Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 60 - 63)

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã là vấn đề cơ bản, cấp thiết và là khâu then chốt trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ. Bởi vì, thực trạng kiến thức, trình độ, năng lực, kinh nghiệm của một bộ phận không nhỏ đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng, phức tạp của tình hình nhiệm vụ. Thực tiễn đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực cho đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Đây là giải pháp then chốt trong nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã.

Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, kiến thức Nhà nước. Trong những năm qua, phòng Nội vụ huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu cho UBND huyện tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về pháp luật và cải cách hành chính cho công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Qua đó, đã góp phần nâng cao hiểu biết kiến thức pháp luật và cải cách hành chính Nhà nước, nâng

cao năng lực quản lý, điều hành và phương pháp xử lý, giải quyết tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và trong công việc thường ngày ở địa phương, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở cấp xã và góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh.

- Xác định đúng kế hoạch đào tạo, chuẩn hoá chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã.

Tổ chức đào tạo cơ bản đối với đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã phải thiết thực, phù hợp; chú trọng rèn luyện cả phẩm chất và kiến thức, năng lực, cả lý luận và thực tiễn; bồi dưỡng cập nhật kiến thức cơ bản và hướng dẫn kĩ năng thực hành. Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cả kiến thức lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý kinh tế, công tác xây dựng Đảng, về tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra. Đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng những công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã trở thành những chuyên gia giỏi.

Căn cứ vào khả năng của mỗi xã, thị trấn cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã được cử đi đào tạo ở các nhà trường. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã thông qua hoạt động thực tiễn tại cơ sở. Cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng những đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã thuộc diện nguồn quy hoạch.

- Đa dạng hoá phương thức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã

Phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã cần đa dạng, phong phú. Kết hợp đào tạo tại trường, lớp

với đào tạo, bồi dưỡng tại chức, cấp trên bồi dưỡng cấp dưới, thông qua việc sắp xếp, bố trí, luân chuyển thông qua việc học tập, rèn luyện trong thực tiễn công tác. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã thông qua hoạt động thực tiễn tại cơ sở.

Từ bảng 2.7 cho thấy, 100,00% đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã học tập quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hàng năm. 100,00% đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã tập huấn bài học chính trị. Có 92,86% đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ. Có 85,71% đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã tham gia lớp tập huấn kỹ năng.

Bảng 2.7. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý Nhà

nước về kinh tế cấp xã năm 2019

STT Nội dung

Bí thư đoàn

Cán bộ (người) Tỷ lệ (%)

1 Học tập quán triệt Nghị quyết,

Chỉ thị của Đảng các cấp, 14 100,00

2 Tập huấn bài học chính trị 14 100,00

3 Tập huấn nghiệp vụ 13 92,86

4 Tập huấn kỹ năng 12 85,71

Nguồn: UBND huyện Lương Tài (2019) Vì vậy, đề cao trách nhiệm của mỗi công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã trong tự học tập, tự tu dưỡng rèn luyện. Bởi lẽ sự quan tâm chăm lo của cấp uỷ, cán bộ chủ trì chỉ tạo ra những điều kiện, môi trường thuận lợi để mỗi người phấn đấu rèn luyện. Sự nỗ lực chủ quan của công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã là yếu tố trực tiếp quyết định sự phát triển hoàn thiện phẩm chất, năng lực của mỗi người. Chính vì vậy phải có những biện pháp hữu hiệu để đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Trên cơ sở tiêu chuẩn, quy hoạch

và chức trách, nhiệm vụ của mỗi người, từng công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã phải xây dựng kế hoạch phấn đấu của mình.

Mỗi công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã phải nhận thức sâu sắc, học tập là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ. Vì vậy, phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Để mỗi công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu, cấp uỷ, chính quyền, cán bộ chủ trì cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ về mọi mặt.

Nhìn chung, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu. Trên cơ sở đó họ sẽ tự khẳng định mình, củng cố niềm tin và đề cao trách nhiệm để thực hiện tốt kế hoạch cá nhân đã xác định, góp phần thiết thực vào thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Cần phải coi thái độ và lấy kết quả đào tạo, bồi dưỡng, học tập rèn luyện là một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt, bổ nhiệm công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã. Có chế độ chính sách, kinh phí hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã đang đào tạo ở các nhà trường. Có chế độ khuyến khích và bắt buộc công chức quản lý Nhà nước về kinh tế cấp xã tự học, tự nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP XÃ Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 60 - 63)