Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 81 - 85)

- Nguyên nhân chủ quan

3.2.1.Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Thực tiễn cho thấy nếu có chính sách bảo đảm về lợi ích vật chất và động viên tinh thần hợp lý sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc phát huy tiềm năng của cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Thực hiện chính sách không công bằng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế nhiệt tình, sức cống hiến và sự đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Thực hiện nghiêm quy định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp cho công chức xã, thị trấn. Có cơ

chế chính sách thi đua, khen thưởng, khuyến khích, động viên sự suy nghĩ sáng tạo, tôn vinh những người có công với quê hương, biểu dương, khen thưởng kịp thời những cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã có thành tích xuất sắc.

Có chính sách giữ gìn và khuyến khích những cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã có phẩm chất năng lực tốt ở lại phục vụ địa phương; tuyển chọn, thu hút những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi để bổ sung vào nguồn cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Có chính sách đoàn kết tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, công chức trọng dụng những người có đức, có tài, thu hút họ về công tác ở địa phương. Thực hiện tốt các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, các chế độ quản lý chặt chẽ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Cấp uỷ cơ sở, cán bộ chủ trì và cơ quan phải nắm vững từng cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện các chính sách, chế độ cho phù hợp.

Khi các chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã được đảm bảo sẽ tạo nên những tiền đề và động lực sau: (i) Đảm bảo thu nhập và các điều kiện sống cần thiết cho cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã và gia đình họ; (ii) Đây là điều kiện để mỗi cán bộ, công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã có thể học tập để nâng cao trình độ; (iii) Là mục tiêu, động lực phấn đấu, cạnh tranh của nhiều người trong việc nâng cao trình độ, năng lực.

Nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã đóng vai trò quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã cần tiến hành đồng bộ trên nhiều phương diện, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy mô, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, tìm kiếm các giải

pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã là mục tiêu, yêu cầu hết sức cần thiết hiện nay.

Tuyển dụng tốt sẽ góp phần hình thành đội ngũ quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã có chất lượng, là yếu tố quan trọng để quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực theo mục tiêu đề ra. Tuyển dụng được những công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã có ý thức, khả năng tự học tập để thích ứng với công việc sẽ giảm chi phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo.

Để thực hiện tốt công tác tuyển dụng, trước hết cần dựa trên các quy định trong Luật cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã để phân tích công việc, xác định vị trí việc làm, tiêu chí tuyển dụng cán bộ, công chức cụ thể hơn, chọn đúng người phù hợp với vị trí công việc cần tuyển dụng. Ngoài bằng cấp chuyên môn theo quy định, cần quan tâm đến năng lực, kiến thức thực tiễn của người dự tuyển vì đây là những người trực tiếp giải quyết các công việc phát sinh hàng ngày ở cơ sở và liên quan trực tiếp đến người dân. Đây cũng là những người tham mưu cho UBND các xã, phường, thị trấn ban hành các quyết định hành chính liên quan đến quyền và lợi ích của người dân vừa tuân thủ theo quy định của pháp luật, vừa đảm bảo tính khả thi cao.

Tổ chức tuyển dụng phải khách quan, công bằng để tuyển dụng được những người có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm những tiêu cực trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức của các xã,phường, thị trấn.

Hoạt động tập sự của người mới được tuyển dụng cũng làm gia tăng kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho cán bộ, công chức, giúp họ làm quen với

công việc và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới tuyển dụng. Vì vậy, phải khắc phục tình trạng tập sự mang tính hình thức, để tập sự thực sự đóng vai trò là giai đoạn thử việc và đánh giá khả năng thực sự của người mới được tuyển dụng. Sau tập sự phải đánh giá đúng, nếu cán bộ, công chức mới được tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu công việc được giao thì phải mạnh dạn chấm dứt hợp đồng.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong khu vực công phụ thuộc rất lớn vào năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ. Do đó, cần quan tâm chỉ đạo, xây dựng, kiện toàn về tổ chức bộ máy, đội ngũ và chế độ, chính sách đãi ngộ, như chỏ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012: “Chú trọng phát triển nhân lực ngành tổ chức nhà nước tại các bộ, ngành và địa phương; kiện toàn tổ chức các đơn vị và đội ngũ làm công tác dự báo; chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ công chức làm công tác dự báo”. Vì vậy, trong những năm qua, hệ thống các cơ quan làm công tác tổ chức và cán bộ tại các bộ, ngành, địa phương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong tổ chức và hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao. Song, cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau đây:

Phát triển đội ngũ quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã làm công tác tổ chức và cán bộ tại các bộ, ngành, địa phương đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu, có tính chuyên nghiệp cao để hoàn thành tốt chức năng tham mưu về công tác tổ chức và cán bộ nói chung; xây dựng, phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công nói riêng. Có chính sách phù hợp để thu hút và đảm bảo sự ổn định của đội ngũ này.

Đề cao và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan làm công tác tổ chức và cán bộ. Cần xây dựng, phát triển đội ngũ người đứng đầu các cơ quan này theo hướng ưu tiên lựa chọn những người có năng lực

lãnh đạo, chuyên nghiệp, tâm huyết, trách nhiệm và có năng lực dự báo, hoạch định chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã.

Công tác tổ chức và cán bộ là công tác rất quan trọng, cho nên chế độ, chính sách đãi ngộ đối với những người l quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã phải được ưu tiên, đảm bảo không bị các yếu tố bên ngoài tác động, chi phối đến quá trình thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 81 - 85)