CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.2. Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng Toán học và thực tiễn cho
3.2.4. Biện pháp 4: Thực hiện các hoạt động thực hành, ngoại khóa Toán học
có nội dung liên quan đến vận dụng Toán học vào thực tiễn
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa
Biện pháp 3.2.4 nhằm góp phần hình thành cho HS thói quen huy động mọi tiềm lực kiến thức để giải quyết tình huống thực tế.
3.2.4.2. Cơ sở và vai trò của biện pháp
“Học đi đôi với hành”, phương châm này luôn được các nhà giáo dục quan tâm và được thực hiện, triển khai ở tất cả các môn học. Môn Toán cũng không phải là ngoại lệ. Thực hành không chỉ giúp HS củng cố lại kiến thức mà còn giúp rèn luyện các năng lực cần thiết để phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của giáo dục.
Hoạt động ngoại khóa Toán học là hình thức tổ chức cho HS hoạt động ngoại khóa có liên quan đến nội dung Toán học. Hoạt động này góp phần củng cố kiến thức đã được học trên lớp; tạo điều kiện phát triển trí tuệ, trí thông minh, phương pháp suy nghĩ độc lập, phát hiện và giải quyết vấn đề, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn. Hoạt động ngoại khóa là hình thức giáo dục gắn liền việc giáo dục của nhà trường với giáo dục của gia đình, xã hội, gắn liền với thực tiễn.
3.2.4.3. Các bước thực hiện
Đối tượng học sinh lớp 5 còn nhỏ tuổi, GV cần và có thể tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động thâm nhập vào cuộc sống, ưu tiên hơn tới việc lựa chọn một số nội dung môn học có trong chương trình hiện hành như thực hiện tính vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động gần gũi với các em. Các hoạt động thực hành này kết hợp với vốn kiến thức Toán học đã có và kinh nghiệm bản thân của HS để xây dựng và củng cố kiến thức. Thực hiện việc tổ chức các hoạt động này, giáo viên cần:
- Xác định mục tiêu xây dựng, củng cố tri thức
- Lựa chọn các nội dung có thể tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khóa - Tổ chức cho HS thực hành
- Tổng hợp, đánh giá kết quả.
Việc tổ chức các hoạt động thực hành trong thực tiễn sẽ cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản và phát triển một số khả năng: hợp tác nhóm, khả năng tổ chức, dự kiến công việc, khả năng nghiên cứu tài liệu, lập kế hoạch cho công việc; khả năng đặt và giải quyết các vấn đề; khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống tương tự trong cuộc sống;...
3.2.4.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 32: Khi dạy bài “Vận tốc” xong, để kiểm chứng công thức đã học, GV có
thể cho HS thực hành quan sát và tính toán.
- Đầu tiên GV dẫn HS đi quan sát một chuyển động như: chuyển động của 1 bạn HS đang đi xe đạp từ cổng trường vào nhà xe, chuyển động của 1 bạn HS đang thi chạy,
chuyển động của 1 bạn HS đang chạy,… Sau đó, GV mới gợi ý cho HS cách áp dụng công thức để tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian của một chuyển động.
Cụ thể, để ôn lại các công thức về Toán chuyển động. GV cho HS quan sát 1 tiết thi chạy trong môn thể dục. Bài toán thực tế ở đây là: Trong giờ thể dục, các bạn đang thi chạy. Tính vận tốc chạy của 3 bạn Lan, Hồng và Minh. Biết quãng đường thi chạy dài 100m, bạn Lan chạy hết 12, 5 giây, bạn Hồng chạy hết 12, 8 giây và bạn Minh chạy hết 11, 95 giây.
Ở bài toán này, sau khi các em ghi lại số liệu quãng đường và thời gian của từng bạn thì các em bắt đầu áp dụng công thức để giải quyết câu hỏi.
Sau đó, sẽ có 1 nhóm làm nhiệm vụ là thử lại khi biết quãng đường và vận tốc của Nhóm 1 đã tính ra để tìm thời gian chạy của từng bạn đã chính xác chưa.
Nhờ hoạt động thực hành trên, nội dung kiến thức của HS được mở rộng, phong phú hơn; gắn với thực tế. HS sẽ được phát triển kĩ năng tự học, tự định hướng và xử lí các vấn đề phức tạp, rèn các kĩ năng như thu thập, xử lí thông tin và làm việc nhóm,
phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và kĩ năng thuyết trình. Đồng thời sẽ tạo ra bầu không khí học tập cởi mở, thoải mái và dân chủ.
Một số hoạt động ngoại khóa có thể áp dụng trong quá trình dạy học môn Toán ở lớp 5 là: kể chuyện Toán học, đố vui Toán học,…
Những câu chuyện về Toán học là những câu chuyện có ít hay nhiều nội dung liên quan đến Toán học, các nhà Toán học, về việc dạy học Toán, về cách vận dụng Toán học để xử lí các tình huống của con người trong cuộc sống. Trong những câu chuyện sẽ có một số thuật ngữ Toán học và để hiểu được câu chuyện thì HS phải hiểu các thuật ngữ đó. Cụ thể, những câu chuyện có thể là:
- Những câu chuyện gắn với các bài toán hay, các phát minh gắn với Toán học. - Những câu chuyện về cách xử trí thông minh, ứng đối nhanh và độc đáo. - Những câu chuyện về các nhà Toán học.
- Những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày, có chi tiết nào đó liên quan đến Toán học, dù là rất đơn giản.
Kể chuyện Toán học một mặt làm thay đổi không khí lớp học mặt khác có tác dụng hỗ trợ dạy học Toán thông qua việc đưa HS vào những tình huống có vấn đề cần suy nghĩ để đề xuất cách giải quyết đồng thời giáo dục cho HS ý thức sáng tạo trong lao động,…
Để tổ chức kể chuyện Toán học, GV cần thông báo trước cho HS thời gian và nội dung thảo luận của buổi kể chuyện. Chẳng hạn, câu chuyện có liên quan đến nhà Toán học nào?; Liên quan đến kiến thức Toán học nào? Cách xử trí tình thuống trong câu chuyện đó đã là cách tốt nhất chưa?,…. GV cần hướng cho HS tìm những câu chuyện có tình tiết ngắn, hấp dẫn, gây ấn tượng, dễ hiểu, dễ nhớ.
Ví dụ 33: Truyện kể về Talét
Talét là nhà triết học, nhà Toán học của nước Hy Lạp cổ đại. Thời niên thiếu, Talét rất yêu thiên nhiên, thích ngắm cảnh bầu trời đầy sao lung linh trong đêm tối, thích quan sát cảnh tấp nập mua bán trong những buổi chợ phiên.
Có một lần, vì quá say mê quan sát bầu trời, Talét trượt chân ngã. Người bảo mẫu đỡ Talét dậy và nhẹ nhàng khuyên: “Cậu muốn nhìn lên cao được thì trước tiên phải nhìn kĩ dưới đất đã”. Lời khuyên đó đã nhắc nhở Talét rất nhiều trong cuộc đời sáng tạo của mình. Ông đã sớm hiểu ra rằng muốn nhìn xa thấy rộng, muốn nghiên cứu những vấn đề lớn lao phải nắm chắc những kiến thức cơ sở trước đã. Cũng đơn giản như cuộc đời muốn có một lâu đài nguy nga trước tiên phải có nền móng tốt, cây cối muốn ra hoa kết quả trước hết phải có gốc rễ.
Một hoạt động nữa mà HS rất hào hứng tham gia đó là trò chơi Toán học. GV nên lựa chọn nội dung Toán học vừa phát triển tư duy sáng tạo cho HS vừa có thể ứng dụng trong thực tế để phát triển năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh.
GV chuẩn bị 1 tờ lịch tháng, HS dùng bút chì vạch liền ba con số bất kỳ theo chiều dọc tờ lịch. Tiếp đó người diễn trò hỏi khán giả: “Hãy cho tôi biết tổng số của ba con số đó là bao nhiêu?”. Người diễn trò thì chẳng cần nhìn vào tờ lịch cũng đoán biết đó là những con số (ngày) nào.
Giải mã: Chỉ cần đem chia tổng của ba con số đó cho 3, đáp án chính là con số (ngày) ở giữa. Lấy con số giữa trừ đi 7 thì được một con số (ngày) ở trên. Cuối cùng lấy con số giữa cộng với 7 thì được con số (ngày) cuối cùng.
Chẳng hạn: ba số học sinh gạch là 2, 9, 16. Tổng là 27.
27 : 3 = 9 chính là số ở giữa, 9 – 7 = 2 (là số ở dòng trên), 9 + 7 = 16 (là số ở dòng dưới).
Trò chơi đơn giản này áp dụng kiến thức về số trung bình cộng của ba số cách đều. HS chỉ cần để ý về sự cách đều của 3 ngày là có thể đoán ra.
3.2.4.5. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp:
- Các hoạt động thực hành, ngoại khóa Toán học cần được thực hiện thường xuyên trong quá trình dạy học.
- Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa, GV nên đưa ra một chủ đề nhất định trong một buổi ngoại khóa, tránh lan man nhiều nội dung.
- Sau hoạt động thực hành và ngoại khóa, GV nhất thiết cần cho HS nêu lại các kiến thức đã học có liên quan và nếu có thể nên gợi mở để chuẩn bị cho kiến thức Toán học mới.