2 4 Những điểm yếu, hạn chế
24 22 Những nguyên nhân của điểm yếu, hạn chế
Do điều kiện kinh tế của một bộ phận nhân dân còn thấp, vì vậy nhiều gia đình dù biết lợi ích khi tham gia BHYT nhưng vẫn chưa thể mua thẻ BHYT cho các thành viên Có hộ chỉ đóng BHYT cho những thành viên thường xuyên ốm đau hoặc các
bệnh mãn tính, có chi phí chữa trị cao Ngoài ra, tình trạng quá tải ở các bệnh viện công với các thủ tục khám chữa bệnh còn nhiều vướng mắc khiến người dân chưa mấy mặn mà với BHYT
Ngoài nguyên nhân do khó khăn về kinh tế thì còn do nhận thức của người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chính sách BHYT chưa đầy đủ, chưa quan tâm đến việc tham gia BHYT Hơn nữa việc cấp phát thẻ BHYT ở một số phường, xã đôi khi còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia Ngoài ra, Trạm y tế ở một số xã còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, người dân chưa hài lòng trong khâu khám chữa bệnh ban đầu và muốn chuyển lên tuyến trên phải mất thời gian chờ đợi
Công tác tuyên truyền về BHXH đến NLĐ tuy đã được thực hiện khá kịp thời, thường xuyên, nhưng chưa thực sự đổi mới, vẫn chủ yếu là do cơ quan BHXH làm, vì vậy hiệu quả chưa cao, dẫn đến các đơn vị sử dụng lao động chưa thấy được trách nhiệm của mình phải tổ chức tuyên truyền chế độ đến NLĐ trong đơn vị, nên NLĐ không nắm được đầy đủ thông tin về chế độ chính sách BHXH, do đó chưa biết tự bảo vệ và đòi hỏi quyền lợi về BHXH, bị người sử dụng lao động chiếm dụng mà không biết Vì vậy, khi nâng cao nhận thức về quyền lợi BHXH của đại bộ phận người dân, đặc biệt là NLĐ và người sử dụng lao động sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH
Chưa tổ chức điều tra số đơn vị sử dụng lao động, số lao động tham gia BHXH bắt buộc thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Công tác phối hợp với cơ quan Thuế và Sở KH&ĐT chưa được chặt chẽ Do đó, đến nay chưa nắm được chính xác số doanh nghiệp, số lao động ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn bị hạn chế
Chưa thống nhất được với cơ quan quản lý đối tượng là Sở lao động Thương binh và Xã hội trong việc ra soát đối tượng người tham gia BHYT được NSNN đóng, hỗ trợ đóng như: Người nghèo, người dân tộc thiểu số sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi…, hoặc việc rà soát còn hời hợt, thiếu đồng bộ giữa các huyện dẫn đến nhiều người thuộc diện được NSNN đóng nhưng trên thực tế chưa có thẻ BHYT
Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh, mức độ xử phạt chưa đủ sức răn đe và chủ yếu mang tính dân sự nên nhiều đơn vị chấp nhận nộp phạt tiền để chậm nộp BHYT và sử dụng vào mục đích khác Chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những đơn vị vi phạm trách nhiệm đóng BHYT còn hạn chế Do đó, người sử dụng lao động và NLĐ còn tìm cách né tránh, không thực hiện BHYT cho NLĐ hoặc cố tình vi phạm các quy định pháp luật về BHYT Vẫn còn tình trạng nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh không đăng ký lao động, hệ thống thang bảng lương với cơ quan lao động địa phương mà không bị xử lý
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đã trình bày về lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH tỉnh Đồng Nai Đồng thời luận văn phân tích đánh giá thực trạng triển khai BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2018 - 2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy, số đối tượng tham gia BHYT gia tăng theo các nhóm đối tượng Việc quản lý quỹ BHYT ngày càng có hiệu quả đảm bảo chi trả và cân đối có kết dư quỹ Hoàn thiện và quy hoạch dần nơi khám chữa bệnh ban đầu và từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và nâng cao quyền lợi của người tham gia BHYT Ngoài ra, tác giả tiến hành khảo sát 284 đối tượng theo nghề nghiệp về đánh giá dịch vụ BHYT tại tỉnh Đồng Nai Nhìn chung việc đánh giá về mức phí và mức hưởng phí tham gia BHYT, thủ tục khám chữa bệnh BHYT của các nhóm đối tượng trên là không có sự khác biệt
Kết quả nghiên cứu chương 2, là cơ sở để tác giả kết luận và đưa ra những giải pháp kiến nghị trong chương tiếp theo của luận văn
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TẠI TỈNH ĐỒNG NAI