiều (nội dung 5 có 34,29%); nội dung 6 có 28,57%). Do vậy, có thể thấy được GV Tiểu học đã ý thức được sự cần thiết của việc tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn trong các tiết học nhưng tỉ lệ GV thực hiện các định hướng tăng cường vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn trong dạy học Toán còn thấp.
Ngoài ra, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các Gv dạy Toán lớp 5 về vấn đề khai thác nội dung bài toán thực tế trong dạy học Toán chúng tôi thấy: Với các bài toán thực tế đã có trong SGK, đa số GV trả lời rằng có hướng dẫn cho HS thực hiện. Về việc đưa thêm các tình huống, bài toán thực tế không có trong SGK vào dạy học, trong số GV có quan tâm tới các bài toán loại này thì đa phần GV trả lời rằng không có điều kiện để đưa thêm vào, một phần vì thời lượng của một tiết học (35 phút) và thời lượng của nội dung hạn chế, phần lớn hơn là gặp khó khăn khi xây dựng, sưu tầm các bài toán thực tế phù hợp với kiến thức bài học.
*Những khó khăn của GV khi thực hiện các định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học Toán ở Tiểu học:
Để điều tra những khó khăn của GV khi thực hiện các định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học Toán ở Tiểu học, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với các GV trên, tập trung vào một số vấn đề chính sau:
Bảng 2.2. Bảng điều tra khó khăn thƣờng gặp của giáo viên dạy Toán ở Tiểu học khi thực hiện các định hƣớng tăng cƣờng vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học
STT Các khó khăn Số ý kiến
1 Bản thân chưa có thói quen tìm hiểu, khai thác mối liên hệ giữa kiến thức Toán với thực tiễn.
11 (31,43%) 2 Thiếu các tài liệu tham khảo để khai thác và mở rộng
kiến thức về vận dụng Toán học vào thực tiễn cho HS.
19 (54,28%) 3 Chưa biết cách thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học
xây dựng kiến thức từ thực tiễn và tổ chức các hoạt động ngoại khóa Toán học.
23 (65,71%) 4 Chưa nắm được định hướng tăng cường vận dụng Toán
học và thực tiễn trong dạy học Toán
25 (71,42%)
5 Không đủ thời gian trên lớp để vận dụng 26
(74,28%) Từ các số liệu khảo sát trên và qua phỏng vấn bổ sung chúng tôi thấy: Hầu hết GV dạy Toán ở Tiểu học chưa có thói quen thực hiện các định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học Toán, thể hiện ở chỗ họ không quan tâm đến những ứng dụng thực tiễn của Toán học khi dạy học, chưa chú trọng khai thác các bài toán thực tiễn và rèn cho HS kiến tạo những tri thức từ thực tiễn, việc tổ chức các hoạt động thực hành ngoại khóa, vận dụng Toán học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống cũng chưa được quan tâm.
Đồng thời qua thực tế giảng dạy Toán ở trường Tiểu học, chúng tôi có nhận thấy rằng hiện nay việc liên hệ vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học Toán hầu như các GV ít quan tâm. Qua tìm hiểu thì các GV cho rằng điều quan trọng là dạy làm sao cho hết kiến thức chương trình đưa ra và để HS giải được càng nhiều dạng bài tập càng tốt. Từ quan niệm đó của GV mà HS chỉ làm được bài tập trên sách vở còn ra thực tế cuộc sống thì rất lúng túng.
Nhiều GV cũng cho rằng hiện nay nói chung HS tiểu học còn hạn chế về liên hệ, vận dụng Toán học vào thực tiễn, cả về kiến thức, kỹ năng... HS thường ngần ngại và gặp khó khăn khi giải các bài toán có nội dung thực tiễn; nhiều em lúng túng khi vận dụng những kiến thức Toán học đơn thuần vào các tình huống thực tế như tính nhẩm, ước lượng, đo đạc...
Theo chúng tôi, thực trạng trên tồn tại do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Việc dạy học Toán chủ yếu nhằm đảm bảo đủ theo nội dung chương
trình. Nếu tổ chức các hoạt động để thực hiện định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn thì Gv sẽ phải thay đổi một số nội dung và cách tổ chức dạy học. Vì vậy GV ngại thực hiện. Khi dẫn dắt để HS tìm kiếm và nắm được kiến thức mới, có nhiều tình huống để GV liên hệ kiến thức thực tế với kiến thức Toán học giúp cho HS dễ hiểu, dễ nhớ nhưng nhiều GV lại không vận dụng.
Đặc biệt, trong chương trình Toán Tiểu học, sau mỗi tiết lý thuyết thường có tiết luyện tập. Trong tiết luyện tập, nhiều GV chỉ cho HS làm bài tập và chữa bài một cách
thuần tuý, chưa làm rõ được mối quan hệ những kiến thức đang học với kiến thức cũ, giữa kiến thức môn Toán với các môn học khác. Các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn như nói về một địa danh, một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử,...đều có những ý nghĩa nhất định nhưng có khi GV lại bỏ qua những ý nghĩa đó.
Thứ hai: SGK và các tài liệu tham khảo hiện nay mà GV có chưa thực sự quan tâm
đúng mức tới việc làm rõ mối liên hệ giữa thực tiễn và Toán học. Yêu cầu vận dụng Toán học vào thực tiễn trong chương trình, sách giáo khoa Toán 5 không cao nên việc bồi dưỡng cho HS ý thức và năng lực vận dụng những hiểu biết Toán học vào việc học tập các môn học khác, giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống lao động sản xuất là chưa tốt. Đồng thời, chương trình SGK hiện nay vẫn có nhiều bài mang nội dung thuần tuý Toán học và kiến thức dành cho mỗi tiết học là khá nhiều nên GV chỉ lo làm sao cho hoàn thành kế hoạch bài giảng.
Thứ ba: GV chưa có thói quen tìm hiểu, khai thác mối liên hệ giữa kiến thức Toán với thực tiễn. Giáo viên còn thiếu các tài liệu để khai thác và mở rộng kiến thức về vận dụng Toán học vào thực tiễn nên không xây dựng được các nội dung phù hợp để về ứng dụng Toán học, cũng như không khơi gợi được HS tham gia vận dụng Toán học vào thực tiễn.
Thứ tư: Vấn đề đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS chủ yếu quan tâm mặt
kiến thức, ít quan tâm tới việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Do áp lực, cách đánh giá trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục nên GV chỉ chú ý giảng dạy những phần kiến thức nào mà HS đi thi, làm thế nào để HS có điểm thi càng cao càng tốt. Từ đó đã làm mất đi mối quan hệ kiến thức Toán học với thực tiễn trong quá trình dạy học Toán.
Thứ năm: Chương trình và cách thức đào tạo ở các trường sư phạm cũng chưa chú
trọng đến việc liên hệ kiến thức môn Toán với thực tiễn. Khi đang ngồi trên giảng đường, các GV tương lai cũng chỉ học Toán trên lý thuyết là nhiều và cũng luyện giải các dạng toán để phục vụ thi cử cho tốt.
2.6. Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 làm rõ các cơ sở lí luận là: làm rõ vai trò quan trọng của việc vận dụng Toán học vào thực tiễn đối với mục tiêu giáo dục Tiểu học; xác định một số tình huống điển hình trong vận dụng Toán học vào thực tiễn, một số đặc điểm và sự hình thành năng lực của HS; làm rõ thực trạng của việc dạy học môn Toán với việc tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn. Đây chính là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp để phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều” cho học sinh lớp 5 được trình bày trong chương 3.
Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC “SỐ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU” CHO HỌC SINH LỚP 5
3.1. Một số định hƣớng xây dựng biện pháp
Để phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho HS Tiểu học qua dạy học Toán nói chung, dạy học Toán “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều” cho HS lớp 5 nói riêng, phải tổ chức cho HS tập luyện vận dụng Toán học vào thực tiễn trong suốt quá trình dạy học. Trong mục này, có một số định hướng làm căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp thực hiện phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho HS Tiểu học.
3.1.1. Định hướng 1
Các biện pháp thực hiện cần góp phần phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho HS. Toán học có vai trò quan trọng trong khoa học và đời sống nên dạy học Toán cần phải hướng vào phát triển khả năng hoạt động thực tiễn của HS. Do đó, phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn là một trong những mục tiêu chủ yếu của việc dạy học Toán. Với định hướng này, các biện pháp thực hiện trong dạy học cần giúp học sinh phát triển khả năng tiếp nhận thông tin Toán học từ tình huống