22 Giải pháp đối với hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 77)

Mục tiêu:

Nâng cao vai trò và chất lượng của hệ thống quản lý BHYT từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở Phát huy vai trò trực tiếp tổ chức thực hiện các quyết định về BHYT của cấp chính quyền địa phương và các ngành liên quan

Nội dung giải pháp:

Tổ chức hệ thống giải quyết hồ sơ thủ tục và cả cơ sở KCB cùng với các cơ quan liên quan đến hoạt động BHYT một cách thống nhất, đồng bộ: thống nhất về chính sách, thống nhất quy trình, thống nhất thủ tục, thống nhất biểu mẫu, thống nhất thời gian giải quyết, thống nhất thông tin tuyên truyền, thống nhất về trang thiết bị, thống nhất về tiêu chuẩn và cao nhất là thống nhất về chất lượng KCB BHYT Tuy nhiên cũng cần đảm bảo tính linh hoạt, uyển chuyển, logic và chuyên môn hóa được hoạt động BHYT để rút ngắn thời gian thực hiện các công tác liên quan BHYT

UBND tỉnh, BHXH tỉnh tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT Sở Tài chính, cơ quan Thuế cần bảo đảm kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định Các cơ quan Thanh tra Kiểm tra, thực hiện nghiêm vấn đề kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT Các tổ chức BHYT quản lý và sử dụng quỹ BHYT chặt chẽ, đúng quy định

Cơ quan BHXH cần tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả khoa học, thuận tiện cho khách hàng, kịp thời và chu đáo Thực hiện các hướng dẫn, quy định về hồ sơ, thủ tục được nhanh chóng, thuận tiện cho người tham gia BHYT Cơ quan BHXH và cơ sở KCB cần tập trung hơn nữa đổi mới hoạt động, cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ… tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT Đổi mới phương thức hoạt động, đổi mới tác phong, lề lối làm việc theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ các đối tượng tham gia BHYT một cách cao nhất

Ngành y tế cần nâng cao quản lý và kiểm soát chất lượng khám chữa bệnh BHYT; quan tâm đầu tư trang thiết bị, xây dựng, cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dưới Đảm bảo năng lực thực hiện tốt đối với nhu cầu khám chữa bệnh thông thường của các đối tượng tham gia BHYT

Phát triển và khuyến khích phát triển mạng lưới cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh BHYT Đặc biệt quan tâm hệ thống y tế, các cơ sở KCB tại những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh khó khăn

Tổ chức công việc thuận lợi về thời gian để giải quyết thủ tục liên quan BHYT: Tổ chức phân công trực vào sáng thứ bảy hàng tuần đã làm giảm sự tập trung đông của

người lao động, tạo thuận lợi cho việc đến nộp hồ sơ và nhận kết quả Sử dụng máy đếm số tự động giúp điều tiết được đối tượng đến liên hệ công việc, hạn chế ùn tắc, giảm tối đa thời gian chờ đợi

Niêm yết quy trình thủ tục rõ ràng, dễ hiểu: Địa điểm tiếp nhận cần được xây dựng khang trang, sạch sẽ, tiện nghi và được trang bị hiện đại Có khu vực niêm yết các quy trình, thủ tục hồ sơ về BHYT, khu vực giới thiệu dịch vụ của BHYT Với chủ trương đem lại sự hài lòng cho người dân đến liên hệ, nên địa điểm tiếp nhận được bố trí phù hợp, có nhiều chỗ ngồi, trang bị nước uống

Thực hiện liên thông khám chữa bệnh các tuyến để không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được quyền tự lựa chọn địa điểm KCB theo nhu cầu của mình mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh, giúp các cơ sở KCB tích cực hơn trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên tuyền, giáo dục để mọi người dân nhận thấy chính sách BHYT là chính sách nhân đạo cần trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh, xoá bỏ những thói quen, tập tục lạc hậu để chữa bệnh, lối sống ảnh hưởng có hại đến sức khoẻ

Định kỳ 6 tháng, năm cơ quan BHXH các huyện, thành phố cần thực hiện tổng hợp, báo cáo Thường trực UBND huyện, thành phố và BHXH tỉnh kết quả thực hiện so với các chỉ tiêu được giao đồng thời tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá những hạn chế trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT, đề xuất các giải pháp bổ sung giúp thực hiện hoàn thành chỉ tiêu đề ra Kịp thời khen thưởng những điển hình tiên tiến

Hiệu quả dự kiến:

Củng cố chất lượng của hệ thống quản lý BHYT từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở Phát huy vai trò trực tiếp tổ chức thực hiện các quyết định về BHYT của cấp chính quyền địa phương và các ngành liên quan Đồng bộ, thống nhất trong hệ thống các tổ chức thực hiện BHYT

3 2 3 Giải pháp về nâng cao nhận thức của người dân Mục tiêu:

Nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân về mục đích, vai trò, ý nghĩa và lợi ích khi tham gia BHYT

Làm cho người dân hiểu rõ về chính sách BHYT, các thủ tục tham gia BHYT; đối tượng, mức đóng, phương thức đóng, mức giảm trừ khi tham gia BHYT, quyền lợi khi tham gia BHYT 5 năm liên tục, mức hưởng khi đi khám chữa bệnh,

Nội dung giải pháp:

Bám sát mục tiêu đổi mới toàn diện công tác truyền thông BHYT, các hoạt động truyền thông của ngành BHXH Việt Nam cần được triển khai chuyên nghiệp bài bản, linh hoạt, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí để kịp thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh truyền thông trên phạm vi toàn tỉnh Đặc biệt, công tác phối hợp truyền thông chính sách BHYT với các cơ quan thông tấn, báo chí cần có nhiều đổi mới, ngày càng đi vào chiều sâu để đạt được những kết quả tốt Số lượng tin, bài, phóng sự, chương trình… được đăng tải/phát sóng về lĩnh vực BHYT cần tăng đều qua các năm Chú trọng vào loại tin, bài, phóng sự, chương trình… phản ánh, làm rõ về lợi ích, tính ưu việt của chính sách BHYT giúp người dân, người lao động tự do hiểu và tích cực tham gia

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động rộng rãi trong nhân dân về chính sách BHYT, làm chuyển biến và nâng cao hiểu biết về chính sách pháp luật về BHYT trên các phương diện, cụ thể:

- In ấn các ấn phẩm tuyên truyền để phát đến từng hộ gia đình, trong các ấn phẩm nêu rõ quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia và chỉ rõ địa điểm tham gia BHYT

- Treo băng rôn, cờ dọc, đặt pano tại những vị trí đông người qua lại, khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu, ấn tượng, đi sâu vào tiềm thức của người dân

- Tuyên truyền miệng thông qua hội nghị tuyên truyền đối thoại trực tiếp với nhân dân tại các xã, thị trấn Trong mỗi buổi hội nghị có đầy đủ cả cán bộ ngành bảo hiểm xã hội, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành y tế tại địa phương, cán bộ y tế thôn bản

- Công tác truyền thông phải thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phù hợp, bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia

Kết hợp hài hòa giữa tuyên truyền thường xuyên và tuyên truyền theo chiến dịch Xác định tuyên truyền BHYT là một loại dịch vụ, từng bước thay đổi phương thức

tuyên truyền theo cơ chế cung cấp dịch vụ thay vì hoạt động mang tính hành chính nhà nước

Tăng cường phương pháp tuyên truyền đa chiều thay vì một chiều, đơn lẻ Phát huy vai trò tuyên truyền của chính người tham gia BHYT chia sẻ về giá trị, lợi ích của chính sách BHYT; phát huy vai trò của tổ chức, cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư để tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT Đồng thời giúp người dân nhận biết các thông tin xấu, tin sai sự thật về BHYT, chủ động phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHYT

Cơ quan bảo hiểm của huyện, thành phố trong tỉnh ký kết với đài truyền thanh các huyện thực hiện chương trình truyền thanh tuyên truyền về BHYT trên hệ thống truyền thanh của huyện có tần suất và thời lượng phù hợp, ví dụ như: tần suất 2 lần 1 tuần, mỗi lần từ 3 phút đến 5 phút

Triển khai tổ chức hội thi tuyên truyền viên BHYT tại địa phương Phối hợp với Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên tổ chức hội các hội thi tại các cấp ở địa phương từ xã đến tỉnh Nội dung tuyên truyền phải phong phú, đa dạng và phù hợp với tùng nhóm đối tượng tham gia như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối tượng là chủ sử dụng lao động: Nội dung chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật BHYT, cũng như nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đóng BHYT cho người lao động

- Đối tượng là người lao động: Nội dung chủ yếu tuyên truyền giúp người lao động hiểu rõ quy định của Luật BHYT nhất là về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHYT

- Đối tượng thuộc hộ cận nghèo cần tập trung tuyên truyền để giúp họ hiểu rõ hơn về chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện Luật BHYT đối với người cận nghèo Phát huy vai trò của ngành lao động thương binh và xã hội, tài chính, y tế, bộ máy chính quyền và các đoàn thể chính trị, xã hội các cấp

- Đối tượng là học sinh, sinh viên: Cần tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phát huy tinh thần tình nguyện vì cộng đồng và trách nhiệm công dân trong việc tham gia BHYT

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong toàn Ngành đối với công tác truyền thông BHYT; kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ truyền thông; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, nguồn lực đầu tư; chủ động, kịp thời

nắm bắt thông tin, dư luận, tổ chức hiệu quả truyền thông xã hội; phát huy vai trò, hiệu quả truyền thông của các cơ quan báo chí, trang tin điện tử trong Ngành; nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của cán bộ, nhân dân

Đổi mới phương pháp, quan tâm truyền thông xã hội, nắm bắt dư luận và thông tin phản hồi để có cách thức thực hiện phù hợp, hiệu quả; đặc biệt thực hiện tốt vai trò định hướng tư tưởng, kịp thời đấu tranh, phản bác, ngăn chặn các quan điểm sai trái, lệch lạc làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Ngành và chính sách BHYT nhân văn, ưu việt của Đảng và Nhà nước

Khắc phục những hạn chế, tồn tại, tổ chức hiệu quả công tác truyền thông; phát huy vai trò tích cực, chủ động, tập trung trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của toàn ngành nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông về chính sách, pháp luật BHYT; bảo vệ thành quả, củng cố lòng tin, xây dựng uy tín, tạo dựng hình ảnh tốt đẹp, vì sự phát triển bền vững của ngành BHXH, tích cực góp phần bảo đảm an sinh xã hội đất nước thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, các phương thức truyền thông truyền thống gặp nhiều khó khăn, trở ngại thì truyền thông mạng xã hội được xem là “kênh” truyền thông quan trọng và hiệu quả, đặc biệt là đối với các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ như tỉnh Đồng Nai Vì vậy mà việc tăng cường truyền thông về BHYT trên môi trường mạng internet, mạng xã hội là một trong những biện pháp hiệu quả, cần nghiên cứu thực hiện những chương trình thu hút đông đảo các tầng lớp, đối tượng tham gia

Hiệu quả dự kiến:

Nâng cao sự hiểu biết của người dân về BHYT từ đó thu hút được nhiều người tham gia BHYT

Ngày càng có nhiều người dân hiểu đúng, hiểu sâu về chính sách, pháp luật BHYT từ đó chủ động tham gia BHYT Truyền thông hiệu quả là cách làm tốt để người dân chủ động tham gia bảo BHYT

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong toàn ngành BHXH đối với công tác truyền thông BHYT

3 2 4 Giải pháp về nâng cao điều kiện kinh tếMục tiêu: Mục tiêu:

Nâng cao về điều kiện kinh tế trong đó hỗ trợ người dân nâng cao mức thu nhập Đảm bảo các nguồn thu quỹ BHYT để có điều kiện chi trả BHYT kịp thời và đầu tư cơ sở vật chất phù hợp

Nội dung giải pháp:

Để tăng mức thu nhập cho người dân, cấp ủy, chính quyền cần tập trung định hướng nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tư nhân; chăn nuôi kết hợp với làm trang trại tổng hợp; đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích cây ăn quả Áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại trong sản xuất, kinh doanh

Cần điều chỉnh chính sách phù hợp, tăng cường công tác quản lý quỹ BHYT hiệu quả và đảm bảo sự công bằng giữa người tham gia BHYT Quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời các nguồn tài chính và Quỹ BHYT Điều chỉnh tăng dần mức phí đóng BHYT, cân đối mức đóng BHYT giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, mức đóng góp vào Quỹ BHYT của người lao động và chủ sử dụng lao động được xác định trên cơ sở tỷ lệ đóng góp và mức tiền lương, tiền công thực tế (không theo thang bảng lương như hiện nay) Làm như vậy, một mặt sẽ tăng nguồn thu cho quỹ, đảm bảo được quyền lợi cho người lao động; mặt khác, sẽ tạo ra một sự bình đẳng giữa các cơ quan, đơn vị của nhà nước với các cơ quan, đơn vị không phải của nhà nước

Để các quy định tăng mức phí đóng BHYT được đảm bảo tính thực thi, thì cần kết hợp hài hòa giữa việc tăng cường ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người tham gia BHYT song hành với việc tăng mức phí BHYT Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mua BHYT cho các đối tượng ưu tiên

Tăng cường hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để mua thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, trẻ em dưới 06 tuổi, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội Từng bước mở rộng hỗ trợ của Nhà nước để hỗ trợ các chi phí gián tiếp trong điều trị (tiền ăn, tiền đi lại) cho người nghèo và các đối tượng khó khăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở KCB công để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của các đối tượng này

Đảm bảo cân đối thu chi quỹ BHYT, tăng cường công tác quản lý và sử dụng quỹ tại các đơn vị y tế chặt chẽ hơn Thực hiện các giải pháp chống thất thu và nợ

đọng BHYT Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp của các cơ quan liên quan trong thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về BHYT của các tổ chức và doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động Trong thời gian tới cần nhanh chóng hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra chuyên ngành về đóng BHYT, qua đó nhằm phát hiện kịp thời những vụ việc khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng BHYT và xử lý nghiêm minh

Quản lý, giám sát, ngăn chặn hành vi trục lợi cũng như để sử dụng hiệu quả quỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 77)