12 Tham gia BHYT theo nhóm đối tượng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 47)

Để đi sâu tìm hiểu công tác phát triển số lượng người tham gia BHYT tại tỉnh Đồng Nai chúng ta cùng phân tích chi tiết theo từng nhóm đối tượng

* Nhóm đối tượng do người lao động và đơn vị đóng

Số người phải tham gia BHYT tại nhóm này là đối tượng bắt buộc phải tham gia Tuy nhiên, người lao động tại nhóm này có được tham gia BHYT hay không phụ thuộc chủ yếu vào người sử dụng lao động Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, số

STT Địa bàn Dân số

(người)

Số người tham gia BHYT (người)

Độ bao phủ %

1 Khu vực nông thôn 1 800 685 1 689 273 93,81

2 Khu vực thành thị 1 365 992 1 182 903 86,60

người tham gia BHYT tại nhóm này có biến động qua các năm Năm 2018, số người tham gia BHYT thuộc đối tượng do người lao động và đơn vị đóng là 875 376 người, thì đến năm 2019, số người tham gia đạt 992 718 người, tăng 117 342 người, tương ứng với tốc độ tăng 13,40% Qua đến năm 2020, số người tham gia đạt 1 072 839 người, tăng 80 121 người, tương ứng với tốc độ tăng 8,07% Có được kết quả trên là do BHXH tỉnh Đồng Nai đã chủ động phối với các các Ban, ngành trong việc thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện trích nộp BHXH cho người lao động tại các đơn vị Mặt khác, nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT đến người lao động, giúp người lao động hiểu rõ nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình khi tham gia BHYT, từ đó chủ động đấu tranh trong việc giành quyền lợi từ chủ sử dụng lao động

Mặc dù số người tham gia BHYT tại nhóm này có số lượng lớn nhưng tỷ lệ số người phải tham gia BHYT này vẫn chưa đảm bảo 100% Số người chưa tham gia chủ yếu tập trung tại khối doanh nghiệp do chủ sử dụng lao động trốn đóng, các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ nhận thức còn hạn chế hoặc không dám đấu tranh giành quyền lợi của mình Điều này đòi hỏi BHXH tỉnh Đồng Nai phải có cơ chế kiểm tra, xử phạt để răn đe những trường hợp cố tình trốn đóng BHYT, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động nói chung và người tham gia BHYT nói riêng

Thực trạng số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2018 - 2020 được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 2 4: Đối tượng tham gia BHYT thuộc nhóm đối tượng do người lao động và đơn vị đóng

ĐVT: người

(Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Nai)

STT Khối ngành SốNăm 2018 Năm 2019 Năm 2020

lượng trọng %Tỷ lượngSố trọng%Tỷ Số lượng trọng%Tỷ

1 Hành chính sựnghiệp 397 819 45,45 398 464 40,14 402 416 37,51 2 Doanh nghiệp 463 267 52,92 578 559 58,28 652 821 60,85 3 Hợp tác xã 8 827 1,01 9 882 1,00 10 837 1,01 4 Hộ SXKD cá thể 4 728 0,54 4 931 0,50 5 833 0,54 5 Cán bộ xã phường không chuyên trách 560 0,06 685 0,07 671 0,06

6 Người nước ngoài 175 0,02 197 0,02 261 0,02

Nhìn vào bảng số liệu 2 4 trên ta thấy, tổng số người đóng BHYT thuộc đối tượng người lao động và đơn vị đóng trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 cứ năm sau lại tăng so với năm trước, cụ thể năm 2019 tăng so với năm 2018 là 117 342 người ứng với mức tăng 13,40%, sang năm 2020 tăng so với năm 2019 là 80 121 người ứng với mức tăng 8,07% Tỷ trọng khối ngành tham gia BHYT trong đối tượng Người lao động và đơn vị đóng qua các năm thay đổi, tuy nhiên tập trung nhiều vào khu vực doanh nghiệp, khu vực hành chính sự nghiệp Tỷ trọng này cao do địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp, các đơn vị hành chính do đó cũng gia tăng Về tỷ trọng đối tượng ở khối hành chính sự nghiệp tăng nhiều hơn, nhưng về tỷ lệ tăng thì khối cán bộ xã phường không chuyên trách tăng mạnh hơn Điều này chứng tỏ Nhà nước đã quan tâm hơn đến lực lượng cán bộ xã phường không chuyên trách

* Nhóm đối tượng do quỹ BHXH đóng

Nhóm đối tượng này gồm cán bộ hưu trí, mất sức; trợ cấp lao động, bệnh nghề nghiệp; người từ đủ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; cán bộ xã phường hưởng trợ cấp BHXH; người hưởng trợ cấp thất nghiệp

Số lượng nhóm đối tượng do quỹ BHXH đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn năm 2018 đến năm 2020 được thể hiện chi tiết ở bảng 2 5 dưới đây

Bảng 2 5: Số lượng người tham gia BHYT thuộc nhóm đối tượng do quỹ BHXH đóng

ĐVT: người

(Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Nai)

Nhìn vào bảng 2 5 ta thấy tổng số lượng người được quỹ BHXH đóng BHYT có

STT Khối ngành SốNăm 2018 Năm 2019 Năm 2020

lượng trọng %Tỷ lượngSố trọng %Tỷ lượngSố trọng %Tỷ

1 Cán bộ hưu trí, mất

sức 171 418 96,51 168 403 96,46 170 621 95,12

2 Trợ cấp tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp

551 0,31 632 0,36 764 0,43

3 Người hưởng đủ 80tuổi trở lên hưởng trợ cấp hàng tháng 1 621 0,91 1 672 0,96 1 871 1,04 4 Cán bộ xã phườnghưởng trợ cấp BHXH 2 164 1,22 2 139 1,23 2 252 1,26 5 Người hưởng trợ cấp thất nghiệp 1 862 1,05 1 735 0,99 3 860 2,15 Tổng cộng 177 616 100 174 581 100 179 368 100

biến động qua các năm: Năm 2019 giảm 1,73% so với năm 2018; năm 2020 tăng 2,74% so với năm 2018 Mức tăng không nhiều, đều đặn phù hợp với lộ trình của Luật BHYT Do chính sách được mở rộng cho các đối tượng là người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày và người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được BHXH cấp thẻ BHYT

Chiếm số lượng đông nhất trong nhóm này là cán bộ hưu trí, mất sức (trên 95%) Số người nghỉ chế độ hưu trí hàng năm có xu hướng giảm nhẹ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng về việc khai thác mở rộng số người đóng BHXH (gồm cả BHXH và BHXH tự nguyện) thì ngày càng gia tăng Năm 2018 là 171 418 người, năm 2019 là 26 872 người giảm so với năm 2018; năm 2020 đạt 170 621 người tăng nhẹ so với năm 2019

* Nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng:

Được thực hiện từ năm 1998 theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998, một số đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng toàn bộ: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; Đại biểu HĐND không thuộc biên chế Nhà nước; Cán bộ làm công tác đảng, công tác chính quyền, công tác đoàn thể tại cấp xã, phường không phải biên chế Nhà nước

Đến năm 2005, thực hiện Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng tiếp tục được mở rộng, ngoài các đối tượng đã được Nhà nước đóng nay được bổ sung thêm các đối tượng khác

Đây là nhóm có nhiều biến động nhất trong giai đoạn 3 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Cho đến năm 2016 số người tham gia BHYT thuộc đối tượng này chiếm tỷ lệ cao thứ hai là từ 30% trở lên trên tổng số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số lượng tham gia BHYT ở nhóm đối tượng này đông thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước tới các đối tượng chính sách, đảm bảo công bằng an sinh xã hội Trong năm 2018 - 2020 số lượng người tham gia của nhóm đối tượng này đều có biến động Điều này chứng tỏ đã có nhiều đối tượng chính sách được Nhà nước ghi nhận, quan tâm Số liệu chi tiết của từng năm, được thể hiện ở bảng số liệu 2 6 dưới đây:

Bảng 2 6: Số lượng người tham gia BHYT- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

ĐVT: người

(Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Nai)

STT Đối tượng tham gia

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % 1 Cán bộ xã phườnghưởng trợ cấp từ NSNN 3 728 0,40 3 719 0,40 3 921 0,41 2

Người thôi hưởng TC MSLĐ đang hưởng TC từ NSNN 5 416 0,58 5 211 0,56 5 610 0,58 3 Mẹ VN anh hùng,lão thành CM, TTB 81% 2 308 0,25 2 317 0,25 2 321 0,24 4 Có công khác 8 862 0,94 8 462 0,90 8 854 0,92

5 Cựu chiếnbinh,TNXP chống Pháp

9 681 1,03 9 681 1,03 9 772 1,02

6 Người tham giakháng chiến chống Mỹ

3 527 0,37 3 527 0,38 3 521 0,37

7 Đại biểu quốc hội,

HĐND 3 839 0,41 3 841 0,41 3 848 0,40 8 Trẻ em dưới 6 tuổi 420 826 44,74 420 820 44,90 3 521 45,62 9 Bảo trợ xã hội 107 816 11,46 106 910 11,41 3 848 11,14 10 Người thuộc hộ gia đình nghèo 22 768 2,42 21 761 2,32 437 719 2,18 11 Người dân tộc thiểu số 196 759 20,92 196 731 20,99 106 912 20,72 12 Người sống tạivùng đặc biệt khó

khăn

123 993 13,18 123 321 13,16 20 881 12,99 13 Thân nhân liệt sĩ 2 718 0,29 2 693 0,29 198 826 0,28 14 Thân nhân người

có công 18 632 1,98 18 412 1,96 124 658 2,08

15 Thân nhân công an 9 671 1,03 9 771 1,04 2 718 1,03

16 Thân nhân cơ yếu 81 0,01 81 0,01 19 932 0,01

17 Người hiến tạng 5 0,00 8 0,00 9 907 0,00

18 Người phục vụ cócông với cách mạng

13 0,00 15 0,00 88 0,00

* Nhóm do Ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng:

Nhóm đối tượng này gồm người thuộc hộ gia đình cận nghèo, học sinh và sinh viên Số liệu chi tiết số lượng người tham gia từ năm 2018 đến năm 2020 được thể hiện ở bảng 2 7 dưới đây:

Bảng 2 7: Số lượng người tham gia BHYT- Nhóm NSNN hỗ trợ

ĐVT: người

(Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Nai)

- Đối tượng là học sinh, sinh viên

Trong những năm qua, công tác BHYT học sinh, sinh viên luôn được tổ chức, thực hiện hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành bảo hiểm xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế

Cùng với chính sách hỗ trợ mức đóng và quy định bắt buộc tham gia BHYT, việc tuyên truyền và vận động học sinh tham gia BHYT cũng có nhiều thuận lợi và cả khó khăn Số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT từ năm 2018 đến năm 2020 tăng đều Mặc dù luật đã quy định HSSV là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, nhưng thực tế cũng không có chế tài nào mang tính “bắt buộc”

- Đối tượng là các hộ gia đình cận nghèo

BHYT toàn dân là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách An sinh xã hội Thực tế việc tham gia BHYT đã mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm: BHYT là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia, để bảo vệ sức khỏe cho mỗi người khi chẳng may ốm đau, tai nạn, nhằm đảm bảo an sinh xã hội

BHYT mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là

STT Đối tượng tham gia

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trọng %

1 Người thuộc hộ gia

đình cận nghèo 96 512 30,20 93 836 28,51 89 738 24,47 2 Học sinh, sinh viên 223 097 69,80 235 353 71,49 277 043 75,53

người nghèo, người cận nghèo và đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa Vì vậy hỗ trợ người cận nghèo tham gia BHYT là góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội

Đối với các hộ gia đình cận nghèo, từ năm 2014 trở về trước, ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng 70% Đến giữa năm 2015, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh vùng đông bắc bộ và đồng bằng sông Hồng - NORRED” hỗ trợ 20% mức đóng BHYT cho đối tượng này; 10% còn lại do NSNN tỉnh hỗ trợ Như vậy tính từ giữa năm 2015, hộ gia đình cận nghèo đã được hỗ trợ 100% mức đóng Nguyên nhân của sự tụt giảm là do Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT có hiệu lực từ 01/01/2015 bổ sung nhóm đối tượng được NSNN đóng hoàn toàn gồm “người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” Bởi vậy những hộ gia đình cận nghèo ở địa bàn này chuyển sang nhóm BHYT do NSNN đóng Một số gia đình thoát nghèo, không được hỗ trợ mức đóng nữa nên không tham gia

* Nhóm đối tượng hộ gia đình tự đóng:

Đây là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong công tác tuyên truyền, vận động người tham gia, trên thực tế các trường hợp người tham gia BHYT theo nhóm này hầu hết đều là những người mắc bệnh nặng, phải điều trị nhiều mới tham gia BHYT, nghĩa là luôn có tình trạng lựa chọn ngược không đúng bản chất của chính sách BHYT là tính chia sẻ, tính cộng đồng, qua thống kê hàng năm thì chi phí khám chữa bệnh cho những người thuộc nhóm này đều vượt xa số tiền Quỹ BHYT mà những người thuộc đối tượng này đóng Mặc dù chính sách BHYT đối với đối tượng này cũng có rất nhiều thay đổi qua các thời kỳ, bao gồm: từ đầu là ai đăng ký tham gia cũng được, rồi đến quy định cần có tỷ lệ nhất định số người tham gia BHYT trên cùng một địa bàn dân cư; rồi quy định cả hộ gia đình phải tham gia,

Những chính sách mới của Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT như: quy định về mức đóng giảm dần mức đóng theo số người tham gia trong cùng một hộ gia đình để nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho những hộ gia đình có đông người; mở thông tuyến khám chữa bệnh; lộ trình tăng giá viện phí, Cùng với đó với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền; thay đổi mạnh mẽ trong cải cách hành chính mà trọng tâm là thủ tục hành

chính của ngành BHXH Do đó, nhóm đối tượng này hàng năm đều tăng, thể hiện ở bảng số liệu 2 8 dưới đây:

Bảng 2 8: Số lượng người tham gia BHYT- Nhóm gia đình tự đóng

ĐVT: người

(Nguồn: BHXH tỉnh Đồng Nai)

Từ những năm gần đây, khi một số xã không thuộc danh mục vùng khó khăn được Nhà nước cấp thẻ BHYT đã được tập trung tuyên truyền, vận động để nhân dân tham gia BHYT theo hộ gia đình; theo quy định của Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật BHYT, kể từ ngày 01/01/2015, những người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, ngư và diêm nghiệp) có mức thu nhập trung bình sẽ được hỗ trợ 30% kinh phí mua thẻ BHYT

2 2 2 Công tác thu BHYT giai đoạn 2018 – 20202 2 2 1 Hệ thống đại lý thu BHYT

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 47)