Cơ cấu theo độ tuổ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 49 - 53)

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2012/TT-BNV yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn với công chức xã chỉ là tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp chức danh đảm nhiệm nhưng theo Điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV thì từ ngày 25/12/2019, công chức cấp xã bắt buộc phải tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.

Điều 3 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn và các tiêu chuẩn cụ thể như sau: Độ tuổi đủ 18 tuổi trở lên; trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đối với phường, thị trấn, phải tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm; đối với xã, phải tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công

chức được đảm nhiệm.

Bên cạnh đó, trình độ tin học cũng phải được nâng cấp lên chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT. Có thể thấy với xã hội phát triển thì việc nâng tiêu chuẩn bắt buộc đối với công chức cấp xã là điều cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Bảng 2.2. Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã tính đến hết năm 2019 STT Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 30 tuổi 3 21,43 2 Từ 31 - 40 tuổi 5 35,71 3 Từ 41 - 50 tuổi 4 28,57 4 Từ 51 - 60 tuổi 2 14,29 Tổng 14 100,00

Nguồn: UBND huyện Lương Tài (2019) Từ bảng 2.2 tuổi đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã tính đến hết năm 2019: Dưới 30 tuổi có 3 người (chiếm tỷ lệ 21,43%); từ 31-40 tuổi có 5 người (chiếm tỷ lệ 35,71%); Từ 41-50 tuổi có 4 người (chiếm tỷ lệ 28,57%); Từ 51-60 tuổi có 2 người (chiếm tỷ lệ 14,29%). Điều này có thể thấy, độ tuổi của. Nhìn chung, về độ tuổi của công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã tính đến hết năm 2019 đa số còn trẻ phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay và phù hợp với chức danh quy định.

Theo Nghị định 204, mức phụ cấp thâm niên được tính căn cứ vào thời gian 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục. Và được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch 04/2009.

Theo đó, thời gian làm việc để tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng thời gian: Làm việc được xếp lương theo một trong

cách ngạch hoặc chức danh chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm và kiểm tra Đảng; Được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong quân đội, công an và cơ yếu nếu có; Đi nghĩa vụ quân sự mà trước đó đang được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Trong đó, nếu thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mà gián đoạn thì được cộng dồn.

Đồng thời, những khoảng thời gian sau sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề gồm: Thời gian tập sự; Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị; Thời gian làm các công việc được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh không thuộc các trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên nghề; Thời gian làm việc trong quân đội, công an và cơ yếu không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề; Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn; Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giam, tạm giữ để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…

Như vậy, công chức sau khi làm việc liên tục đủ 5 năm (đủ 60 tháng) trở lên thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian này có thể được cộng dồn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Bảng 2.3. Thâm niên công tác của đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã giai đoạn 2017-2019

Thâm niên công tác (năm)

Năm 2017 Năm 2018 Năm2019

2018/2017 2017 2019/ 2018 Tốc độ phát triển bình quân (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm 4 28,57 3 21,43 3 21,43 75,00 100,00 86,60 Từ 5 năm - 10 năm 8 57,14 7 50,00 6 42,86 87,50 85,71 86,60 Trên 10 năm 2 14,29 4 28,57 5 35,71 200,00 125,00 158,11 Tổng cộng: 14 100,00 14 100,00 14 100,00 100,00 100,00 100,00

Bảng 2.3 cho thấy, thâm niên công tác của đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã giai đoạn 2017-2019 trên địa bàn huyện từ 5-10 năm trở lên chiếm tỷ lệ đa số, Năm 2019, tỷ lệ công tác từ 5 - 10 năm ở mức 42,86% trong khi đó công chức dưới 5 năm hiện nay tỷ lệ này chiếm 21,43%,còn lại 35,71% là tỷ lệ thâm niên từ trên 10 năm. Điều đó cho thấy cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã cơ bản hợp lý, vừa đảm bảo tính cơ cấu vừa đảm bảo được yêu cầu công việc vừa có tính kế thừa.

Tuy nhiên, một số công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã mới được tuyể dụng chưa có kinh nghiệm công tác hoặc chưa được bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước; Một số ít công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã còn chưa đúng về chuyên môn được đào tạo; Bên cạnh đó, một số công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã tuy có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định, tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế tại địa phương.

Nhìn chung, thâm niên công tác của công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã giai đoạn 2017-2019 trên địa bàn huyện tương đối cao, mức độ ổn định các vị trí công tác trong các năm được duy trì, đảm bảo, ít có sự xáo trộn trong công việc.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 49 - 53)