Tiểu kết chương 4

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC VẬN DỰNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIẾN TRONG DẠY HỌC “SÓ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỀN ĐỘNG ĐÈU” CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 91 - 106)

CHƢƠNG 4 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

4.6. Tiểu kết chương 4

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại bốn lớp 5 của trường Tiểu học Tôn Đức Thắng, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả thực nghiệm cho phép rút ra những kết luận:

- Các biện pháp sư phạm đã đề xuất trong luận văn có thể thực hiện được trong quá trình dạy học Toán số đo thời gian và Toán chuyển động đều lớp 5. Điều này đã được xác nhận sau một số tiết dạy thực nghiệm.

- Thực hiện các biện pháp đã nêu trong dạy học Toán đã góp phần:

+Đảm bảo cho HS nắm được các kiến thức cơ bản của môn học một cách vững chắc, đầy đủ.

+Hình thành được nhu cầu, thói quen vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

+Giúp HS hiểu rõ ràng hơn vai trò của Toán học đối với thực tiễn

+Giúp HS có kĩ năng liên kết các kiến thức môn học vào các tình huống thực tiễn phù hợp; rèn luyện khả năng tạo mô hình Toán học cho bài toán, khả năng giải Toán trên mô hình Toán học, khả năng phối hợp kiến thức Toán để giải bài toán thực tiễn.

Như vậy, các biện pháp đã xây dựng bước đầu nâng cao ở học sinh khả năng vận dụng Toán học vào thực tiễn.

Tóm lại, kết quả thực nghiệm cho thấy giả thuyết khoa học của vấn đề nghiên cứu đã được kiểm nghiệm, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp bước đầu được khẳng định.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng phát triển năng vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học « Số đo thời gian và Toán chuyển động đều » cho học sinh lớp 5; đề xuất các biện pháp phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh và tổ chức thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả sau đây:

1. Làm rõ, hệ thống hóa cở sở lý luận để định hướng cho việc hình thành các biện pháp phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn trong dạy học « Số đo thời gian và Toán chuyển động đều » cho học sinh lớp 5.

2. Làm rõ thực trạng phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực trong dạy học « Số đo thời gian và Toán chuyển động đều » cho học sinh lớp 5. Chỉ ra được một số khó khăn của GV dạy Toán ở trường Tiểu học khi thực hiện các định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn, khó khăn đầu tiên là GV chưa được trang bị một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về phương diện này.

3. Đề ra được một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực trong dạy học « Số đo thời gian và Toán chuyển động đều » cho học sinh lớp 5 phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học.

4. Kết quả thực nghiệm sư phạm là một minh họa, xác nhận tính khả thi của sự vận dụng các biện phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực trong dạy học « Số đo thời gian và Toán chuyển động đều » cho học sinh lớp 5.

5. Kết quả luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Tiểu học trong quá trình dạy học Toán góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học này ở trường Tiểu học.

Những kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn cho phép kết luận:

- Việc vận dụng các biện pháp phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực trong dạy học « Số đo thời gian và Toán chuyển động đều » cho học sinh lớp 5 là có cơ sở khoa học vững chắc, có tính khả thi và đạt được hai mục tiêu là truyền thụ kiến thức và rèn luyện một số năng lực rất cần thiết của môn học như năng lực sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ Toán học,.. và năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn.

- Khi vận dụng các biện pháp đòi hỏi người GV cần linh hoạt và sáng tạo trong mỗi bài dạy, mỗi nội dung kiến thức cụ thể. Kết quả có thể nhân rộng cho việc vận dụng trong dạy học môn Toán ở các khối lớp trong trường Tiểu học để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình Tiểu học, Nxb Giáo dục.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Phương pháp dạy học các môn học, Nxb Giáo dục.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học lớp 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn chung về điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.

[7]. Bùi Huy Ngọc, Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng Toán học vào thực tế cho học sinh trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ giáo dục, Đại học Sư Phạm Vinh.

[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9]. Đào Thị Liễu, Bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua chủ đề Xác suất – Thống kê , Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Thái Nguyên.

[10]. Đặng Tiến Quỳnh, Khai thác các bài toán có nội dung thực tiễn trong dạy học giải tích trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[11]. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: Lí luận - Biện pháp - Kĩ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[12]. Đặng Thành Hưng (2013), “Kỹ năng dạy học và tiêu chí đánh giá”, Tạp chí Khoa hoc giáo dục (88), tr. 5 - 9.

[13]. Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan -Vũ Dương Thụy- Vũ Quốc Chung (1995), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. [14]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2005), Sách giáo khoa Toán 4, 5, Nxb Giáo dục. [15]. Hoàng Chúng (1978), Phương pháp dạy học Toán, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[16]. Hoàng Tụy, “Dạy Toán ở trường phổ thông còn nhiều điều chưa ổn”, Tạp chí Tia sáng.

[17]. Kiều Đức Thành (Chủ biên), Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Toán Tiểu học, Bộ giáo dục và đào tạo.

[18]. Lê Hải Châu, Toán học gắn liền với đời sống thực tiễn và sản xuất, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[20]. Nguyễn Bá Kim – Đinh Nho Chương – Nguyễn Mạnh Cảng - Vũ Dương Thụy – Nguyễn Văn Thường, Phương pháp dạy học môn Toán, Phần hai: Dạy học nội dung cơ bản, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[21]. Nguyễn Cảnh Toàn, Dạy học như thế nào nên chăng? Nghiên cứu Giáo dục. [22]. Nguyễn Văn Bảo, Góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức

Toán học để giải quyết một số bài toán có nội dung thực tiễn, trường Đại học Sư Phạm Vinh.

[23]. Nguyễn Văn Đản (2012), Tổ chức hoạt động học, Nxb Giáo dục.

[24]. Nguyễn Văn Nho - Vũ Dương Thụy, Các bài toán phát triển trí tuệ cho học sinh Tiểu học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[25]. Phan Anh, Góp phần phát triển năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông qua dạy học đại số và giải tích, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, trường Đại học Vinh.

[26]. Phạm Gia Đức ( chủ biên) – Nguyễn Mạnh Cảng - Bùi Huy Ngọc – Vũ Dương Thụy ( 1998), Phương pháp dạy học môn Toán, tập 1, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[27]. PTS. Đỗ Trung Hiệu - PTS. Đỗ Đình Hoan, Một số vấn đề về môn Toán bậc Tiểu học, Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ giáo viên.

[28]. Trần Diên Hiển (2001), 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4- 5, Nxb Giáo dục.

[29]. Trần Ngọc Lan, Rèn luyện tư duy cho học sinh trong dạy học Toán bậc Tiểu học, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

[30]. Từ điển Tiếng Việt (2013), Nxb Từ điển Bách Khoa.

[31]. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

[32]. R.S. Nickerson (2002), Dạy kĩ năng tư duy (tài liệu hỗ trợ dạy học từ xa), dự án Việt – Bỉ.

[33]. Perelman IA.I. (2001), Toán học lí thú, Nxb Văn hóa thông tin. [34]. Polia (2010), Giải bài toán như thế nào, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[35]. V.A.Cruchetxki (1973), Tâm lí năng lực toán học của HS, NXB Giáo dục, Hà Nội

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VIỆC DẠY HỌC TOÁN LỚP 5 THEO ĐỊNH HƢỚNG TĂNG CƢỜNG VẬN DỤNG TOÁN HỌC

VÀO THỰC TIỄN

(Dành cho giáo viên dạy môn Toán ở trƣờng Tiểu học)

Kính gửi Thầy (Cô):

Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài:“Phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực

tiễn trong dạy học “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều”cho học sinh lớp 5”.

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài trên, chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vấn đề vận dụng Toán học vào thực tiễn và thực trạng việc dạy học Toán ở lớp 5 với việc tăng cường vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn. Xin quý Thầy (Cô) vui lòng cho chúng tôi những ý kiến về vấn đề này. Ý kiến của Thầy (Cô) chỉ nhằm mục đích phục vụ việc nghiên cứu đề tài, không vì mục đích nào khác.

1. Theo Thầy (Cô), trong dạy học Toán lớp 5 hiện nay việc tăng cường hơn nữa các yếu tố vận dụng Toán học vào thực tiễn nhằm phát triển cho học sinh năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn là:

a)  Rất cần thiết. b)  Không cần. c)  Không có ý kiến. 2. Theo Thầy (Cô), việc giới thiệu một số ứng dụng thực tiễn của kiến thức cho học sinh trong dạy học là:

a)  Rất cần thiết. b)  Không cần. c)  Không có ý kiến. 3. Khi dạy học kiến thức mới của môn Toán, Thầy (Cô) có trình bày một vài ứng dụng thực tiễn của kiến thức đó?

a)  Thường xuyên. b)  Thỉnh thoảng. c)  Không bao giờ. 4. Nếu học sinh hỏi về các ứng dụng thực tiễn của một nội dung kiến thức Toán học nào đó mà Thầy (Cô) đang giảng dạy, Thầy (Cô) sẽ làm gì?

a)  Nhiệt tình trình bày một số ứng dụng trong các lĩnh vực thực tiễn của kiến thức hoặc giới thiệu về nguồn gốc thực tiễn phát sinh kiến thức đó.

b)  Rất ngại phải giải thích cho học sinh vì những hạn chế về lĩnh vực ứng dụng thực tiễn Toán học nên giải thích sơ sơ cho xong.

c)  Lờ đi, không nhắc gì đến việc giải thích, yêu cầu học sinh tự tìm hiểu.

5. Theo Thầy (Cô), trong quá trình dạy học việc rèn cho học sinh lớp 4 diễn đạt những tình huống, bài toán dưới nhiều hình thức khác nhau là:

a)  Rất cần thiết. b)  Không cần. c)  Không có ý kiến. 6. Trong quá trình giảng dạy Thầy (Cô) có rèn cho học sinh diễn đạt những tình huống, bài toán dưới nhiều hình thức khác nhau ?

a)  Thường xuyên. b)  Thỉnh thoảng. c)  Không bao giờ. 7. Khi dạy học kiến thức mới của môn Toán, Thầy (Cô) có đưa ra những ví dụ hoặc những tình huống thực tiễn phù hợp với kiến thức đó?

a)  Thường xuyên. b)  Thỉnh thoảng. c)  Không bao giờ. 8. Theo Thầy (Cô), việc khai thác sâu các bài toán có nội dung thực tiễn trong trong giảng dạy:

a)  Rất cần thiết. b)  Không cần. c)  Không có ý kiến. 9. Thầy (Cô) có thường xuyên khai thác sâu hơn các bài toán có nội dung thực tiễn trong sách giáo khoa Toán 5 giúp học sinh thấy được những ứng dụng rộng rãi của Toán học trong thực tiễn?

a)  Thường xuyên. b)  Thỉnh thoảng. c)  Không bao giờ. 10. Theo Thầy (Cô), việc tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khoá kiến thức môn học là:

a)  Rất cần thiết. b)  Không cần. c)  Không có ý kiến. 11. Thầy (Cô) có thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khoá Toán học nhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng Toán học trong cuộc sống?

a)  Thường xuyên. b)  Thỉnh thoảng. c)  Không bao giờ. 12. Theo Thầy (Cô), những khó khăn nào sau đây gây cản trở khi Thầy (Cô) dạy học Toán 4 theo định hướng tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tiễn (có thể chọn nhiều đáp án).

a)  Chưa có thói quen tìm hiểu, khai thác mối liên hệ giữa kiến thức Toán với thực tiễn.

b)  Thiếu các tài liệu tham khảo để khai thác và mở rộng kiến thức về vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh.

c)  Chưa biết cách thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học xây dựng kiến thức từ thực tiễn và tổ chức các hoạt động ngoại khóa Toán học.

d)  Chưa nắm được định hướng tăng cường vận dụng Toán học và thực tiễn trong dạy học Toán

e)  Vì không đủ thời gian trên lớp để vận dụng

13. Theo Thầy (Cô), những nguyên nhân nào sau đây làm cho việc giảng dạy Toán 4 hiện nay còn nặng về lý thuyết, thiếu tính ứng dụng thực tiễn (có thể chọn nhiều đáp án)

a)  Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo hiện nay chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc làm rõ mối liên hệ giữa thực tiễn và Toán học.

b)  Năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn của giáo viên chưa cao.

c)  Yêu cầu vận dụng Toán học vào thực tiễn trong chương trình, sách giáo khoa Toán 4 không cao.

d)  Kiến thức dành cho mỗi tiết học là khá nhiều nên GIÁO VIÊN chỉ lo làm sao cho hoàn thành kế hoạch bài giảng.

e)  Trong đề kiểm tra, đề thi không có những bài toán liên quan đến thực tiễn.

Xin trân trọng cảm ơn Thầy/ Cô

Họ và tên giáo viên: ...

Điện thoại: ...

Trình độ đào tạo: ...

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐÓNG GÓP Ý KIẾN (Dành cho giáo viên)

Kính gửi Thầy (Cô)!

Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực

tiễn trong dạy học “Số đo thời gian và Toán chuyển động đều”cho học sinh lớp 5”.

Theo Thầy (Cô), những định hướng nào sau đây cần thực hiện trong giảng dạy Toán nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh. Xin Thầy (Cô) vui lòng tích vào ô Thầy (Cô) chọn. Xin trân trọng cảm ơn Thầy (Cô).

STT Định hƣớng Nhất trí Không nhất trí Không có ý kiến

1 Làm cho học sinh thấy được ích lợi của việc vận dụng Toán học vào thực tiễn

2

Thực hiện các hoạt động thực hành, ngoại khóa Toán học có nội dung liên quan đến vận dụng Toán học vào thực tiễn

3

Bổ sung một số ví dụ, bài tập có nội dung thực tế, tình huống thực tiễn vào dạy học các nội dung trong chương trình Toán lớp 4

4

Tập luyện cho học sinh diễn đạt những tình huống, bài toán dưới nhiều hình thức khác nhau.

Xin trân trọng cảm ơn Thầy/ Cô

Họ và tên giáo viên: ...

Điện thoại: ...

Trình độ đào tạo: ...

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỀN NĂNG LỰC VẬN DỰNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIẾN TRONG DẠY HỌC “SÓ ĐO THỜI GIAN VÀ TOÁN CHUYỀN ĐỘNG ĐÈU” CHO HỌC SINH LỚP 5 (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)