Nguồn bổ sung từ hệ thống quản lý nhà nước địa phương

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 73 - 74)

Muốn xây dựng nền hành chính nhà nước kiến tạo, liêm chính, minh bạch, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp thì trụ cột quan trọng nhất chính là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng cao, có đạo đức trong sáng và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong giai đoạn mới phải có tinh thần khởi nghiệp, tạo sự lan tỏa, ủng hộ cái mới, sự sáng tạo và tạo lập những điều kiện cần thiết cho tinh thần khởi nghiệp.

Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức. Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) đã khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả.

Bổ sung nguồn nhân lực công chức quản lý kinh tế cấp xã từ nguồn nhân sự bổ nhiệm và tuổi bổ nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự được quy định, cụ thể như sau:

- Nhân sự bổ nhiệm, được giới thiệu bổ nhiệm phải có trong quy hoạch chức danh dự kiến bổ nhiệm; trường hợp cần thiết được chọn nhân sự trong quy hoạch các chức danh tương đương nhưng phải được cấp có thẩm

quyền phê duyệt quy hoạch đồng ý.

- Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu vị trí lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng yêu cầu về độ tuổi bổ nhiệm theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước, các điều kiện, tiêu chuẩn quy định.

Cùng với đó, cần gắn đào tạo, bồi dưỡng với bố trí sử dụng cán bộ trẻ sau đào tạo phù hợp với chuyên môn nhiệm vụ, tạo động lực, cơ chế để cán bộ trẻ phát huy hết năng lực của bản thân. Cùng với đó việc rà soát, đánh giá đúng trình độ của đội ngũ cán bộ, xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

Mặt khác, cần thực hiện thường xuyên việc rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những trường hợp cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; giới thiệu những cán bộ trẻ có năng lực, triển vọng phát triển bổ sung vào quy hoạch cấp ủy các cấp. Đặc biệt, việc đánh giá cán bộ phải được thực hiện thường xuyên, đa chiều, nhằm phát hiện, lựa chọn đúng cán bộ có đủ trình độ, năng lực, tư duy, sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, đảm nhận các vị trí phù hợp; đồng thời mạnh dạn thay thế những cán bộ không đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ...

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 73 - 74)