aa. Đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã
Đánh giá đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã được xác định là khâu đầu tiên trong công tác cán bộ, là căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dựng, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ. Đánh giá
cán bộ, công chức là việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức cũng như giúp cán bộ công chức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ công tác. Hàng năm, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, UBND huyện chủ động xây dựng hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức theo quy trình:
Bước 1: Cán bộ, công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao, đánh giá nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác; tự xếp loại;
Bước 2: Tổ chức cuộc họp tham gia góp ý;
Bước 3: Căn cứ vào kết quả hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong năm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại cán bộ, công chức, viên chức theo các mức quy định và thông báo đến công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã và biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý, làm việc.
Kết quả đánh giá cán bộ, công chức được chia làm bốn mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả đánh giá phân loại được lưu vào hồ sơ công chức và được thông báo đến công chức được đánh giá.
Bảng 2.8. Tỷ lệ kKết quả đánh giá đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu
Kết quả đánh giá CBCC So sánh (%)
Năm 2017 Năm 2018 Năm2019
2018/2017 2017 2019/ 2018 BQ Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%)
Hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ 3 21,43 4 28,57 5 35,71 133,33 125,00 129,10
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 7 50,00 7 50,00 8 57,14 100,00 114,29 106,90
Hoàn thành nhiệm vụ 4 28,57 3 21,43 1 7,14 75,00 33,33 50,00
Không hoàn thành nhiệm vụ
Tổng 14 100,00 14 100,00 14 100,00 100,00 100,00 100,00
Qua bảng tổng hợp trên, có thể thấy, hàng năm, tỷ lệ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm tỷ lệ cao (chiếm 21,43-35,71% số cán bộ, công chức được đánh giá, phân loại).
Tỷ lệ cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ (chiếm tù 50,00-57,14% số cán bộ, công chức được đánh giá, phân loại); tỷ lệ cán bộ, công chức
hoàn thành nhiệm vụ chiếm 7,14-28,57%).
Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm phản ánh một phần kết quả thực hiện công vụ của đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã.
Tuy nhiên, việc đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức vẫn mang tính hình thức, nể nang, xuôi chiều. Cán bộ, công chức được người đứng đầu cơ quan đơn vị đánh giá tốt thường chiếm tỷ lệ lớn. Công tác kiểm tra việc đánh giá nhận xét cán bộ, công chức thường chú trọng vào việc đánh giá xếp loại có đúng tỷ lệ chưa chứ không kiểm tra xem việc đánh giá có đúng thực chất hay không.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về công tác thi đua, các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn huyện đã bám sát các nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm để tổ chức phát động các phong trào thi đua. Trong mỗi phong trào thi đua đã xác định rõ chủ đề, nội dung, hình thức gắn liền với các tiêu chí thi đua để có các kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đã tạo sự tiến bộ rõ rết về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa và tạo môi trường xã hội lành mạnh.
Hội đồng thi đua khen thưởng huyện thường xuyên được củng cố kiện toàn, là cơ quan tham mưu cho UBND huyện, chủ tịch UBND huyện về công tác thi đua khen thưởng, đưa công tác thi đua khen thưởng từng bước vào nề nếp, khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích và kịp thời, tạo ra động lực thúc đẩy các phong trào thi đua và góp phần vào
sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Căn cứ vào kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức hàng năm UBND huyện đã họp hội đồng bình xét thi đua, quyết định khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng cho những cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2017, công nhận “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” cho 2 người; công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho 4 người; tặng bằng khen cho 6 người. Năm 2018, công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” cho 3 người; công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho 5 người; tặng bằng khen cho 8 người. Năm 2019, công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” cho 3 người; công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” cho 5 người; đề nghị tặng bằng khen cho 02 người; UBND huyện tặng giấy khen cho 8 người.
Bảng 2.9. Tỷ lệKết quả khen thưởng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu Kết quả đánh giá CBCC So sánh (%) 2017 2018 2019 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ Số lượng (người ) Cơ cấu Số lượng (người ) Cơ cấu Số lượng (người ) Cơ cấu (%) (%) (%) Chiến sỹ thi đua 2 14,29 3 21,43 3 21,43 150,00 100,00 122,47 Lao động tiên tiến 4 28,57 5 35,71 5 35,71 125,00 100,00 111,80 Giấy khen UBND 6 42,86 8 57,14 8 57,14 133,33 100,00 115,47
Đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã có thành tích trong công vụ được khen thưởng; đồng thời công chức vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý theo quy định. Đối với công chức vi phạm kỷ luật sẽ xử lý một trong 6 hình thức sau: 1) Khiển trách; 2) Cảnh cáo; 3) Hạ bậc lương; 4) Giáng chức; 5) Cách chức; 6) Buộc thôi việc. Cán bộ vi phạm thì xử lý một trong 4 hình thức sau: 1) Khiển trách; 2) Cảnh cáo; 3) Cách chức; 4) Bãi nhiệm.
Trong giai đoạn 2017- 2019, ở huyện Lương Tài không có đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã bị kỷ luật.
Bảng 2.10. Đánh giá của đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế
cấp xã
STT Tiêu chí Số lượng
(người) Tỷ lệ (%)
1
Việc tổ chức đánh giá cán bộ đoàn cấp cơ sở hàng năm tại địa phương
- Có đánh giá 14 100,00
- Không đánh giá
2 Ý kiến về cách đánh giá cán bộ
đoàn cấp cơ sở hiện nay
- Đúng thực chất 12 85,71
- Chưa đúng thực chất 2 14,29
Nguồn: Số liệu điều tra (2019) Đánh giá của đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã: 100,00% địa phương đều tổ chức đánh giá công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã hàng năm;
Ý kiến về cách đánh giá công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã hiện nay thì chỉ đạt 85,71% là đúng thực chất, còn 14,29% chưa đúng thực chất. Nguyên nhân các tiêu chí đánh giá công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã còn chung chung chưa đúng thực chất, còn hình thức; tình
trạng nể nang, né tránh trách nhiệm, ngại va chạm và dân chủ hình thức trong đánh giá công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã vẫn còn khá phổ biến; tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao. Nguyên tắc đánh giá công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã là phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu để đánh giá, nhưng nhiều khi đặc trưng công việc khó định lượng mà chỉ định tính.