Giải pháp đối với chính sách pháp luật của nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 77)

32 Giải pháp tăng cường sự tham bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

321 Giải pháp đối với chính sách pháp luật của nhà nước

Mục tiêu:

Tăng cường sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị đối với hoạt động BHYT Cải cách chính sách pháp luật, cụ thể hóa các chính sách pháp luật của nhà nước gắn liền với đặc thù thực tiễn của địa phương

Đơn giản hóa thủ tục, cải các thủ tục nhằm thực hiện nhanh chóng, giảm thời gian, nhân lực và tiết kiệm

Nội dung giải pháp:

Nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện BHYT Thời gian qua, công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT không thể hoạt động tốt nếu không có sự vào cuộc của hệ thống chính trị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, đại lý thu BHYT hoạt động tích cực Thực hiện BHYT gắn liền với nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần ổn định và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển Vì vậy, cần phát huy tốt hơn vai trò của hệ thống chính trị trong quá trình tổ chức thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHYT

Tăng cường trách nhiệm của hệ thống tổ chức thực hiện chính sách: Cơ quan BHXH phải tăng tính trách nhiệm xã hội hay trách nhiệm đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT Đề xuất các giải pháp tăng tính tiếp cận của người dân với chính sách BHYT: Tổ chức các đại lý thu BHYT thuận lợi, phù hợp với điều kiện của các địa phương; đề xuất hỗ trợ chi phí cho người lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi tại địa phương, chi phí hỗ trợ phát hành thẻ BHYT đến tay đối tượng thụ hưởng đối với những đối tượng được ngân sách nhà nước mua thẻ BHYT…

Chủ động hơn nữa trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện: Từ thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách thời gian qua, có thể thấy, việc chủ động trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp thực hiện sẽ giúp huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành Đối với chính sách BHYT, chính sách có liên quan mật thiết đến sức khỏe toàn dân lại càng đòi hỏi có sự

quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền địa phương, từ tỉnh đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành chức năng

Sở Y tế và BHXH tỉnh nên phối hợp bố trí cán bộ thường trực về BHYT ở hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên để phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh giải quyết ngay mọi khó khăn, vướng mắc từ phía người bệnh đảm bảo cho họ được hưởng đầy đủ quyền lợi ngay tại cơ sở khám, chữa bệnh

Phối hợp với Sở Lao động, thương binh và xã hội trong việc thực hiện cấp thẻ BHYT cho đối tượng được NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHXH các huyện, thành phố tham mưu cho Huyện ủy, thành ủy, UBND huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Lao động, thương binh và xã hội, Phòng Dân tộc và UBND các xã nghiêm túc thực hiện việc rà soát, đề nghị cấp thẻ đối với đối tượng do NSNN đóng, Đảm bảo thông tin cấp thẻ đúng, đề nghị cấp thẻ kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thuộc đối tượng được cấp thẻ BHYT

Đối với UBND cấp xã, hàng năm đưa chỉ tiêu số người tham gia BHYT vào trong chỉ tiêu để bình xét thi đua, khen thưởng Đối với đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng, BHXH tỉnh phối với các các cơ quan Thuế, Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện tham gia BHYT cho người lao động Hằng năm, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Thanh tra lao động định kỳ 3 tháng/lần kiểm tra đột xuất việc thực hiện chính sách BHYT đối với người lao động tại các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đảm bảo người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động được người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các quyền lợi về BHYT

BHXH tỉnh xây dựng báo cáo và cung cấp số liệu về kết quả thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, BHXH tại địa phương cho đoàn đại biểu quốc hội của tỉnh cũng như cho các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp

Phối hợp với Ban tuyên giáo tỉnh ủy chủ động cung cấp thông tin về kết quả thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, BHXH trên địa bàn Đồng thời duy trì đăng tin, bài phản ánh kết quả và định hướng tuyên truyền tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền luật BHXH, BHYT sửa đổi trên tờ tin nội bộ của ban tuyên giáo tỉnh, phát hành hàng tháng đến các chi bộ thuộc Đảng bộ địa phương

Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương như Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, liên minh hợp tác xã tuyên truyền về BHXH, BHYT, đặc biệt là mô hình tham gia BHYT theo Hộ gia đình, thông qua việc tổ chức, trao đổi, đối thoại, tư vấn trực tiếp theo các nhóm đối tượng (mỗi huyện 01cuộc/01 đoàn thể, đối tượng tham gia là các hội viên)

Thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử phạt theo quy định, xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT

Đơn giản hoá thủ tục chi trả BHYT: Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động Hoàn thiện hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính, nhất là hồ sơ giao dịch điện tử Thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Thông tin giải quyết hồ sơ nên cập nhật liên tục trên bảng điện tử để doanh nghiệp tiện theo dõi, cơ quan BHXH cần cân nhắc tới việc đưa các thông tin này lên trang web của cơ quan giúp các doanh nghiệp đỡ mất thời gian liên hệ nếu hồ sơ chưa giải quyết, hoặc cần bổ sung gì một cách nhanh chóng hiệu quả

Nâng cao năng lực thẩm định: Đây là một bước quan trọng trong nghiệp vụ của ngành BHXH, đòi hỏi nhân viên BHXH phải giỏi về nghiệp vụ và phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực như Luật BHYT, Luật Lao động, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Hình sự, Luật Dân sự…Do vậy, phải có chính sách khuyến khích mở rộng và đào tạo các kiến thức cho nhân viên của mình Thường xuyên tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của BHXH cho nhân viên Đối với các kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ liên quan khác như dịch vụ khách hàng, kế toán, luật,… nên tổ chức mời chuyên gia về giảng dạy và lập thành các lớp học ngắn hạn Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ BHXH cho nhân viên nắm bắt nghiệp vụ, mở rộng kiến thức, khả năng tư duy và khoa học, phân tích đúng và kịp thời những vấn đề mới phát sinh, nhanh chóng đề ra các giải pháp tối ưu, giải quyết có chất lượng, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi và tạo sự tin cậy cho khách hàng khi đến giao dịch

Hoàn thiện các quy trình, quy chế trong hoạt động BHYT:

- Quy trình và quy chế trong hoạt động BHYT tại các cơ quan BHXH vẫn chưa mang tính thống nhất và hoàn thiện, đồng thời việc triển khai các quy trình, quy chế

này lại không có sự thống nhất giữa các cơ quan BHXH Các biểu mẫu liên quan thủ tục BHYT cần thiết kế đơn giản, dễ thực hiện làm sao vừa thuận tiện thực hiện, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý Cơ quan BHXH cần thường xuyên tổ chức tập huấn nhân viên về các quy trình, quy chế, kiểm tra việc thực hiện của các nhân viên để đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh những quy trình, quy chế đã ban hành, và có những biện pháp xử lý đối với những nhân viên nào làm sai và không đúng quy trình, quy chế

- Phát hiện, làm rõ những vấn đề, quy định nào trong văn bản của cấp trên không còn phù hợp thì có kiến nghị điều chỉnh hoặc bãi bỏ cho phù hợp thực tế Cụ thể cần thực hiện những việc sau:

(i) Chủ động thông báo với khách hàng khi cần bổ sung hồ sơ không đợi tới ngày hẹn trả kết quả: đây sẽ là điều mà khách hàng mong đợi ở một chất lượng dịch vụ, tạo sự tin cậy, đáp ứng kịp thời đảm bảo quyền lợi cho khách hàng

(ii) Hạn chế tình trạng hồ sơ tồn đọng, không để xảy ra trường hợp khách hàng đến nhận hồ sơ trong ngày hẹn trả kết quả mà hồ sơ vẫn chưa giải quyết xong

(iii) Cần xây dựng phương thức thông báo bổ sung hồ sơ kịp thời cho khách hàng qua điện thoại, email, cổng thông tin điện tử của đơn vị

(iv) Rút ngắn thời gian trả kết quả so với quy định khi hồ sơ đã giải quyết bằng các hình thức tin nhắn, thư điện tử để khách hàng biết đến nhận kết quả sớm, giúp cho khách hàng không phải đi lại nhiều tiết kiệm được chi phí Đảm bảo các thủ tục hưởng chế độ BHYT đúng pháp luật

Các quy trình thủ tục hành chính niêm yết đầy đủ, công khai minh bạch: - Quy định về thủ tục giải quyết chế độ, chính sách BHYT được niêm yết công khai tại tổ “một cửa”; Cập nhật thông tin nhanh chóng và kịp thời trên trang mạng thông tin điện tử của cơ quan BHXH, để giúp người lao động biết về tình hình hoạt động cũng như sự thay đổi trong lĩnh vực BHYT Quy định rõ trách nhiệm của từng tổ nghiệp vụ, từng cá nhân trong việc giải quyết chế độ, chính sách nhằm thực hiện đúng, kịp thời quyền lợi cho mọi đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHYT

- Thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết thắc mắc, khiếu nại chế độ chính sách của người lao động tham gia BHYT phải kịp thời, nhanh chóng, thỏa đáng và đúng pháp luật Cơ quan BHXH cần đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu Cơ quan BHXH cần phải đảm bảo đúng tiến độ gia hạn và cấp phát thẻ BHYT, hạn chế sai sót

trong quá trình kiểm tra đối chiếu dữ liệu và in ấn sao cho thuận lợi, nhanh chóng, điều đó sẽ tác động tích cực đến người lao động và tạo niềm tin cho họ Để làm tốt nhiệm vụ này, cơ quan BHXH cần bố trí những cán bộ, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phong cách và thái độ phục vụ tốt vào bộ phận tiếp dân giải quyết các công việc liên quan đến khiếu nại của đối tượng Đặc biệt là cán bộ nghiệp vụ trực tiếp làm việc với các đối tượng hưởng chế độ BHYT Mọi thắc mắc, khiếu nại phải được giải thích rõ ràng thấu tình, đạt lý, không tùy tiện, đại khái qua loa

Tăng cường, nhất quán các chế độ thông tin giữa các đại lý thu BHYT, cơ quan Bảo hiểm xã hội và cơ sở khám chữa bệnh: Thực hiện thống nhất về chế độ công khai thông tin, công khai thủ tục, công khai các mức chi trả và chế độ BHYT một cách đồng nhất trong tất cả các đơn vị liên quan đến việc giải quyết các yêu cầu của đối tượng tham gia BHYT

Thực hiện cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giao dịch của đơn vị sử dụng lao động với cơ quan BHXH, BHXH Việt Nam đã tập trung rà soát toàn bộ thủ tục hành chính trong công tác thu; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; triển khai giao dịch điện tử trong đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; nhận - trả kết quả thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu điện,…

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý; xây dựng một hệ thống báo cáo thống kê, hoàn chỉnh thống nhất trên toàn tỉnh để phục vụ cho việc kiểm soát, tra cứu thông tin

Cải cách thủ tục hành chính trong KCB, trong thanh toán chi phí KCB, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi đến KCB, tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc Giảm diện tích khu hành chính, sắp xếp khoa phòng hợp lý để tăng diện tích buồng bệnh trực tiếp phục vụ người bệnh

Xây dựng và ban hành các quy định về các quy định về phân tuyến và chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở KCB, thuận lợi trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, tạo điều kiện để phát triển kỹ thuật ở tuyến dưới đồng thời hạn chế tình trạng chuyển tuyến, vượt tuyến không cần thiết;

Xây dựng chính sách quy định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ xã hội của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh Quản lý chất lượng bệnh viện, triển khai thực hiện bộ tiêu chuẩn chất lượng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ

khám chữa bệnh; tăng cường chăm sóc toàn diện người bệnh; nâng cao chất lượng điều trị, giảm số ngày điều trị một cách hợp lý Thực hiện tốt chính sách cung cấp thuốc cho người bệnh có thẻ BHYT đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT

Đổi mới cơ chế tài chính, phương thức thanh toán, giảm chi tiêu từ tiền túi của người dân trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT Cơ cấu lại ngân sách y tế theo hướng Nhà nước bảo đảm phần ngân sách cơ bản, tối thiểu như kinh phí cho nghiên cứu khoa học, y tế dự phòng, một phần kinh phí xây dựng cơ bản đảm bảo, các chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ của bệnh viện sẽ được bảo đảm từ nguồn thu khám, chữa bệnh BHYT Sửa đổi, bổ sung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí

Bảo đảm nguồn Ngân sách Nhà nước mua BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác và hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng như: cận nghèo, HSSV Xem xét đề xuất tăng tỷ lệ phân bổ kinh phí hàng năm đối với các địa phương vận động được nhiều người tham gia BHYT Đổi mới, áp dụng phương pháp thanh toán chi trả phù hợp như: chi trả trọn gói theo “ca bệnh” hoặc theo “nhóm chẩn đoán” Đẩy nhanh việc xây dựng và khuyến khích các cơ sở KCB thực hiện phương thức thanh toán theo nhóm chẩn đoán

Hiệu quả dự kiến:

Các đối tượng tham gia BHYT tin tưởng hơn nữa về chính sách, chế độ, quy trình, thủ tục tham gia và được giải quyết BHYT Tin tưởng việc giải quyết của cơ quan BHXH, các đại lý thu BHYT và cơ sở KCB là đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí thực hiện cho các đối tượng tham gia BHYT, để các đối tượng cảm nhận mức độ thuận tiện hơn trong tham gia BHYT

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w