KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 32 - 36)

CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ VÀ BÀI HỌC RÚT RA

bộ, công chức nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại cơ sở. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.

- Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước;

- Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 về quản lý biên chế công chức (thay thế Nghị định số 71/2003/NĐ-CP, còn áp dụng đối với viên chức);

- Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn.

- Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

- Thông tư số 07/2010/TT-BNV ngày 26/7/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ- CP về quản lý biên chế công chức (bãi bỏ Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003, Thông tư này còn áp dụng đối với viên chức);

- Thông tư số 06/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 08/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003;

- Thông tư số 07/2007/TT-BNV ngày 04/7/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 09/2007/NĐ-CP và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 117/2003/ NĐ-CP;

- Thông tư số 02/2008/TT-BNV ngày 03/3/2008 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2007/TT-BNV ngày

21/6/2007 về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP. “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân được tổ chức phù hợp với nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”. Việc thể chế hóa quy định này của Hiến pháp đặt ra các yêu cầu đổi mới cách thức tổ chức, hoạt động của chính quyền xã theo hướng tổng hợp đa ngành, liên ngành và không đơn thuần chỉ là “cánh tay nối dài” của cơ quan nhà nước cấp trên. Nhìn chung, ở cấp cao hơn, các cơ quan nhà nước cần phải được tổ chức thành một hệ thống các cơ quan có tính chuyên môn hóa cao, để có điều kiện chuyên sâu nghiên cứu, chỉ đạo, quản lý hoặc giải quyết về một lĩnh vực cụ thể nhất định trong hoạt động của nhà nước, còn ở cấp cơ sở như xã, thường mang tính đa ngành, liên ngành. Chẳng hạn, khi giải quyết các công việc quan trọng có liên quan đến cơ sở, như tài chính, giáo dục, xây dựng, trật tự - an ninh thì UBND xã bắt buộc vừa phải tuân theo các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải tuân theo quyết nghị của HĐND xã. Như vậy, nếu các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước ở cấp cao hơn do nhiều loại cơ quan khác nhau cùng thực hiện thì ở cấp xã chỉ do một cơ quan là UBND xã, thực hiện theo cách tổng hợp đa ngành và liên ngành (Khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013).

Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, như: Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị trấn đã đặt ra nhiệm vụ phải “chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Hiến pháp năm 2013, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cùng với các văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý để từng bước quản lý, xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã. Do vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được trong tình hình mới hiện nay.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 32 - 36)