Kinh nghiệm của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 37 - 38)

Trong những năm qua, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Lộc Bình đã đạt được nhiều kết quả tốt. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng lên. Cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ luôn đảm bảo tỷ lệ. Có được kết quả trên là do:

- Thứ nhất, Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân

huyện Lộc Bình, luôn thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, chương trình, đề án của tỉnh về công tác cán bộ; các chế độ, chính sách với đối đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

- Thứ hai, xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn các bước

quy hoạch, đánh giá cán bộ, công chức... Coi trọng công tác quy hoạch cán bộ, gắn quy hoạch với đào tạo, thường xuyên bổ sung, rà soát đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, bổ sung những người mới đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm.

dựng kế hoạch mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở. Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn do tỉnh, trung ương tổ chức; cử cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn tại các trường Đại học, Cao đẳng...

- Thứ tư, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. Trên cơ sở đó, xây

dựng các chương trình, kế hoạch phát triển hợp lý nhằ m phát huy thế mạnh củ a đội ngũ này. Huyện thường xuyên quan tâm biểu dương, khen thưởng phụ nữ điển hình trên các lĩnh vực nhằm từng bước nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý. Nhận thức rõ tâm lý cán bộ nữ đôi lúc còn an phận, không muốn va chạm, Huyện ủy Lộc Bình đã quán triệt đến tất cả cán bộ chủ chốt trưởng, phó các phòng ban, MTTQ và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, Đảng viên đối với công tác cán bộ nữ. Ban Thường vụ Huyện uỷ đặc biệt quan tâm giới thiệu những cán bộ nữ xuất sắc vào những vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị; quy hoạch, đào tạo và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nữ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Huyện cũng thường xuyên tạo điều kiện cử cán bộ nữ đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng và bố trí vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của địa phương. Kết quả, trong nhiệm kỳ 2015-2020, số lượng cùng trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ nữ tăng so với nhiệm kỳ trước. Số cán bộ nữ là lãnh đạo quản lý tương đối trẻ, trong đó người trẻ nhất năm nay 30 tuổi. Có 32 cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã (chiếm 13,7%). Số nữ đại biểu HĐND cấp xã đạt 10,1%.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 37 - 38)