THỰC TRẠNG NGUỒN BỔ SUNG NHÂN LỰC CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 69 - 73)

TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI 2.3.1. Nguồn bổ sung từ hệ thống giáo dục quốc gia

Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, khi nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao càng thể hiện rõ nét hơn.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Xét trong quá trình sản xuất, con người không chỉ là một yếu tố cấu thành, mà còn là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Thực tế cho thấy, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ đều hữu hạn, nó chỉ có thể phát huy tác dụng khi kết hợp hiệu quả với nguồn nhân lực. Trong khi đó, nguồn nhân lực có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý. Tại Đại hội XI, Đảng ta chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế từ dựa vào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính. Đây là quá trình sử dụng nguồn lao động được đào tạo, kết hợp với công nghệ, phương pháp tiên tiến nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Khi khoa học và công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế - xã hội thì lợi thế cạnh tranh dựa trên công nghệ, tri thức, tư duy đổi mới và năng lực sáng tạo của chính con người. Vì vậy, nguồn nhân lực được xác định là yếu tố trung tâm trong hệ thống các nguồn lực phát triển như tài nguyên thiên nhiên, nguồn tài chính, nguồn lực khoa học - công nghệ. Nguồn lực con người là yếu tố động nhất, nguồn gốc của mọi của cải vật chất và sức sáng tạo ra các nền văn minh; là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, ứng dụng khoa học - công nghệ và tái tạo các nguồn lực khác.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen phức tạp. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Đảng ta chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và khoa học - công nghệ đầu đàn; coi đây là điều kiện cần thiết để hội nhập và cạnh

tranh trong khu vực và quốc tế, cũng như khẳng định vị thế của tri thức và trí tuệ Việt Nam trong sân chơi toàn cầu.

Ngoài ra, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, Robot, công nghệ Nano, công nghệ sinh học… đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra nhiều cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho mỗi quốc gia. Xu thế này cũng tác động đến Việt Nam trên mọi lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục là một trong những đối tượng chịu sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp từ cuộc cách mạng này.

Nhân tố quyết định việc vận dụng và phát triển khoa học và công nghệ 4.0 không phải là nguồn lực tài chính, hệ thống máy móc thiết bị, lại càng không phải điều kiện tự nhiên, lịch sử văn hóa mà là nguồn lực con người và thể chế. Theo đó, đầu tàu chính là nguồn nhân lực giáo dục, vừa giữ vai trò định hướng, vừa giữ vai trò động lực thúc đẩy xây dựng và phát triển khoa học công nghệ và công nghiệp quốc gia. Nếu nguồn nhân lực giáo dục không tích cực, chủ động, tận dụng và nắm bắt thì cơ hội sẽ vụt mất, sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu.

Thực tế đã chỉ ra, dù đã đóng góp vào sự phát triển của đất nước, nhưng trên bình diện chung, đội ngũ nhân lực giáo dục Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong kỷ nguyên số. Việt Nam đang thiếu hụt các nhà khoa học, chuyên gia trình độ cao, đội ngũ quản lý, nhà kinh doanh giỏi, công nhân lành nghề trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hành chính, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã, đang tạo nên những thách thức không nhỏ đối với nguồn nhân lực giáo dục Việt Nam. Minh chứng là thị trường đào tạo ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các trường với nhau mà còn có sự cạnh tranh với

chính những đơn vị sử dụng lao động. Xu hướng "chảy máu chất xám" ngày càng diễn ra mạnh mẽ và gia tăng trong nền giáo dục hiện đại, nhất là khi sự phân hóa thị trường lao động diễn ra trên toàn cầu, sự cạnh tranh về nguồn lao động chất lượng cao diễn ra trên phạm vi xuyên quốc gia.

Sự thay đổi mang tính hiện đại của nền giáo dục Việt Nam trong kỷ nguyên số cũng đòi hỏi đội ngũ giảng viên, giáo viên phải thay đổi để bắt kịp xu thế, nếu không thay đổi sẽ bị tụt hậu và có nguy cơ thất nghiệp. Với kỷ nguyên số, người học sẽ thay đổi, sinh viên và học viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có quyền nhiều hơn trong chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội, người học cảm nhận được cuộc sống nhanh hơn, liên tưởng nhanh hơn giữa kiến thức hàn lâm với thực tiễn cuộc sống. Không những thế, người học cũng dễ dàng truy cập vào kho dữ liệu khổng lồ, các thông tin được mở rộng, có cơ hội tương tác, kết nối không chỉ với giảng viên mà còn tương tác với các chuyên gia trong và ngoài nước, việc người học tiếp cận với các học giả nổi tiếng ngày càng dễ dàng hơn thông qua một cái nhấp chuột trên mạng xã hội.

Mặt khác, công tác quản lý nhà nước, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển nguồn nhân lực của các ngành, nhất là nguồn nhân lực giáo dục hiện nay vẫn còn rời rạc, manh mún và thiếu đồng bộ. Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực dài hạn cho phát triển kinh tế - xã hội cũng hạn chế; cơ cấu đào tạo theo ngành, nghề, trình độ đào tạo không được quy hoạch lâu dài. Các cơ sở đào tạo không đủ thông tin về cung - cầu lao động nên việc xây dựng ngành, nghề, chỉ tiêu và trình độ đào tạo hàng năm không sát thực tế. Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động chưa thực hiện theo nguyên tắc đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ lao động, nhất là lao động trình độ cao hiện nay cũng chưa tương xứng với tay nghề và sức sáng tạo của họ.

trở nên vô tận, chính vì vậy, nhân lực giáo dục (gồm cả các giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục) thời công nghệ 4.0 phải không ngừng học hỏi, đổi mới để nâng cao, bổ sung kiến thức; Phải là người hướng dẫn, định hướng, trao đổi nhiều hơn với người học, theo dõi, giám sát cũng như chịu trách nhiệm về tiến bộ của người học, biết quan tâm nhu cầu thực sự của người học, biết tạo động lực và hỗ trợ người học đi tìm tri thức phù hợp cho bản thân.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 69 - 73)