Công tác đào tạo công chức quản lý kinh tế cấp xã

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 76 - 77)

Công tác đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là chưa gắn chặt với quy hoạch, chưa tập trung đào tạo chuyên môn gắn với ngành nghề thế mạnh của địa phương nhất là chưa xây dựng được chiến lược đào tạo cán bộ lâu dài; áp lực về chuẩn hoá cán bộ cho nên đào tạo tại chức còn nhiều, chưa chú trọng bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn. Đội ngũ cán bộ xã chưa qua đào tạo trình độ chuyên môn và lý luận chính trị còn nhiều. Việc bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo còn bất cập, chưa phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với lĩnh vực phụ trách. Thời gian dành cho đào tạo phát triển của cán bộ công chức cấp xã còn thấp. Bình quân, mỗi cán bộ, công chức có khoảng 571 giờ dành cho đào tạo phát triển (khoảng 22 ngày).

c- Về đánh giá xếp loại, khen thưởng công chức quản lý kinh tếcấp xã cấp xã

Như nhận định của huyện Lương Tài những năm gần đây thì không chỉ đối với cán bộ xã mà cán bộ các cấp nói chung vẫn là khâu yếu. Khâu yếu là nhiều nơi còn hình thức, thể hiện ở kết quả đánh giá cán bộ nhiều cơ sở chưa tương xứng với thực chất hiệu quả thực hiện công vụ tại đơn vị cơ sở. Kết quả đánh giá cán bộ, công chức chưa thực chất, còn nể nang trong đánh giá; tỷ lệ cán bộ, công chức được đánh giá hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ qua các năm chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là cán bộ, công chức quản lý kinh tế cấp xã (100% hoàn thành tốt trở lên).

d- Công tác thanh tra, kiểm tra

Việc thực hiện các quy định về cán bộ, công chức cấp xã chưa phát huy hiệu quả. Công tác kiểm tra thường ít phát hiện dấu hiệu vi phạm mà những trường hợp bị xử lý kỷ luật thường khi có đơn thư tố cáo mới được tiến hành kiểm tra làm rõ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 76 - 77)