CHƢƠNG 4 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
4.2. Nội dung thực nghiệm
Tôi tiến hành dạy một số bài trong chương “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều” trong chương trình Toán lớp 5 theo phương án đã đề ra ở chương III của luận văn này. Trong quá trình đó, tôi sẽ cho HS làm một số bài kiểm tra.
4.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song. Trong đó, có hai lớp đối chứng và hai lớp thực nghiệm. Bốn lớp này do bốn GV thực hiện hai phương pháp dạy khác nhau. Bốn GV dạy ở bốn lớp đều được đào tạo chuẩn, có trình độ ngang nhau. Ở lớp thực nghiệm GV dạy theo hướng phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh. GV dạy lớp thực nghiệm được chúng tôi chia sẻ về nội dung thực hiện các biện pháp như đã trình bày trong chương 2... Giáo viên dạy thực nghiệm tiến hành dạy theo các kế hoạch bài học mà người thực hiện luận văn thiết kế. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đều tiến hành kiểm tra để đánh giá hiệu quả của phương pháp. Cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi tập hợp toàn bộ các thông tin về kết quả thực nghiệm trên hai phương diện định tính và định lượng. Đồng thời, qua quan sát, trao đổi, chúng tôi thu thập thông tin để bổ sung thêm những căn cứ để đánh giá thực nghiệm. Còn ở lớp đối chứng GV giảng dạy bình thường theo trình tự nội dung trong SGK, sách giáo viên hiện hành và phương pháp mà GV đó đã dự định.
Để đánh giá khách quan, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra nhằm mục đích chẩn đoán, kiểm tra về kiến thức, kĩ năng của HS về nội dung đã học. Bài kiểm tra được phô tô sẵn cho từng HS. Khi HS làm bài, chúng tôi coi kiểm tra nghiêm túc để các em tự giác làm bài, không có hiện tượng trao đổi bài.
Đánh giá phân loại kết quả bài làm của HS: sau khi đánh giá, phân loại điểm, chúng tôi tổng hợp được kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong bảng 4.2 và bảng 4.3)
Sau khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra đối chứng hai lớp cùng một cách thức, cùng một đề để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh hai lớp.
4.4. Tổ chức thực nghiệm
4.4.1. Thời gian, địa điểm thực nghiệm
- Thời gian thử nghiệm: Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm từ tuần 25 đến tuần 28 với nội dung các bài học trong chương trình Toán lớp 5 hiện hành.
- Địa điểm: Trường Tiểu học Tôn Đức Thắng, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
4.4.2. Đối tượng thực nghiệm
Để đánh giá việc rèn luyện kĩ năng vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở hai lớp có chất lượng học Toán tương đương nhau ở trường Tiểu học Tôn Đức Thắng, phường Hòa An, quận Cẩm lệ, Đà Nẵng với số lượng học sinh và giáo viên như trong bảng 3.1
Bảng 4.1. Thống kê số học sinh và giáo viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Nhóm Lớp Số học sinh Giáo viên Trình độ giáo viên
Lớp thực nghiệm 5/1, 5/2 61 Nguyễn Thị Bích Thủy Nguyễn Thị Ái Mỵ Đại học Lớp đối chứng 5/3, 5/4 61 Nguyễn Thị Ngọc Nguyễn Thị Ái Liên Đại học
* Chúng tôi chọn các bài sau trong chương trình Toán lớp 5 để tiến hành kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm:
- Bảng đơn vị đo thời gian (trang 129). - Quãng đường (trang 140).
4.4.3. Cách xử lí kết quả thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả của việc phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn, chúng tôi đánh giá trên các cơ sở :
- Kết quả nhận thức của HS sau tiết học.
- Mức độ hứng thú, chủ động của HS trong các hoạt động khai thác và vận dụng kiến thức.
- Khả năng khai thác mối liên hệ giữa Toán học và thực tiễn được lồng ghép trong các hoạt động dạy học.
- Sự tham gia tích cực của HS trong các hoạt động học tập.
Để đánh giá các nội dung trên, chúng tôi sử dụng các công cụ sau:
- Kiểm tra tự luận: Nhằm đánh giá mức độ tiếp thu bài học của HS qua các tiết học chúng tôi tiến hành kiểm tra kiến thức của từng cá nhân lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua bài kiểm tra tự luận. Nội dung bài kiểm tra dựa vào các bài tập trong SGK và có thêm một số câu hỏi để HS thể hiện năng lực Toán học vào thực tiễn. Các bài kiểm tra sau được đánh giá bằng thang điểm 10, kết quả điểm xếp loại như đánh giá hiện hành.
- Quan sát trong lớp học: Việc quan sát nhằm mục đích tiếp nhận thông tin phản hồi của học sinh về việc tiếp thu kiến thức và những tương tác giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh và học sinh với các kiến thức vận dụng Toán học vào thực tiễn. Dữ liệu thu thập trong quan sát được phân tích cùng với phỏng vấn để đưa đến kết luận định tính.
- Phỏng vấn: Để đánh giá được sự tác động của việc phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học Toán 5, chúng tôi đã phỏng vấn GV và HS. Những phỏng vấn này được tiến hành theo cách trò chuyện, hỏi qua phiếu thăm dò với những câu hỏi định hướng, kết hợp quan sát những biểu hiện bên ngoài của đối tượng. Kết quả phỏng vấn được xử lí và được phân tích định tính.
- Để xử lý số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp thông kê Toán học như:
+Tỉ lệ %: Để phân loại kết quả thử nghiệm làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Điểm trung bình: k i i iX n n X 1 1
Trong đó: X : điểm trung bình. Xi : điểm đạt được.
ni : số bài (số học sinh) đạt được điểm Xi tương ứng ở mỗi lần kiểm tra.
k: số nhóm điểm khác nhau.
n: là kích thước mẫu (tổng số học sinh được kiểm tra). + Phương sai được tính theo công thức: 2
1 2 1 1 k i i i X X n n S + Độ lệch chuẩn: k i i i X X n n S 1 2 1 1
- Phương sai và độ lệch chuẩn đều được dùng để đánh giá mức độ phân tán kết quả học tập của học sinh so với giá trị trung bình cộng giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Khi hai lớp có số trung bình cộng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, nếu lớp nào có phương sai càng nhỏ thì mức độ phân tán càng ít, tức là kết quả học tập của lớp đó có tính ổn định, và ngược lại.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm về các mặt: định tính, định lượng, giải thích kết quả và làm rõ nguyên nhân.
4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
4.5.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Quan sát hoạt động dạy học của GV và HS, chúng tôi nhận thấy:
- Trong các giờ dạy thực nghiệm, GV lên lớp rất nhẹ nhàng, tự tin và hứng thú.
- HS rất hứng thú học tập khi được tìm hiểu và xây dựng dựng kiến thức thông qua việc tìm hiểu, xây dựng kiến thức bằng các ví dụ và tình huống thực tiễn.
- Sau các giờ dạy thực nghiệm, HS đều cho rằng hệ thống bài toán thực tế và cách xây dựng kiến thức mới từ các tình huống thực tế giúp các em thấy được rõ hơn tầm quan trọng của Toán học trong đời sống. Các em nhận thấy rằng nhờ việc tiếp cận, xây dựng các bài toán mà các em hiểu sâu sắc hơn các bài toán thực tế và là cơ sở cho việc học sau này.
- Ngôn ngữ Toán học của các em được phát triển hoàn thiện hơn, chính xác hơn sau khi được thực hiện diễn đạt các tình huống thực tế thành các bài toán với nhiều hình thức khác nhau. Việc xây dựng bài toán thực tế từ mô hình Toán học cho trước đã giúp các em nhìn nhận vấn đề từ thực tiễn ở nhiều góc độ khác nhau. Kết quả là từ một mô hình Toán học cho trước, chúng tôi đã thu được khá nhiều bài toán thực tiễn có mô hình Toán học là bài toán này, nội dung các bài toán phong phú, phản ánh nhiều tình huống trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Đặc biệt, hoạt động thực hành, ngoại khóa Toán học đã tạo được sự hứng thú của HS. Việc thực hành tính vận tốc của các bạn thi chạy và tìm ra ai chạy nhanh hơn,… được các nhóm HS lớp thực nghiệm thực hiện rất tích cực.
- Sau khi dạy thực nghiệm, GV có nhận xét kế hoạch bài dạy đề ra đều thực hiện tốt, HS rất tích cực học tập trong cả quá trình và cho rằng việc thực hiện các biện pháp sư phạm đề xuất là hoàn toàn có thể và mang lại hiệu quả.
Tóm lại qua dạy học thực nghiệm, về mặt định tính chúng tôi thấy rằng nhờ áp dụng các biện pháp đã bước đầu trang bị cho người học một số cách khai thác nội dung thực tiễn khi tiếp cận kiến thức môn học và gắn những hiểu biết của bản thân về môn học vào những tình huống thích hợp. Các bài toán thực tế có trong sách giáo khoa Toán 5 hiện hành được học sinh quan tâm hơn trước. Qua đó chúng tôi thấy rằng hứng thú, sự hiểu biết của HS về vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn được bộc lộ rõ ràng hơn. Đây là một trong những thành công đầu tiên khi phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều" cho học sinh lớp 5.
4.5.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
Sau khi dạy thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp 5 chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng học tập sau các tiết dạy đó. Bài kiểm tra này được triển khai trên cả hai đối tượng: HS đã được học tập các giáo án thực nghiệm và HS không được học tập giáo án thực nghiệm.
Bài kiểm tra số 1: Bảng đơn vị đo thời gian
(Thời gian làm bài: 15 phút)
Bài 1: Số?
5 ngày = ……giờ 2 ngày 12 giờ = …..giờ 0,5 ngày = ……giờ 3 giờ 15 phút = ….. phút
phút = ……giây 2 năm 7 tháng = …..tháng Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
78 phút = …..giờ 45 giây = ……phút 210 phút = …..giờ 123 giây = …..phút Bài 3: Hãy giải bài toán sau theo cách hợp thực tế:
Cháu hỏi ông: “Ông ơi! Năm nay ông bao nhiêu tuổi?” Ông trả lời : “Tính đến ngày này sang năm thì ông đã sống được tròn
4 3
thế kỉ.” Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi?
Bài kiểm tra số 2: Quãng đƣờng (Thời gian làm bài: 15 phút)
Bài 1: Một người đi xe đạp quãng đường dài 42km trong 3,5 giờ.. Tính vận tốc người đó đi được.
Bài 2: Một ô tô đi trong 3 giờ 30 phút quãng đường dài 140km. Tính vận tốc đi được của ô tô.
Bài 3: Một chiếc cầu dài 800m có biển cấm ô tô chạy quá 10km một giờ. Một người lái xe đã cho ô tô chạy qua cầu hết
12 1
giờ. Hỏi người đó có tôn trọng luật giao thông không?
Đề số 1 sử dụng để kiểm tra sau khi HS học xong bài Bảng đơn vị đo thời gian. Qua quan sát HS làm bài, chúng tôi có nhận xét chung như sau: Ở bài tập 1 và bài tập 2, đa phần HS đều thực hiện được. Tuy nhiên, đến bài tập 3 HS ở lớp đối chứng gặp phải khó khăn, có phần lạ lẫm trước bài toán thực tế. Dụng ý kiểm tra ở bài tập 3 là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức thời gian vào trong thực tế. Học sinh lớp đối chứng đa số không hoàn thành được bài 3 hoặc có nhiều nhầm lẫn. Cụ thể là HS thực hiện tính được ¾ thế kỉ là 75 năm nhưng để tính được tuổi ông thì các em chưa trừ đi 1 năm. Còn lớp thực nghiệm, hầu hết các em hoàn thành được bài và khi được hỏi để giải thích thì hầu hết các em đã nắm được bản chất nội dung kiến thức cũng như mối liên hệ kiến thức với thực tiễn. Như vậy, kết quả của bài tập 3 trong bài kiểm tra số 1 đã một phần nào đó phản ánh hiệu quả sau khi áp dụng biện pháp sư phạm trong các tiết dạy thực nghiệm.
Ở bài kiểm tra số 2, dụng ý của bài tập 1, bài tập 2 là kiểm tra mức độ sử dụng thành thạo công thức tính vận tốc đã được học. Cả 2 bài tập này, đa phần HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều thực hiện tương đối tốt, chỉ có một vài HS quên không thực hiện đổi đơn vị đo thời gian hoặc đổi đơn vị đo thời gian sai ở bài tập 2. Bài tập 3, nếu không suy luận câu hỏi thì các em không thể nào áp dụng công thức tính, học sinh cần phải đọc để chọn lọc thông tin, đồng thời sử dụng thông tin đó khi tìm hiểu vấn đề có liên quan đến thực tiễn đời sống. Vấn đề này thể hiện việc vận dụng Toán học vào trong đời sống thực tiễn, rất phổ biến. Bài tập 3 không khó nhưng nhiều học sinh ở lớp đối chứng không thực hiện được.
Qua sự phân tích trên, có thể thấy rằng các đề kiểm tra đưa ra, đều để đánh giá kĩ năng vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 5 trong dạy học “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều”. Kết quả các bài kiểm tra này, một mặt sẽ đánh giá được kiến thức mà học sinh cần lĩnh hội, năng lực mà HS cần rèn luyện; mặt khác, nó
đánh giá được kĩ năng vận dụng Toán học vào thực tiễn của HS. Đây là một căn cứ để đánh giá hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đưa ra ở chương 3.
Kết quả bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng thu được như sau:
Bảng 4.2. Kết quả bài kiểm tra số 1
Điểm Tần số 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài X S2 S Lớp thực nghiệm 1 6 7 9 17 11 10 61 7,77 2,53 1,59 Lớp đối chứng 1 6 11 11 17 8 7 61 7,45 2,34 1,53 - Lớp thực nghiệm có 60/61 bài đạt điểm trung bình trở lên chiếm 98,3%. Trong đó có 47/61 bài đạt khá, giỏi chiếm 77,04%.
- Lớp đối chứng có 60/61 bài đạt điểm trung bình trở lên chiếm 98,3%. Trong đó có 43/61 bài chiếm 70,04% bài đạt khá, giỏi.
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ kết quả điểm bài kiểm tra số 1
Bảng 4.3. Kết quả bài kiểm tra số 2
Điểm Tần số 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài X S2 S Lớp thực nghiệm 0 8 7 13 10 11 12 61 7,73 2,48 1,57 Lớp đối chứng 1 7 10 17 8 9 9 61 7,43 2,73 1,65 - Lớp thực nghiệm có 61/61 bài đạt điểm trung bình trở lên chiếm 100%. Trong đó 46/61 bài đạt khá, giỏi chiếm 75,4%.
- Lớp đối chứng có 60/61 bài đạt điểm trung bình trở lên chiếm 98,3 % Trong đó có 43/61 bài chiếm 70,4% bài đạt khá, giỏi.
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ kết quả điểm bài kiểm tra số 2
Từ bảng tổng hợp, chúng tôi thấy: Khả năng quan sát và hiểu bài ở hai lớp là khác nhau. Lớp thực nghiệm học sinh có khả năng nắm bắt nhanh hơn và hiểu thấu đáo hơn. Ở lớp đối chứng khi làm bài học sinh còn hiện tượng làm nhầm. Ở lớp đối chứng, hoạt động dạy học chủ yếu vẫn là chú trọng tính lí thuyết, việc khai thác, vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn còn hạn chế. Do đó, HS làm các bài tập của bài kiểm tra còn chậm, gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh đạt các điểm 4, 5 cao hơn lớp thực nghiệm. Ở lớp thực nghiệm, HS thực hiện các bài tập tốt hơn và giải các bài tập được cho dưới dạng một tình huống thực tiễn thường gặp tốt hơn lớp đối chứng, tỉ lệ điểm 8,